15 bộ phim kinh dị từng được Oscar vinh danh
Các phim kinh dị vốn không được Viện hàn lâm Hoa Kỳ ưu ái, nhưng cũng có không ít tác phẩm thuộc thể loại này tạo ra được sự khác biệt.
Dr. Jekyll and Mr. Hyde (1931): Đây là bộ phim kinh dị đầu tiên từng giành tượng vàng Oscar. Tác phẩm ghi dấu ấn nhờ cảnh biến chuyển từ tiến sĩ Jekyll sang quái vật Hyde hết sức mới mẻ tại thời điểm bấy giờ. Thậm chí, phải tới khi đạo diễn Rouben Mamoulian tiết lộ những bí mật hậu trường, khán giả mới biết được ông đã thực hiện cảnh quay ấy ra sao. Tài tử Fredric March của phim này cùng với Wallace Beery của phim The Champ đều được vinh danh là Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, lần duy nhất trong lịch sử hạng mục này có hai người chiến thắng.
What Ever Happened to Baby Jane? (1962): Bộ phim kể lại câu chuyện đầy ám ảnh giữa hai chị em Blanche và &’Baby’ Jane Hudson. Quy tụ hai kiều nữ hàng đầu của thập niên 1960 là Bette Davis và Joan Crawford, nhưng What Ever Happened to Baby Jane? chỉ giành một chiến thắng duy nhất tại hạng mục Thiết kế phục trang đen-trắng xuất sắc nhất của Oscar.
Rosemary’s Baby (1968): Dù ra đời từ gần nửa thế kỷ trước nhưng tác phẩm kinh dị của đạo diễn lừng danh Roman Polanski vẫn có sức sống mãnh liệt tới tận ngày nay. Khi một đôi vợ chồng trẻ chuyển tới ngôi nhà mới, người vợ bỗng nhiên mang thai một cách kỳ quái và nhiều sự kiện không thể giải thích cứ thế xảy ra khi cô đang mang thai. Được giới phê bình đánh giá cao, song Rosemary’s Baby chỉ nhận được hai đề cử Oscar, và có chiến thắng duy nhất tại hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Ruth Gordon.
The Exorcist (1973): Đây là tựa phim kinh dị nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh nhân loại, kéo theo vô số các phần tiếp theo, làm lại, ăn theo sau này. Viện hàn lâm tỏ ra rất hứng thú với The Exorcist, dành cho bộ phim tổng cộng 9 đề cử Oscar, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng như Phim truyện, Đạo diễn, Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Dù chỉ chiến thắng tại hai hạng mục Kịch bản chuyển thể và Âm thanh xuất sắc nhất, nhưng The Exorcistthường được ghi nhận là bộ phim kinh dị thuần túy đầu tiên được nhận đề cử Phim truyện xuất sắc nhất.
Jaws (1975): Được đạo diễn Steven Spielberg trình làng vào năm 1975, Jaws mau chóng được xếp vào hàng các tác phẩm điện ảnh kinh điển khi khiến nhiều khán giả thời đó không dám xuống tắm biển bởi những con cá mập trắng.Jaws có được ba tượng vàng Oscar tại lần lượt các hạng mục Dựng phim, Nhạc nền trong phim và Âm thanh xuất sắc nhất.
The Omen (1976): Robert và Katherine Thorn là một đôi vợ chồng hạnh phúc, trong đó người chồng đảm nhận vị trí đại sứ Hoa Kỳ tại nước Anh. Điều duy nhất họ còn thiếu là một mụn con. Khi nhận nuôi một đứa bé có mẹ qua đời lúc sinh hạ tại bệnh viện, vợ chồng nhà Thorn không hề biết rằng đó là khởi đầu của những sự kiện kinh hoàng diễn ra sau này.The Omen nhận được nhiều lời ngợi khen từ giới phê bình, nhưng chỉ giành được một tượng vàng Oscar tại hạng mụcNhạc nền trong phim xuất sắc nhất.
An American Werewolf in London (1981): Đây là một tác phẩm kinh dị kinh điển khác trong lịch sử điện ảnh, kể lại chuyện hai du khách người Mỹ bị tấn công bởi người sói khi ghé thăm nước Anh. Tuy nhiên, các cư dân bản địa hoàn toàn phủ nhận về sự tồn tại của sinh vât này. Bộ phim đem về cho chuyên viên kỹ xảo huyền thoại Rick Baker một tượng vàng Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất.
