14.000 điện thoại bị nghe lén: Thô bạo xâm phạm đời tư
“Trong 40 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên tôi thấy thông tin 14.000 thuê bao bị nghe lén, trong đó chủ yếu theo dõi đời tư lớn như vậy”, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng kỷ luật, đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhận định.
Mới đây, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50 – Công an TP. Hà Nội) phát hiện Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội), đã sử dụng phần mềm để theo dõi qua điện thoại. Qua phần mềm, doanh nghiệp này có thể truy cập thông tin của rất nhiều người: ghi âm, nghe lén điện thoại, định vị, quay phim, chụp ảnh, xem tin nhắn, kiểm soát cuộc gọi,…
Qua điều tra, Công an TP Hà Nội cho biết, trong vụ 14.000 thuê bao bị nghe lén, phần lớn nội dung liên quan đến đời tư cá nhân.
Không ai được quyền tiết lộ đời tư
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Tiến cho biết, theo Bộ Luật dân sự quy định, không ai được quyền tiết lộ bí mật thông tin đời tư và có hành vi nghe lén bí mật cá nhân. Pháp luật không cho phép một cơ quan hay người nào nào có quyền nghe lén, lấy thông tin cá nhân, trừ những trường hợp đặc biệt, có quy định riêng.
“Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải bảo đảm bí mật thông tin của 14.000 thuê bao bị nghe lén và không thể công bố rộng rãi. Cơ quan công an chỉ được phép cung cấp một số thông tin trong hồ sơ để chứng minh hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo”, Luật sư Tiến nói.
Theo ông Tiến, vợ hoặc chồng dù có quan hệ khăng khít với nhau nhưng không vì thế được quyền nghe lén điện thoại. Nếu có ý đồ theo dõi, gây tổn hại cho người vợ hoặc chồng sẽ bị xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại, thậm chí có thể bị truy tố hình sự.
Nhiều thiết bị nghe lén cuộc gọi điện thoại được chào bán trên Internet tại Việt Nam.
Ông Tiến cho biết, trong 40 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên chứng kiến vụ nghe lén điện thoại chủ yếu là đời tư lớn như vậy. Ông Tiến đánh giá vụ án này đặc biệt nghiêm trọng vì số lượng thuê bao lên tới 14.000. Con số này thể hiện hành động nghe lén là công khai, trắng trợn.
“Đây là một vụ án hình sự có liên quan đến đời tư rất nghiêm trọng và lớn nhất ở Việt Nam. Từ trước đến nay, những vụ án đơn lẻ vẫn có nhưng không trở thành vấn đề xã hội ầm ĩ”, ông Tiến nói.
Ông Tiến khẳng định, luật pháp quy định việc nghe lén điện thoại là sai. Ai cũng được pháp luật bảo vệ và có quyền đảm bảo nhu cầu thông tin. Chỉ cần có bằng chứng nghe lén bị tố giác đã bị xử phạt hành chính. Không cần kiện cáo gì, làm đơn gửi đến cơ quan công an phường đã có thể xử lý.
Đối với những trường hợp cố tình cài đặt và đưa ra bằng chứng nghe lén để khẳng định ngoại tình, Tòa cũng không công nhận những bằng chứng đó.
Video đang HOT
Người nghe lén điện thoại thiếu kỹ năng sống
Theo chuyên gia Tâm lý Nguyễn An Chất, những người biết được mình đang bị theo dõi sẽ rất coi thường bởi vì thiếu lòng tin ở người khác nên mới phải làm những việc làm trái pháp luật. Vợ, chồng phải phải có lòng tin ở nhau. Tất nhiên trong cuộc sống phải có những kiểm tra chứ không phải bằng việc làm nghe lén thông tin qua điện thoại, đi tìm bí mật của nhau để cưỡng ép, khống chế.
Ông Chất cho biết, theo dõi đời tư của nhau sẽ làm mọi người bất an. Bởi ai cũng có quyền riêng tư, ai cũng có bí ẩn của mình. Có người bí ẩn theo tính chất tội lỗi, có người bí ẩn chốc lát để hưởng cái gì đó. Do vậy, cái riêng tư được người khác biết là cực kỳ nguy hiểm.
