15 câu nói của chồng khiến vợ “nổi điên”
Rất nhiều câu nói của các đức lang quân khiến vợ phát điên phát rồ và nếu người vợ nào phải nghe quá nhiều, mối quan hệ vợ chồng họ dễ rơi vào tình trạng lung lay.
1. “Chiếc váy đó mà em cũng mặc được ư?”
Câu nói này thực chất là lời chê bai về chiếc váy không phù hợp với vợ nhưng nó lại thể hiện thái độ dè bỉu, có chút khinh thường của người chồng về gu thẩm mĩ của vợ.
Vợ muốn nghe: “Em sẽ quyến rũ hơn nhiều nếu mặc chiếc váy tuần trước anh đã nhìn thấy đấy!”.
2. “Cả ngày nay em đã làm cái quái gì thế?”
Nghe câu nói này, hẳn người vợ nào cũng muốn “tăng xông” bởi thời gian ở nhà, họ đã phải ngập chìm trong một núi việc mà chồng không hiểu, không cảm thông còn cằn nhằn và nghĩ mình ăn chơi cả ngày.
Vợ muốn nghe: “Chắc hẳn lũ trẻ đã khiến em mệt nhoài rồi. Để anh lấy cho em một cốc nước mát nhé!”.
3. “Mẹ anh không bao giờ làm như em!”
Có một sự so sánh rõ ràng của người chồng về vợ mà mẹ đẻ của anh ấy. Và trong câu nói đó chứa đựng hàm ý không bằng lòng của chồng về cách mà vợ làm. Với họ, mọi thứ mẹ mình làm mới là đúng nhất.
Vợ muốn nghe: “Em làm cái này tốt hơn mẹ rất nhiều đấy, nhưng đừng dại mà xui mẹ nhé!”.
4. “Em nên ở nhà trông con đi!”
Mong muốn được ra ngoài “đổi gió” của nhiều người vợ vừa nhen nhóm thì đã bị đức lang quân dập tắt hy vọng bằng câu nói trên.
Vợ muốn nghe: “Chắc em ở nhà nhiều đã chán lắm rồi. Em muốn đi đâu để anh đưa đi?”.
5. “Anh đã đi làm cả ngày rồi đấy!”
Khi người vợ nhờ vả một việc gì đó, không ít ông chồng tỏ ra khó chịu và đáp lại bằng một câu nói đầy hậm hực như thế. Nhận được câu trả lời này, chắc hẳn người vợ nào cũng khó tránh khỏi sự tức giận.
Vợ muốn nghe: “Anh có thể giúp gì cho em?”
6. “Anh là người kiếm tiền nên anh có quyền quyết định đồng tiền đó chi tiêu vào việc gì”
Video đang HOT
Mâu thuẫn tiền nong luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm của mọi gia đình. Nếu người vợ không được tự quyết định chuyện kinh tế trong nhà, hơn thế nữa, họ còn bị chồng nói một cách áp đặt như trên, chắc chắn họ sẽ cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng vì tiếng nói của mình về chuyện tiền bạc không có trọng lượng.
Vợ muốn nghe: “Tiền anh cũng là tiền em mà. Anh kiếm được bao nhiêu cũng chỉ để chăm sóc em và các con được tốt nhất”.
7. “Bạn anh sẽ qua đêm ở nhà mình. Em nhớ chuẩn bị mọi thứ chu đáo nhé!”
Chồng đưa bạn về nhà là chuyện bình thường nhưng sẽ chẳng bà vợ nào thích đám bạn của chồng tụ tập qua đêm ở nhà mình, trong khi mình phải trở thành người phục vụ họ một cách nhiệt tình. Bởi thế, thông báo trên giống như “tiếng sét ngang tai” không người vợ nào muốn nghe.
Vợ muốn nghe: “Bọn anh sẽ không làm ồn đâu. Em cứ ngủ đi, anh sẽ tự phục vụ”.
Ảnh minh họa.
8. “Chăm con là bổn phận của em, em tự giải quyết đi”
Câu nói này thường xuất hiện trong tình huống người vợ nhờ chồng làm việc gì đó cho con như thay quần áo, trông con, dỗ con nín khóc… Không ít ông chồng đã né tránh việc chăm con bằng cách đổ hết trách nhiệm cho vợ.
