15 cảnh quan ‘thiên đường’ đẹp đến khó tin trên thế giới
Bờ biển phát sáng, sấm sét núi lửa… là những khung cảnh đẹp đến mức khiến bạn ngỡ ngàng không tin rằng chúng tồn tại trong thực tế.
Sấm sét núi lửa
Sấm sét núi lửa là một hiện tượng thời tiết khi sét được tạo ra từ các đám mây bụi phun ra từ miệng núi lửa.
Một nghiên cứu trên tạp chí Science chỉ ra rằng điện tích được tạo ra khi các mảnh đá, tro, và các hạt băng trong một các đám mây bụi va chạm và tạo ra tĩnh điện. Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc sấm sét núi lửa ngoạn mục ở ngọn núi Sakurajima (Nhật Bản) vào tháng 2/2013.
Bong bóng khí đóng băng ở hồ Abraham, Canada
Hồ Abraham là một hồ nước nhân tạo trên sông Saskatchewan ở miền tây Alberta, Canada. Hồ được tạo ra vào năm 1972 trong quá trình xây dựng đập Bighorn.
Đây là nơi diễn ra hiện tượng thiên nhiên hiếm hoi khi các bong bóng nước đông lạnh ngay bên dưới mặt hồ. Chúng thường được gọi là bong bóng băng hoặc bong bóng đông lạnh.
Suối tự nhiên dưới lòng đất ở Mexico
Suối tự nhiên dưới lòng đất ở Mexico là một trong những kỳ quan thiên nhiên ở Mexico. Đây thực chất là một hồ nước ngầm, được hình thành bởi sự trồi sụt của đất đá tạo nên một khoảng không tựa như một hang động.
Khi có ánh sáng mặt trời, nơi đây như một ốc đảo xanh với hệ động thực vật phát triển khá tốt.
Hang động pha lê khổng lồ ở Nacia, Mexico
Video đang HOT
Hang đá chứa những tinh thể khổng lồ trong suốt như pha lê ở Nacia, Mexico được một nhóm thợ mỏ phát hiện vào năm 2000 với nhiều khối tinh thể tự nhiên khổng lồ chưa từng được tìm thấy trong bất kỳ các hang động ngầm trên thế giới.
Những con sóng ở bờ biển Vaadhoo, Malpes có màu xanh lam với các hạt lấp lánh như các ngôi sao trên trời vào ban đêm được cho là nhờ ánh sáng sinh học từ các loài vi sinh vật biển, tiêu biểu như các loại thực vật phù du.
Cánh đồng muối tự nhiên lớn nhất thế giới ở Bolovia với tên gọi Salar de Uyuni được hình thành do sự vận động của vỏ trái đất. Hồ được bao phủ một lớp vỏ nước muối dày vài mét, có độ phẳng và trong suốt đặt biệt.
Trong những tháng mùa đông, khu vực này hoàn toàn khô ráo. Tuy nhiên, khi mùa hè đến, cánh đồng lại ngập nước, biến khu vực này giống một chiếc gương soi khổng lồ.
Cột ánh sáng trên bầu trời Moscow
Cột ánh sáng xuất hiện trên bầu trời nước Nga là hiện tượng quang học được hình thành bởi sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời hoặc ánh trăng lên các tinh thể băng hiện diện trong bầu khí quyển trái đất.
Luồng ánh sáng thẳng đứng song song trông giống như những cột mỏng kéo dài đến chân trời.
Đài phun nước muối tự nhiên ở biển Oregon, Mỹ
Sự lưu chuyển mạnh mẽ của các đợt thủy triều, kết hợp với địa hình phức tạp tạo nên những đài phun nước muối tự nhiên cực độc đáo ở ngoài khơi bờ biển Oregon, Mỹ.
Theo iOne
12 cảnh tượng thần tiên ngỡ chỉ trong phim ảnh
Những khung cảnh có thật 100% song khi đặt chân đến, bạn sẽ tưởng rằng mình đang lạc vào một bộ phim khoa học viễn tưởng.
