141 đeo camera giám sát, người vi phạm vui vẻ nộp phạt
Tổ công tác 141 Công an Hà Nội đã bắt đầu sử dụng camera giám sát khi làm nhiệm vụ, nhiều trường hợp thắc mắc đã vui vẻ nộp phạt khi xem lại hình ảnh.
Camera giám sát sẽ được gắn trước ngực chiến sĩ 141 Công an Hà Nội.
Tối 20.7, Phòng CSGT (PC67), Công an TP.Hà Nội đã bắt đầu triển khai cho các tổ công tác 141 thí điểm sử dụng camera giám sát hành trình trong quá trình làm nhiệm vụ.
Thượng úy Nguyễn Ngọc Thuật – Đội Phó Đội Tham mưu, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, PC67 tiếp nhận 6 chiếc camera giám sát chuyên dụng do Viện Kỹ thuật Điện tử và Cơ khí nghiệp vụ, Tổng Cục Hậu cần – Kỹ Thuật (Bộ Công an) sản xuất.
Các tổ công tác 141 sẽ luân phiên sử dụng 6 chiếc camera này để đánh giá tính năng, tác dụng, ưu nhược điểm của camera từ đó Viện Kỹ thuật Điện tử và Cơ khí nghiệp sẽ có những điều chỉnh, thiết kế cho phù hợp với thực tiễn làm nhiệm vụ, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.
Nhiều người vi phạm tự giác chấp hành khi bị cảnh sát được trang bị camera giám sát ghi nhận mọi hành động bất thường.
Đánh giá về ngày đầu triển khai sử dụng camera giám sát của lực lượng 141, thượng úy Thuật cho biết, việc tổ công tác 141 được trang bị camera giám sát đã mang lại tín hiệu tích cực. Cán bộ, chiến sĩ 141 tự tin khi kiểm tra hành chính đối với người vi phạm. Bản thân người vi phạm khi bị 141 dừng xe kiểm tra, xử lý cũng tự giác chấp hành hơn. Nhiều trường hợp thắc mắc đã vui vẻ nộp phạt khi được tổ công tác cho xem lại hình ảnh vi phạm.
“Camera giúp tổ công tác 141 ghi lại những trường hợp không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, yêu cầu kiểm tra của lực lượng chức năng hoặc có hành vi chống đối, lăng mạ người thi hành công vụ… Đây là sẽ là căn cứ quan trọng để giúp cơ quan chức năng xử lý đối tượng”, thượng úy Thuật cho biết.
Video đang HOT
Chiếc camera chuyên dụng do Viện Kỹ thuật Điện tử và Cơ khí nghiệp vụ, Tổng Cục hậu Cần – Kỹ Thuật (Bộ Công an) sản xuất được thiết kế khá nhỏ gọn.
Tổ công tác Y5/141 là một trong 6 tổ công tác 141 bắt đầu thí điểm sử dụng camera giám sát để ghi nhận hình ảnh vi phạm vào tối 20.7.
Ghi nhận của PV tại chốt kiểm tra của Tổ công tác Y5/141 trên đường Láng (quận Đống Đa) tối 20.7, cán bộ chiến sĩ trong tổ công tác 141 sẽ đeo chiếc camera phía trước ngực để ghi nhận hình ảnh vi phạm của người tham gia giao thông cũng như quá trình làm việc, kiểm tra vi phạm.
Chiếc camera giám sát có kích thước khá nhỏ gọn tương đương một chiếc điện thoại di động. Chiếc camera có khá nhiều tính năng như quay video, ghi âm, và chụp ảnh.
Chiếc camera có nhiều tính năng như chụp ảnh, quay video, ghi âm.
Trao đổi với PV, cán bộ do trung tá Phạm Ngọc Hải Tổ trưởng tổ công tác Y5/141 đánh giá, camera giám sát cho chất lượng hình ảnh khá rõ nét ngay trong điều khiện ánh sáng yếu. Tính năng ghi hình hồng ngoại của chiếc camera cho phép ghi nhận hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu mà hình ảnh khá rõ nét.