Vợ muốn nghe: “Có lẽ chúng ta phải ngồi lại để tìm cách dạy dỗ bọn trẻ thống nhất mới được, đúng không em?”.
9. “Chỉ có anh mới được quyền quyết định”
Chắc chắn chẳng người vợ nào muốn nghe sự áp đặt của chồng như thế cả.
Vợ muốn nghe: “Anh tôn trọng mọi ý kiến của em, thế nên chúng ta sẽ phải bàn về chuyện này đến khi đưa ra được quyết định thống nhất”.
10. “Em quá may mắn khi lấy được anh”
Một số đức lang quân luôn nuôi dưỡng suy nghĩ mình hơn vợ về mọi mặt nên người lấy được mình quả là người may mắn nhất. Nghĩ và nói ra điều này, người chồng sẽ khiến vợ phát điên phát rồ vì trong cuộc sống vợ chồng, chẳng ai là người may mắn hơn ai cả.
Vợ muốn nghe: “Lấy em chính là may mắn lớn nhất cuộc đời anh!”.
11. “Mới khó khăn tí mà em đã không biết giải quyết thì sau này làm được gì?”
Người vợ nào cũng mong được chồng giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất. Điều đó thể hiện sự quan tâm và gắn kết tình cảm vợ chồng hơn. Bởi vậy, khi nghe chồng chỉ trích như trên, phụ nữ sẽ vừa cảm thấy bị tổn thương, vừa bị xúc phạm.
Vợ muốn nghe: “Hình như em đang gặp rắc rối chuyện gì đó. Hãy nói anh nghe xem!”.
12. “Bao giờ thì anh được ăn tối đây? Em định cho anh chết đói à?”
Phụ nữ cho rằng người chồng nói ra câu này là người không biết thông cảm với sự bận rộn và vất vả của vợ. Chính bởi vô tâm như thế nên câu nói trên dễ khiến các bà vợ phát rồ.
Vợ muốn nghe: “Chắc hẳn bọn trẻ đã ‘hành’ em không ít. Để anh đi nấu ăn hay gọi đồ ăn nhanh nhé”.
13. “Anh mới nhận được một khoản tiền thưởng, anh sẽ đổi xe của anh”
Sở dĩ các bà vợ phát điên phát rồ khi chồng thông báo điều này là bởi họ có cảm giác chồng không muốn chia sẻ những thành quả đạt được với mình. Trong cách nhìn của người vợ, có một sự ích kỷ tồn tại trong quyết định trên của chồng.
Vợ muốn nghe: “Vợ chồng mình sẽ làm gì với khoản tiền thưởng của anh nhỉ?”
14. “Tất/quần/điện thoại/cặp xách/đồng hồ… của anh đâu?”
Đàn ông là “chúa” thiếu ngăn nắp nhưng khi không tìm thấy món đồ gì, họ chỉ liên tục hỏi vợ. Điều đó khiến vợ phát điên vì không thể kiểm soát tất cả đồ đạc của chồng, hơn nữa người vợ cũng không phải người cần chịu trách nhiệm với lối sống lộn xộn kia của chồng.
Vợ muốn nghe: “Hình như anh đã để điện thoại/quần/tất… không đúng chỗ. Em có nhìn thấy chúng ở đâu không nhỉ?
15. “Mang cho anh cốc nước/Lấy cho anh cái bánh mì nhá!”
Nếu người vợ nghe chồng ra lệnh như trên trong bộ dạng đang co chân lên ghế chơi game hoặc nằm dài trên sofa xem tivi thì hẳn sẽ không người vợ nào kiềm chế được cơn tức giận. Phụ nữ cho rằng mình không phải ô sin trong nhà nên không có nghĩa vụ phục vụ chồng mọi lúc mọi nơi.
Vợ muốn nghe: “Vợ muốn ăn/uống gì để chồng làm cho!”.
Theo VNE
Bị cả gia đình chồng lừa, tôi phát điên
Họ đánh bạc, làm tình, vui chơi với nhau. Còn anh ta có lấy ai đi nữa, chị này cũng chẳng quan tâm. Thậm chí có vợ rồi, anh ta vẫn tiếp tục đi với gái. Vậy thì có vợ cũng chẳng khác gì.
Các anh chị kính mến!