Alien (1979) & Aliens (1986): Đây là những tác phẩm kinh điển thuộc dòng khoa học viễn tưởng pha kinh dị do các đạo diễn lừng danh Ridley Scott và James Cameron lần lượt thực hiện. Tập phim đầu tiên giành được một tượng vàng Oscar duy nhất tại hạng mục Kỹ xảo hình ảnh xuất sắc nhất; còn tập phim thứ hai nhận được tới 7 đề cử, trong đó có hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Sigourney Weaver. Song, Aliens cũng chỉ có hai lần được xướng tên tại các hạng mục Kỹ xảo hình ảnh và Dàn dựng âm thanh xuất sắc nhất.
Video đang HOT
The Fly (1986): Cũng trong năm 1986, The Fly là một tác phẩm kinh dị khác gây được tiếng vang, kể về chuyện một khoa học gia xuất sắc vô tình biến bản thân thành sinh vật lai ruồi khổng lồ sau khi ông mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong một thí nghiệm. Chỉ giành được một đề cử Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất nhưng The Fly chính là cái tên giành chiến thắng.
Beetlejuice (1988): Dù là một trong những bộ phim kinh dị hài hước hay nhất mọi thời đại, nhưng Beetlejuice của Tim Burton chỉ giành được một tượng vàng Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất. Trong suốt gần ba thập kỷ qua, vị đạo diễn từng nhiều lần bày tỏ dự định muốn thực hiện phần II của bộ phim nhưng chưa có ý tưởng nào được chuyển hóa thành hiện thực.
Misery (1990): Các tác phẩm văn học kinh dị của Stephen King là một nguồn tư liệu dồi dào dành cho các nhà làm phim tại Hollywood. Có không ít những bộ phim chuyển thể từ đây gây tiếng vang lớn mà điển hình chính là Misery. Chuyện phim bắt đầu khi một nhà văn nổi tiếng được một fan nữ giải cứu khỏi vụ tai nạn bất ngờ, nhưng đó mới chỉ là khởi điểm của những bi kịch sau này. Nhờ vai diễn đầy ám ảnh trong phim mà nữ diễn viên Kathy Bates giành được tượng vàng Oscar tại hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1991.
Silence of the Lambs (1991): Trên thực tế, The Silence of the Lambs là một tác phẩm tâm lý hình sự và tính kinh dị chỉ đóng góp một phần trong đó. Sự xuất sắc của Anthony Hopkins trong vai vị bác sĩ ăn thịt người Hannibal Lecter chính là một trong những yếu tố quyết định giúp tác phẩm giành chiến thắng vang dội tại Oscar, ám ảnh nhiều thế hệ khán giả trong suốt những năm qua. Bộ phim giành chiến thắng tại các hạng mục Phim truyện, Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính, Kịch bản chuyển thể và Đạo diễn xuất sắc nhất.
Dracula (1992): Phiên bản phim về chúa tể ma cà rồng năm 1992 do đạo diễn lừng danh Francis Ford Coppola thực hiện, quy tụ một dàn sao sáng bao gồm Keanu Reeves, Gary Oldman, Winona Ryder và Anthony Hopkins. Nhận được bốn đề cử Oscar, Dracula lên ngôi tại ba hạng mục gồm Thiết kế phục trang, Dàn dựng hiệu ứng âm thanh và Hóa trang xuất sắc nhất.
Sleepy Hollow (1999): Câu chuyện Kỵ sĩ không đầu được đạo diễn Tim Burton tái hiện một cách hết sức thành công với bộ ba diễn viên Johnny Depp, Christina Ricci và Christopher Walken. Dù nhận được ba đề cử Oscar nhưng Sleepy Hollow chỉ được xướng tên tại hạng mục Thiết kế phục trang xuất sắc nhất.
Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street (2007): Là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai thể loại kinh dị và nhạc kịch, Sweeney Tood cũng do đạo diễn Tim Burton thực hiện, với Johnny Depp trong vai gã thợ cạo đáng sợ. Bản thân tài tử nhận được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar 2008, nhưng bộ phim rốt cục chỉ giành chiến thắng tại hạng mục Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất.
Theo Zing
Những phim bom tấn bị gán với chuyện tình dục và giới tính
Loạt phim ăn khách "Frozen", "Toy Story", "The Dark Knight", "Superman"... ngoài độ hoành tráng còn dính nghi án mang đến những thông điệp "chuyện người lớn".