Khi gia đình nhận được thông tin bí ẩn đó, rõ ràng có sự nghi kỵ nhau, mất lòng tin làm con người sống ở trạng thái nghi ngờ, theo dõi nhau rồi tìm cách đối phó.
“Hành động nghe lén điện thoại không những làm 14.000 người bất an mà khiến số người mất an toàn lên cấp số nhân”, ông Chất nói.
Theo ông Chất, nghe lén điện thoại, chủ yếu theo dõi đời tư, trong đó vợ chồng theo dõi nhau có nhiều thứ nhưng cái chính là yếu tố tình cảm, sau đó yếu tố kinh tế. Đặc biệt ở lĩnh vực tình cảm, vợ chồng có quan hệ ngoài luồng khiến vợ chồng mất lòng tin ở nhau, luôn sống đối phó chứ không phải vun đắp, xây dựng. Trong cuộc sống luôn mất thăng bằng, phải có những chia sẻ và sự cảm thông, lúc nào cũng đố kỵ, nó như sự theo dõi rình rập, luôn nghĩ cách đối phó với người thân của mình.
Ông Chất khuyến cáo, vợ chồng không nên nghe lén điện thoại của nhau. Những người nghe lén điện thoại thiếu kỹ năng sống. Đưa bằng chứng ra thì “xấu chàng hổ ai?”. Bằng chứng chỉ là dầu đổ vào lửa. Đó không phải là công cụ để giúp người kia trở về tốt đẹp.
“Theo dõi bí mật thấy được quả tang, thấy được sai trái để người kia đi rêu rao tranh cãi là không nên. Khi phát hiện nghe lén, đối với nữ giới mang tính chất sợ sệt, có những bực dọc nhất định còn nam giới cho rằng đó là sự xúc phạm, vi phạm vào quyền riêng tư. Ai có ý định theo dõi hãy từ bỏ và biến cái đó bằng sự quan tâm, họ sẽ bỏ cái thiếu sót để trở lại yên bình”, ông Chất chia sẻ.
Trước đó, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phát hiện một doanh nghiệp hoạt động mua bán, cài đặt phần mềm nghe lén, theo dõi qua điện thoại trái phép. Khoảng 14.000 điện thoại tại Việt Nam đã bị cài phần mềm Ptracker. Theo Công an Hà Nội, phần mềm này thực chất là một ứng dụng giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên qua điện thoại. Theo quảng cáo của công ty Việt Hồng: “PtrackerERP là giải pháp định vị điện thoại, quản lý/hỗ trợ nhân viên,giúp doanh nghiệp giải quyết triệt để bài toán quản lý và hỗ trợ nhân viên kinh doanh.. Qua đó, người quản lý có thể biết nhân viên của mình đang ở vị trí nào, di chuyển tới đâu. Ngoài ra phần mềm này giúp doanh nghiệp lập kế hoạch, báo cáo, theo dõi đơn hàng,… Để thực hiện được việc này, doanh nghiệp và nhân viên đều có sự thỏa thuận với nhau. Doanh nghiệp phải được nhân viên đồng ý cài phần mềm này vào điện thoại. Tuy nhiên, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phần mềm Ptracker được sử dụng không chỉ với mục đích này. Công ty Việt Hồng đã kinh doanh phần mềm này phục vụ cho nhiều người có mục đích cá nhân như người nọ theo dõi người kia. Toàn bộ dữ liệu từ những điện thoại này được tổng hợp về máy chủ của công ty Việt Hồng. Nhân viên của công ty Việt Hồng có thể tùy ý truy cập và khai thác thông tin của họ. Hiện cơ quan điều tra đang khởi tố 4 bị can gồm: Nguyễn Việt Hùng, Phó Giám đốc Công ty Công nghệ Việt Hồng; Lê Thanh Lâm (1982), Trưởng phòng kỹ thuật công ty; Trần Minh Ngọc (SN 1990), Nhân viên hỗ trợ khách hàng; Nguyễn Thị Nga, nhân viên tư vấn khách hàng hỗ trợ văn phòng.