Tôi đang trong những ngày suy sụp và đau đớn nhất của cuộc đời. Lắm lúc nghĩ quẩn, tôi muốn nhảy sông tự tử luôn cho rồi. Cuộc đời một người phụ nữ, có lẽ hạnh phúc nhất khi được dành thời gian để vun vén và xây đắp một mái ấm gia đình. Và rồi, khi mất đi tất cả, thì cuộc đời coi như bỏ. Tôi là như vậy đó. Còn gì đâu...
Tôi năm nay 36 tuổi, đang làm giám đốc một công ty. Công việc không đến nỗi tồi, tôi có thể kiếm được những hợp đồng vài tỷ đồng mỗi tháng. Tôi có những mối quan hệ tốt, và tôi có thể giúp được rất nhiều người có công ăn việc làm từ những mối quan hệ đó. Và thế là tôi có tiền. Tôi là con một gia đình lao động, nên từ nhỏ bố tôi đã dạy tôi phải biết tiết kiệm, chắt chiu. Tiếng là người Hà Nội gốc, nhưng ba chị em tôi sống như những cô gái quê chất phác. Không biết những thú vui son phấn, từ nhỏ tới lớn chúng tôi đã biết cách dành dúm tiền nhỏ thành tiền lớn, tiền lớn thành lớn hơn. Sau đó mua sắm đồ đạc, bày biện kinh doanh... Có thể nói, chính tính căn cơ đó đã giúp gia đình tôi bớt nghèo và chị em tôi bắt đầu có được sự tích lũy cần thiết cho cuôc sống.
Tôi từng tốt nghiệp ngành báo chí, sau đó đi làm tại đài truyền hình, rồi vì cảm thấy mình không thể sống nghèo cam chịu, nên tôi quyết định chuyển hướng qua làm quảng cáo, tổ chức sự kiện và truyền thông. Chính trong môi trường này tôi đã gặp và quen người đàn ông đầu tiên. Chúng tôi đã dự tính làm đám cưới năm tôi 28 tuổi. Nhưng một việc không may xảy ra là khi tôi tham gia vào các chương trình quảng cáo, tôi phải đi uống bia rượu nhiều. Và trong môi trường la đà đó, tôi đã bị sa ngã vào vòng tay một người đàn ông quá hấp dẫn.
Tôi không phủ nhận rằng mình cũng có những tính không tốt, tôi đã quen với việc ỡm ờ lả lơi với đàn ông. Nhưng đó phải là những người đàn ông khiến tôi khâm phục. Còn lại, tôi luôn muốn giữ cho mình một khoảng trời riêng, muốn giữ cho mình một gia đình yên ấm. Sau sự cố đó, đám cưới của tôi đã bị hủy. Tôi chịu một tiếng xấu trời định, không thể thanh minh được. Quả tình, trong trường hợp này, tôi đã sai. Đó là lý do tôi quyết định rời khỏi môi trường quảng cáo truyền thông một thời gian.
Tôi vào TP.Hồ Chí Minh, làm giám đốc điều hành cho một công ty phân phối sản phẩm làm đẹp. Đây là một công ty gia đình, gốc miền Trung, họ luôn muốn tạo ra vỏ ngoài hoàn hào. Tôi về làm giám đốc điều hành, thực chất như trợ lý của vị giám đốc chính. Cũng không sao, tôi đang cần thoát ra khỏi những sự cố ngớ ngẩn của mình và làm lại cuộc sống mới, trước khi bố tôi có thể chết vì xấu hổ và nhục nhã bởi cái tiếng có con gái hư. Bố tôi luôn rất sĩ diện, ông không bao giờ chấp nhận được sự thật là con gái mình cũng phải sống như biết bao cô gái khác, bươn chải mọi đường mới có miếng cơm ăn. Ông tự hào về truyền thống "rách cho thơm" của gia đình mình. Lắm khi nghĩ về những điều này tôi thấy mệt. Nhưng bản tính khó dời, không thay đổi được nua, làm con thì đành cố mà chiều.