Chiếc camera chuyên dụng cho phép ghi hình hồng ngoại trong điều kiện ánh sáng yếu.
“Chiếc camera hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong quá trình làm nhiệm vụ, ví dụ như những trường hợp không đội mũ bảo hiểm, khi thấy chúng tôi mới đội vào sau đó thì cự cãi mình không vi phạm. Nhưng khi xem lại hình ảnh thì họ chấp hành nộp phạt.
Ngoài ra, chiếc camera sẽ giúp chúng tôi có căn cứ đấu tranh với đối tượng mang theo ma túy khi gặp cảnh sát 141 liền ném xuống đường phi tang”, trung tá Phạm Ngọc Hải cho biết.
Theo Danviet
Chiến sỹ CSGT 'giơ chân' ngăn người vi phạm có đáng được thông cảm?
Chủ nhiệm dự án Văn hóa giao thông, giáo sư Hoàng Chương cho rằng, việc CSGT "giơ chân" có thể thông cảm được, đồng thời gay gắt lên án hành vi cố tình vi phạm.
Sự việc "CSGT giơ chân, người vi phạm ngã xuống đường" xảy ra trên phố Xã Đàn (Hà Nội) mới đây gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Xung quanh vụ việc PV báo Người đưa tin có cuộc trao đổi cùng giáo sư Hoàng Chương - Chủ nhiệm dự án Văn hóa giao thông.
Nhìn nhận xung quanh sự việc, giáo sư Hoàng Chương bày tỏ sự thông cảm đối với hành động "giơ chân" của vị CSGT, đồng thời lên án gay gắt hành vi cố tình vi phạm của cặp đôi đi xe máy.
Giáo sư Hoàng Chương cho rằng, hành vi không đội mũ bảo hiểm lại đi ngược chiều của cặp nam nữ trong vụ việc là hành vi vi phạm luật giao thông sơ đẳng không thể chấp nhận được, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông.
Giáo sư Hoàng Chương, Chủ nhiệm dự án Văn hóa giao thông: "Hành động giơ chân của CSGT có thể cảm thông được".
Theo Chủ nhiệm dự án Văn hóa giao thông, hành vi trên không chỉ là vi phạm giao thông mà còn thể hiện việc coi thường tính mạng bản thân, đe dọa đến tính mạng người tham gia giao thông khác.
Giáo sư Hoàng Chương cho rằng đây là hành vi thiếu ý thức phổ biến của người tham gia giao thông tại các thành phố lớn của Việt Nam như TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội.
"Bây giờ nhiều người đi ngược chiều ngay cả những đường rất nhỏ ở TP. Lẽ ra không có CSGT người ta cũng phải chấp hành. Đi ngược chiều là hành vi vi phạm giao thông sơ đẳng nhất trong văn hóa giao thông. Nếu người ta đi ngược chiều mà không được ngăn chặn thì có thể xảy ra va chạm với người khác, thậm chí mất mạng..." - giáo sư Hoàng Chương phê phán mạnh mẽ.
"Ở Hà Nội hành vi trên là không hiếm và tôi cho rằng phải xử phạt thật nghiêm, xử thật nặng để răn đe những hành vi đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách" - giáo sư Hoàng Chương kiến nghị.
Đối với hành vi "giơ chân" của vị CSGT như trong clip, Chủ nhiệm dự án Văn hóa giao thông phân tích, bày tỏ sự cảm thông đối với hành động này. Giáo sư Chương cho rằng, đó cũng là 1 hành vi ngăn chặn người vi phạm.
"Rõ ràng trong vụ việc này lỗi đầu tiên phải kể đến là người vi phạm. Chúng ta từng thấy việc các chiến sĩ CSGT bị tông khi ra ngăn cản người vi phạm. Thậm chí có người còn hy sinh cả tính mạng... trong trường hợp này hành vi "giơ chân" của CSGT cũng nhằm ngăn chặn người vi phạm" - giáo sư Hoàng Chương nói.