Theo Khampha
Vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén: Điều tra một số công ty thám tử
Cảnh sát đang tiếp tục mở rộng điều tra đối với tổ chức cá nhân liên quan, trong đó có một số công ty thám tử.
Liên quan đến việc phát hiện hơn 14.000 điện thoại di động bị cài đặt phần mềm nghe lén điện thoại, một lãnh đạo phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) Hà Nội cho biết, vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng đối với các tổ chức cá nhân liên quan, trong đó có một số công ty thám tử.
Trước khi làm rõ vụ việc xảy ra tại công ty Việt Hồng, cảnh sát cũng đã bắt quả tang Lê Văn Tám (41 tuổi, ở phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) đang bán và cài đặt phần mềm nghe lén cho khách hàng.
Trang web giới thiệu dịch vụ của công ty Việt Hồng
Tại trụ sở cảnh sát, Tám thừa nhận cung cấp dịch vụ theo dõi điện thoại cho người có nhu cầu với các tính năng như tin nhắn, cuộc gọi đi, cuộc gọi đến, định vị vị trí, viber, ảnh trong điện thoại, lịch sử truy cập web, dữ liệu, danh bạ.
Qua kiểm tra, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hướng dẫn cài đặt thành công, tại thời điểm đó có 741 điện thoại đang bị theo dõi. Cảnh sát đã thực hiện xử phạt hành chính đối với người này các quy định trong Nghị định của Chính phủ hiện hành.
Tiếp đó, ngày 13/5, Phòng PC50 phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Việt Hồng tạo ra và kinh doanh phần mềm Ptracker để truy cập bất hợp pháp vào điện thoại thông minh của người dùng, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin...
Theo giấy phép kinh doanh, Công ty Việt Hồng thành lập năm 2010, đăng ký kinh doanh các ngành nghề: lập trình máy tính, sản xuất phần mềm máy tính, hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan tới máy tính.
Dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do đơn vị này đang kinh doanh chính là việc tạo ra, cung cấp, cài đặt, duy trì để khai thác 2 phần mềm cài đặt trên máy điện thoại là Ptracker (dành cho khách hàng cá nhân và PtrackerERP (dành cho khách hàng doanh nghiệp).
Đối với phần mềm Ptracker, sản phẩm cuối cùng mà khách hàng nhận được là thông tin riêng của người sử dụng điện thoại: âm thanh, hình ảnh, video, số liệu định vị, số điện thoại gọi đi/đến, nội dung tin nhắn, danh bạ điện thoại, thông tin về các trang web điện thoại đã truy cập.
Trong khi đó, phần mềm PtrackerERP ngoài việc theo dõi vị trí, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi và các trang web đã truy cập của nhân viên (doanh nghiệp), PtrackerERP còn có chức năng trao đổi thông tin, phục vụ nhiệm vụ báo cáo của nhân viên với người quản lý.
Các phần mềm này được sử dụng trên thiết bị chạy hệ điều hành Android. Nếu khách hàng có nhu cầu, có thể vào tải về tại trang web của công ty, nhắn tin để nhận đường link, hoặc nhân viên công ty trực tiếp cài trên máy. Thời gian cài đặt Ptracker khoảng 3-5 phút, phụ thuộc tốc độ đường truyền Internet.
Đặc biệt, phần mềm này không hiển thị trên màn hình của máy. Các file ảnh, ghi âm, video sinh ra từ việc khai thác các chức năng của phần mềm được tải lên máy chủ và không được lưu tại máy điện thoại cài phần mềm.
Để duy trì các tính năng của Ptracker, công ty Việt Hồng đã thuê máy chủ của Công ty cổ phần dữ liệu Toàn Cầu và đặt tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC).
Sau khi cài đặt phần mềm vào máy của đối tượng, khách hàng của công ty Việt Hồng có thể điều khiển Ptracker từ xa bằng SMS (các tin nhắn điều khiển không được lưu lại trong hộp thư đi/đến như các tin nhắn khác) hoặc thao tác bằng cách đăng nhập vào tài khoản của khách hàng tại máy chủ thông qua website của Việt Hồng.