Làm cùng với vị giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, tôi gần như người chủ, phải giải quyết hết mọi việc ở cái công ty mà mọi người quen làm việc với nhau theo kiểu gia đình. Nhưng bù lại, tôi có thể nắm rõ được mọi công đoạn của một công ty. Tôi nghĩ, nếu đã thạo việc ở công ty này rồi thì đi bất cứ đâu tôi cũng có thể thích nghi được. Tôi cũng nhận ra những người trong công ty này không ưa tôi nhưng đều rất cần tôi. Nếu họ vắng tôi, mọi thứ sẽ nhiễu loạn. Mỗi năm tôi đem về cho công ty một khoản tiền lời không nhỏ, nhưng tiền lương không tăng. Bạn hỏi vì sao tôi không đòi tăng lương khi phải làm một "ma ma đại tổng quản"? Đúng, tôi lẽ ra nhận được nhiều thứ hơn thế. Nhưng chỉ đơn giản một điều, tôi là đứa con gái ngu ngốc, khi yêu là bị lãng quên lý trí.
Vị giám đốc đã móc nối tôi với anh trai của anh ấy, một người đàn ông bỏ vợ và có 3 đứa con. Anh ta làm kỹ sư ở California. Tôi nhanh chóng làm quen và cảm thấy rất hợp với người đàn ông này, về cách nói chuyện cho đến cả những sở thích. Chúng tôi yêu nhau và hứa hẹn với nhau rất nhiều điều. Đó là lý do vì sao tôi gắn bó với công ty này, mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Tôi thậm chí còn chăm lo cho cả đại gia đình anh như một cô dâu cả gương mẫu. Đại gia đình đó bao gồm bố mẹ anh, và 10 anh chị em, trong đó có 3 người ở Mỹ, 4 người ở miền Trung và 3 người ở TP.Hồ Chí Minh. Tôi chăm lo gửi từng món quà, gửi từng món tiền cho người nhà của họ mỗi khi có việc. Thậm chí ngày giỗ chạp hay ngày Tết, tôi đều lo lắng trước cho gia đình anh rồi mới nghĩ đến gia đình mình.
Bố tôi nói, như vậy là tốt, vì làm phụ nữ phải biết lo chu toàn mọi bề. Tôi quen với việc lo lắng cho người khác mà quên mất rằng mình đã đi qua thời xuân trẻ. Ngoảnh đi ngoảnh lại, tôi đã ba mươi lăm. Cuộc đời người đàn bà như một mớ bòng bong, khi đi qua hoạn nạn rồi quay lại chỉ còn cái xác héo. Giờ tôi có chút tươi tỉnh của tình yêu và hy vọng, tôi nói với anh ấy chúng mình phải cưới nhau.
Anh nói anh rất yêu tôi, nhưng lấy gì để cưới? Anh lương kỹ sư, phải đóng thuế, nuôi 3 đứa con, nhà vẫn đi thuê. Dường như không có khoản dư nào cả. Ở Mỹ là thế, không phải cứ ở Mỹ là giàu có. Thật khó hình dung nổi, anh chạy một cái xe hơi mà nó chảy dầu khét lẹt và móp hết cả đuôi. Tôi hỏi anh, thực sự anh bán cái xe đó được bao nhiêu tiền? Anh nói, chỉ được 500 đô la. Tôi hoảng quá, gửi cho anh gần chục ngàn đô la để mua xe hơi mới. Và từ đó, tôi và anh bắt đầu tính chuyện làm thẻ xanh để tôi qua Mỹ định cư.
Đầu năm 2012, chúng tôi quyết định làm đám cưới. Tôi đã lo tất cả mọi thứ, kể cả rút toàn bộ tiền trong tài khoản mà mình có để gửi cho anh mua nhà ở Mỹ, để chúng tôi có thể an cư. Tôi cũng tính sẽ chăm lo cho ba đứa con anh như một người mẹ thực sự. Tính tôi rất dứt khoát, khi đã quyết định rời bỏ môi trường quảng cáo, tôi muốn thu mình lại và lo chu toàn cho gia đình. Khi tôi quyết định kết hôn nghĩa là tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi thứ để lo cho gia đình. Không dây dưa với quá khứ. Cũng vì nghĩ cho gia đình chồng, nên tôi đã dùng sổ đỏ căn nhà của mình ở Sài Gòn đi vay ngân hàng để có thêm vốn cho công ty của em chồng chèo chống qua khó khăn suy thoái kinh tế. Tôi sẵn sàng "nhập cuộc" làm dâu...