Salar de Uyuni hay Salar de Tunupa là tên của cánh đồng muối lớn nhất thế giới nằm tại Bolivia. Hồ muối cạn này có diện tích 10.582 km2, gần dãy Andes với độ cao 3.650 mét. Trong mùa mưa, mặt hồ muối lớn nhất thế giới trở thành gương phản xạ lớn tương ứng. Salar được tạo ra khi một số hồ thời tiền sử nhập thành một chiếc hồ khổng lồ.
Núi Tianzi, Trung Quốc là những ngọn núi độc đáo cao và lạ, được đạo diễn James Cameron sử dụng trong phim Avatar. Được hình thành trên dưới 380 triệu năm trước, đến nay chỉ còn lại những cột đá đàn hồi. Một số cột đá cao hơn 4.000 mét so với mực nước biển.
Đây là những tán cây khổng lồ bao phủ trong tuyết và băng, được mệnh danh là những lính canh ở Bắc cực. Nhiệt độ ở đây từ -40 độ cho đến -15 độ, hiện tượng này chỉ xảy ra vào mùa đông ở phía bắc đất nước Phần Lan
Hang động Reed Flute, Trung Quốc dài 240 mét là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của Trung Quốc trong hơn 1.200 năm qua. Cột thạch nhũ đẹp, măng đá rũ, cột màu sắc đều được tạo ra thông qua những luồng nước xói mòn theo thời gian.
Hang động băng tuyết Skaftafell, Ireland đượci được hình thành từ dòng sông băng tan chảy. Khi nước chảy một lỗ vào sông băng, những khúc uốn quanh sẽ bao phủ chặt chẽ, xuất hiện ít bọt khí và hấp thụ tất cả ánh sáng, khiến bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy màu xanh tuyệt đẹp như trên.
Hẻm núi Antelope, Arizona, Mỹ được hình thành từ 1 triệu năm trước. Những khe hẹp cho ánh sáng xuyên vào khiến chúng phản chiếu nhiều màu sắc khác nhau.
Thác Bigar, cộng hòa Romania cao 8 mét, được mệnh danh là một trong số những thác nước đẹp nhất trên thế giới khi hình thành từ những ngọn núi nhỏ chứ không phải thắng cảnh hùng vĩ.
Zhangye Danxia, Cam Túc, Trung Quốc với thời gian hình thành 24 triệu năm tạo nên những thành đá kết tinh của sa thạch đỏ và màu khoáng sản. Bề mặt của những ngọn núi đá này mang đến người xem một khung cảnh nhiều màu sắc đến kinh ngạc.
Hang ở Waitomo, New Zealand có hàng ngàn con đom đóm nhỏ đu lên trần nhà và tỏa một thứ ánh sáng phát quang. Mọi người đến đây đều tưởng mình đang du ngoạn trong một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng sự thật đây là kiệt tác của tự nhiên.
Hồ Hillier, Australia có màu hồng được tạo ra bởi tảo và vi khuẩn trong nước. Mặc dù màu sắc kỳ lạ, hồ dường như không có bất kỳ tác hại nào đối với con người hoặc động vật hoang dã địa phương.
Trải qua hàng triệu năm, các suối khoáng nóng trong Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm nên một cảnh quan siêu đẹp. Trông giống như những bậc thang được làm bằng băngtuyết, song ở đây du khách có thể mặc bikini theo thời tiết quanh năm. Mặt đất chỉ được bọc trong đá vôi trắng và không gây hại con người.
Khoảng 50 đến 60 triệu năm trước, hoạt động núi lửa dữ dội trong khu vực Bắc Ireland đã hình thành một vùng đất gần giống cao nguyên nham chạch. Dần dần theo thời gian, những vết tích này tạo nên dấu ấn rất riêng khiến người ta có thể tưởng nhầm là nhân tạo.
Theo iOne
Cánh đồng muối Uyuni qua ống kính người Việt Nằm gần dãy núi Andes, Salar de Uyuni sở hữu vẻ đẹp khó nơi nào có được. Salar de Uyuni như một chiếc gương khổng lồ, phản chiếu bầu trời xanh thẳm, những cuộn mây trắng như bông, nằm trên độ cao gần 4.000 mét so với mặt nước biển. Chúng tôi dừng tại "nghĩa địa xe lửa", cách thị trấn khoảng 3...