Các mã lệnh điều khiển có dạng @#*6xxxx (xxxx thay đổi tùy từng nội dung điều khiển). Thông qua việc điều khiển từ xa, khách hàng có thể điều khiển các tính năng của máy điện thoại bị cài đặt như ghi âm xung quanh, ghi âm cuộc gọi, nghe trực tiếp âm thanh xung quanh máy điện thoại, chụp ảnh, quay video, sao lưu lịch sử cuộc gọi, sao lưu lịch sử nội dung SMS, danh bạ, lấy thông tin về loại máy và các ứng dụng đang chạy trong máy...
Tại thời điểm kiểm tra, số lượng khách hàng đang sử dụng phần mềm là 670; số lượng tài khoản từng cài Ptracker là 14.140 tài khoản, trong đó số lượng tài khoản chưa bị xóa dữ liệu thông tin riêng của người sử dụng điện thoại là 7.447 tài khoản (dữ liệu còn lưu tại máy chủ của Việt Hồng).
Theo kết quả xác minh của thanh tra, từ tháng 9/2013 đến thời điểm thanh tra, Việt Hồng đã thu lợi bất chính trên 900.000.000đ.
Thực tế, khách hàng có thể tự cài đặt và dùng các chức năng của Ptracker trong vòng 1 ngày, sau đó phải nộp phí dịch vụ để sử dụng các chức năng của phần mềm.
Ngoài việc cài đặt bình thường, khách hàng còn có thể cài đặt Ptracker nâng cao từ xa. Phiên bản này sẽ loại bỏ các chức năng gỡ bỏ khỏi hệ điều hành Android. Theo đó, máy điện thoại cài đặt phần mềm sẽ không thể xóa khỏi máy trừ khi thực hiện khôi phục cài đặt gốc (cài đặt khi xuất xưởng của nhà sản xuất).
Thậm chí, các nhân viên của công ty Việt Hồng còn hỗ trợ khách hàng cài đặt Ptracker nâng cao vĩnh viễn. Họ sẽ cài đặt trực tiếp cho khách hàng và phần mềm sẽ không thể xóa khỏi máy, ngay cả khi chọn cài đặt lại dữ liệu nhà sản xuất (hiện chỉ hỗ trợ cài đặt cho một số dòng máy nhất định của Samsung, phí dịch vụ là 1.500.000 đồng/lần cài đặt).
Sau 24 giờ dùng thử, nếu người dùng muốn sử dụng tiếp phải chuyển tiền vào tài khoản hoặc nạp mã số điện thoại, số tiền chuyển tùy theo gói thời gian sử dụng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc vĩnh viễn.
Để hút khách hàng sử dụng dịch vụ trên, công ty Việt Hồng cũng cho đăng tải thông tin liên quan đến các sản phẩm phần mềm trên một số trang mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Kể từ khi cung cấp gói dịch vụ phần mềm này, công ty Việt Hồng có số lượng tài khoản sử dụng là 14.140 tài khoản, trong đó số lượng vẫn lưu trong máy chủ là 7447 tài khoản, hiện có 600 tài khoản còn thời hạn sử dụng phần mềm, ước tính công ty này thu lợi khoảng 900 triệu đồng.
Một trinh sát thuộc đội 5 phòng PC50 tham gia phá án cho biết, khác với hoạt động của các nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao khác, hoạt động của công ty Việt Hồng khá ngang nhiên khi đơn vị này quảng bá đầy đủ thông tin sản phẩm, địa chỉ của mình.
Hiện vụ việc tiếp tục được điều tra.
Theo VTC
Công an Hà Nội lên tiếng về thủ đoạn nghe lén điện thoại Sự việc hơn 14.000 điện thoại tại Việt Nam bị cài phần mềm nghe lén vừa bị phát hiện đã gây xôn xao cho dư luận. Phần mềm nghe lén có thể xem rất nhiều thông tin nhạy cảm của người dùng, sau đó gửi về máy chủ của công ty vi phạm. Ảnh minh họa Mới đây đoàn thanh tra liên ngành...