Nhưng, đúng vào lúc tôi đám cưới, có một sự cố xảy ra. Đó là một phụ nữ từ Mỹ gọi về cho tôi. Cô ta nói cô ta sẽ tự tử nếu chồng sắp cưới của tôi làm đám cưới. Cô ấy đã yêu anh 3 năm rồi. Lần nào cô ấy tính bỏ đi anh cũng nài nỉ. Và hơn thế, cô ấy đã từng có thai và anh ép bỏ. Mọi thứ cứ rối bùng nhùng. Tôi hỏi chồng tôi, anh nói đó là chuyện quá khứ và anh giải quyết được. Bạn bè tôi biết chuyện đều khuyên tôi không nên tiếp tục vì sẽ chỉ gặp khổ đau. Nhưng ở vào vị trí của tôi, sau nhiều sóng gió, trước ngưỡng của đám cưới, tôi không đủ sức dừng lại. Tôi nghe lời chồng giải thích, lại cố gắng gây niềm tin, bỏ qua và bước tiếp.
Cưới nhau xong, anh quay lại Mỹ, tôi ở Việt Nam để thu xếp mọi việc. Tôi quên chưa nói rõ là trong thời gian 5 năm yêu nhau, tôi vừa làm điều hành cho công ty của em chồng vừa gây dựng một công ty nhỏ về phát triển thương hiệu nông sản mang tên anh. Mục đích là tôi muốn anh sẽ về Việt Nam phụ tôi làm ăn. Nhưng khi anh không đồng ý, thì tôi chấp nhận sẽ thu dọn công ty và qua Mỹ. Tôi đã chấp nhận mọi thứ, chỉ mong có một gia đình bình an.
Nhưng tôi không ngờ cuộc đời khốn nạn với tôi thêm một lần nữa.
Khi tôi qua Mỹ, tôi mới ngã ngửa ra rằng, anh vẫn đang sống cùng một cô chủ tiệm nail, điều này tôi không hề hay biết. Những đứa con của anh giải thích chuyện ba nó thường xuyên không ăn tối ở nhà. Đứa lớn con anh đã 12 tuổi, nói rằng ba nó đi làm về là đến nhà người đàn bà đó. Họ sống với nhau, đến khuya ba nó mới về lại nhà và sáng hôm sau mọi chuyện lại như cũ. Tôi đau khổ vật vã, tìm hiểu mọi chuyện cho ra nhẽ. Cô chủ tiệm nail điềm nhiên nói với tôi, thục sự cô không coi chồng tôi làm gì ghê gớm. Chẳng qua chỉ là người bạn tình và cuối tuần cùng nhau đi đánh bạc mà thôi. Họ đánh bác, làm tình, vui chơi với nhau. Còn anh ta có lấy ai đi nữa, chị này cũng chẳng quan tâm. Thậm chí có vợ rồi, anh ta vẫn tiếp tục đi với gái. Vậy thì có vợ cũng chẳng khác gì. Tôi chợt nhận ra rằng, chỉ có những con ngu như tôi mới đặt niềm tin một cách đơn sơ như vậy vào một người ở xa mình đến nửa vòng trái đất. Tôi khóc suốt một tuần lễ, rồi tôi mua vé máy bay, gửi lại đơn ly dị, chào tạm biệt.
Về nước, tôi không thể ngờ cả gia đình chồng tôi đã quay lưng với tôi. Họ đã không cho tôi quay lại làm việc, cũng quyết định quỵt luôn số tiền tôi vay nợ giúp. Tôi chợt nhận ra mình đã là con sen người ở cho gia đình họ suốt hơn 5 năm trời. Và họ đã tạo ra một vở kịch hoàn hảo đến mức, giờ này tôi chẳng còn gì để mất.
Tôi thực sự phát điên!
Theo VNE
Người đàn ông yếu đuối Vợ bảo đi chơi với nhóm bạn gái, nhưng nhìn cái cách vợ ăn mặc chăm chút, trang điểm đậm hơn thường ngày, vuốt lại từng lọn tóc một cách kỹ lưỡng, tôi nghi vợ hẹn hò với ai đó. Giật điện thoại trên tay vợ, tôi quyết tìm bằng chứng, nhưng vợ lạnh lùng: "Em nghĩ anh không nên xem tin nhắn...