Việc ngăn chặn người đi ngược chiều là đúng. Thông thường hành động ngăn cản của CSGT là giơ gậy để ngăn cản nhưng trong nhiều trường hợp vội vàng người ta còn giang 2 tay ra để ngăn cản. Nhưng hành động "giơ chân" là động tác không phổ biến, động tác bất bình thường.
Trong trường hợp bất chợt có thể thông cảm. Tôi đi ở nước ngoài thì chưa thấy việc CSGT phải "giơ chân" ra ngăn cản. Cũng không có việc người phạm luật phóng lạng lách như vậy, người ta vi phạm là người ta sẽ tự chịu và chấp hành" - Chủ nhiệm dự án Văn hóa giao thông bình luận.
Trên diễn đàn dành cho người sử dụng ô tô, xe máy không ít ý kiến đồng tình cho rằng, hành động của vị CSGT này có thể cảm thông bởi việc đi ngược chiều, lạng lách, vi phạm không những ảnh hưởng giao thông mà còn gây nguy hiểm, liên lụy đối với người và phương tiện khác.
Tuy vậy, trái với ý kiến của vị giáo sư, một số bạn đọc cho rằng người vi phạm mặc dù sai nhưng hành động "giơ chân" của CSGT trong clip là phản cảm, gây nguy hiểm.
Liên quan tới vụ việc này, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT đường sắt - đường bộ, Công an TP Hà Nội cho biết: "Chưa đình chỉ công tác đối với đồng chí Nguyễn Hoàng Anh chiến sĩ CSGT Đội số 3 (người giơ chân làm người điều khiển phương tiện tham giao thông vi phạm ngã ra đường). Tạm thời, đồng chí Hoàng Anh không ra đường làm nhiệm vụ nữa, thay vào đó sẽ ở lại đội để làm việc nhằm phục công tác điều tra vụ việc liên quan". Đề cập tới hành động của đồng chí Hoàng Anh khi đưa chân lên đạp người vi phạm, Đại tá Đào Vịnh Thắng cho rằng, theo quan sát clip thì có thể thấy rằng, hai người đi trên chiếc xe máy không đội mũ bảo hiểm còn đi ngược chiều khi bị CSGT giao ra hiệu lệnh dừng lại lạng lách, đánh võng, thậm chí còn có ý định đâm thẳng vào người thi hành công vụ. Chiến sĩ CSGT Đội số 3 giơ chân chỉ mang tính phòng vệ, chân chiến sĩ này vẫn chưa chạm vào hai người vi phạm kia. Việc chiến sĩ CSGT Đội số 3 giơ chân như vậy là theo phản xạ, né tránh, không để người điều khiển phương tiện đâm vào mình. Tuy nhiên, trước đó trả lời PV báo Người đưa tin vào buổi sáng 19/7, trung tá Lê Tú - Đôi trưởng Đôi CSGT sô 3 cho hay: Đã đình chỉ chiến sĩ CSGT trong clip để làm kiểm điểm, tường trình làm rõ sự việc. Trung tá Lê Tú cũng cho biết, người vi phạm giao thông trong vụ việc trên là xe "ôm" chở gái dịch vụ. Theo Trung tá Lê Tú, người vi phạm trong vụ việc mắc 5 lỗi vi phạm gồm: Hành vi không đôi mũ bảo hiêm, đi ngược chiêu, không có bằng lái, không có đăng ký xe, không châp hành hiêu lênh của cảnh sát. Dự kiến số tiền phạt lên đến ngưỡng hơn 2 triệu đồng.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Nghi vấn đối tượng tự ý chỉnh camera giám sát để lâm tặc chở gỗ lậu Một đối tượng được cho là có hành vi che chắn, điều chỉnh camera giám sát gỗ lậu đi chệch hướng khác khi các xe gỗ lậu qua trạm, sau đó lại điều chỉnh camera về vị trí ban đầu để qua mặt cơ quan chức năng. Huyện ủy Cư M'gar (tỉnh Đắk Lắk) vừa gửi văn bản đến UBND, công an, Hạt...