Frozen
Cuối năm 2013, các phòng vé trên toàn thế giới nổ tung với bộ phim hoạt hình Frozen của Disney, khiến nhiều người tin rằng hãng phim sắp sửa trải qua kỷ phục hưng thứ hai. Tính đến nay, bộ phim thu về hơn 1,2 tỷ USD, nằm trong top 5 các tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, bộ phim không thể tránh khỏi việc bị soi mói những dấu vết liên quan đến tình dục và giới tính giống như các tác phẩm trong quá khứ của Disney.
Không phải tự nhiên mà Frozen được giới LGBT hết sức ủng hộ.
Một luồng ý kiến cho rằng Frozen không chỉ đơn thuần xoay quanh tình chị em khăng khít giữa Elsa và Anna. Sức mạnh siêu nhiên với khả năng đóng băng mọi thứ của nữ hoàng Elsa là sự ẩn dụ dành cho việc đồng tính và bị cha mẹ cấm cản, xã hội xa lánh. Lời ca khúc Let It Go càng củng cố thêm cho luận điểm này và không ngạc nhiên khi bộ phimFrozen nhận được sự ủng hộ lớn đến từ giới tính thứ ba trên toàn cầu.
Toy Story
Toy Story không đơn giản khắc họa cuộc sống của những món đồ chơi, mà thực chất mang khá nhiều thông điệp ý nghĩa: tình trạng làm thuê trong xã hội, vai trò của cha mẹ đối với con cái đang tuổi vị thành niên... Nhưng với đầu óc "cao siêu" của một bộ phận khán giả thì bộ phim còn là một sự ẩn dụ về những thứ đồ chơi tình dục.
Sheriff Woody và Buzz Lightyear bị gán cho phép ẩn dụ là hai loại đồ chơi tình dục.
Luận điểm của ý kiến này đến từ mối quan hệ trung tâm giữa anh chàng cao bồi Woody và chàng phi hành gia Buzz Lightyear. Woody là món đồ chơi được yêu quý qua nhiều thế hệ chủ, nhưng đến khi Buzz xuất hiện thì cậu không còn được chú ý như trước kia. Woody được ví như một loại đồ chơi tình dục lỗi thời bị thay thế bởi một thứ khác mới mẻ hơn, có nhiều chức năng cải tiến như "rung lắc", sáng bóng.
Ngoài ra, phim còn có một vài câu thoại mang tính chất bông đùa khiến khán giả liên tưởng đến tình dục, điển hình như khi nhân vật Đầu Khoai nói rằng: "Không ai có quyền sở hữu cái miệng của vợ tôi, trừ tôi ra". Trẻ con thì nghĩ đó là câu nói của một người chồng lên tiếng bảo vệ vợ, nhưng nhiều khán giả trưởng thành sẽ có suy nghĩ "sâu xa" hơn.
Predator
Dòng phim hành động của thập niên 1980 thường xuyên bị gắn mác cổ vũ cho nhục dục khi các nhân vật nam vai u thịt bắp trong phim thường chạy hồng hộc trong các bộ trang phục kiệm vải, mồ hôi đổ ra như tắm, còn tay thì lăm lăm những khẩu súng to đùng.
Loài quái vật trong Predator được cho là ẩn dụ của căn bệnh thế kỷ AIDS.
Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng phim là Predator, có sự xuất hiện của ông hoàng Arnold Schwarzenegger. Tuy nhiên, trái với những gán ghép thông thường, con quái vật trong phim lại được cho là phép ẩn dụ cho căn bệnh AIDS, một vấn nạn đang bùng nổ trên khắp toàn cầu tại thời điểm phim ra mắt.
Trong phim, con quái vật ngoài hành tinh tồn tại như vô hình và gây ra những cái chết thảm khốc. Bất kể ai tiến đến gần loài quái thú vô hình ấy không sớm thì muộn đều cũng bỏ mạng, giống như khi người ta mắc phải căn bệnh AIDS. Đây là góc nhìn khá thú vị về một trong những bộ phim hành động đình đám bậc nhất Hollywood.
Alien
Ngay từ thời điểm ra mắt, Alien đã vướng phải nghi vấn là phép ẩn dụ cho nạn cưỡng hiếp. Hình ảnh con quái vật ngoài hành tinh bám lên thân thể nạn nhân khiến cho luồng ý kiến này hình thành. Đặc biệt nhất là cảnh con vật gớm ghiếc bám lấy mặt Kane, vươn các xúc tu của nó vào cổ họng anh, khiến bụng anh phình to rồi sinh ra một con quái vật. Cảnh phim lập tức bị coi là ám chỉ cho kết quả đau lòng đến từ những vụ cưỡng bức.
Cảnh Kane bị con quái vật ôm mặt là một trong những trường đoạn vô cùng ám ảnh củaAlien.
Sau này, nhà biên kịch của bộ phim là Dan O'Bannon từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Tôi muốn tấn công vào tiềm thức khán giả, nhất là nam giới bằng một ẩn dụ về sự cưỡng bức, mang thai ngoài ý muốn, những sự việc tưởng chừng như chỉ phụ nữ mới phải hứng chịu".
Batman
Trong suốt lịch sử 75 năm trên những trang truyện tranh và màn ảnh, chàng Hiệp sĩ bóng đêm luôn luôn bị một bộ phận khán giả đặt ra câu hỏi về giới tính. Batman, hay chàng tỷ phú Bruce Wayne, luôn có những cuộc tình thoáng qua với các mỹ nữ và dành hầu hết thời gian bên cạnh người cộng sự Robin.
Một cuốn tiểu thuyết gây ra nhiều tranh cãi mang tựa đề Erotic Lives of the Superheroes (tạm dịch: Đời sống tình dục của các siêu anh hùng) của Marco Mancassola mô tả Người Dơi là một người đồng tính luống tuổi, thích tình một đêm với các chàng trai trẻ sau khi đời sống tình dục của anh với Robin trở nên tẻ nhạt, và ngồi bên Sir Elton John trong các bữa ăn tối từ thiện.
Batman và Robin là cặp đôi dính phải nghi vấn đồng tính mạnh nhất trong lịch sử truyện tranh và phim ảnh.
Trên màn ảnh, bộ phim Batman and Robin của Joel Schumacher có lẽ là tác phẩm ủng hộ giả thuyết này hơn cả, khi bộ quần áo của Robin làm nổi bật núm vú cùng nhiều cảnh quay zoom vào hạ bộ của hai nhân vật siêu anh hùng. Bản thân tài tử George Clooney, người thủ vai Batman trong bộ phim này, từng đùa cợt rằng anh muốn nhân vật Người Dơi của mình "trông thật gay".
Spider-Man
Một tác phẩm siêu anh hùng nữa bị dính nghi vấn liên quan đến tình dục là Spider-Man của Sam Raimi. Peter Parker vốn là một anh chàng khép kín, sống gần gũi với hai người bác sau khi cha mẹ qua đời, và không giỏi lắm trong việc giao tiếp. Sau một sự cố ngoài ý muốn, anh phát hiện ra mình có khả năng tự phóng ra tơ nhện.
Chuyện Peter Parker có thể tự phóng tơ khiến khán giả liên tưởng tới chuyện khác.
Dĩ nhiên là bộ phận khán giả xăm soi không thể bỏ qua chi tiết này và cho rằng đây là ẩn dụ về giai đoạn dậy thì của một cậu bé đang trưởng thành. Trong nguyên tác truyện tranh và The Amazing Spider-Man sau này của Marc Webb, Peter Parker tạo ra một máy bắn tơ, thay vì việc cơ thể có thể tự phóng tơ như trong ba phim của Sam Raimi.
Không biết thực hư ra sao nhưng có một sự thật là bộ ba phim Người Nhện cũ của Sam Raimi có thành tích tốt hơn các phim Siêu Nhện của Marc Webb và cũng được giới phê bình đánh giá cao hơn. Đã tới lúc Siêu Nhện phải "dậy thì" chăng?
Theo Zing
Ra mắt chuyện chưa kể về ác quỷ Dracula mùa Halloween Huyền thoại về ác quỷ Dracula tiếp tục được tái hiện dưới một góc nhìn khác trong bộ phim "Dracula Untold" ra rạp mùa Halloween này. Ma cà rồng bất tử luôn là đề tài hấp dẫn của những bộ phim kinh dị, trong đó Bá Tước Dracula là huyền thoại nổi tiếng nhất trong những câu chuyện về ma cà rồng. Tuy...