14.000 điện thoại bị nghe lén: Phần lớn nội dung liên quan đến đời tư
“Chúng tôi nghe thử 40 trường hợp (trong tổng số 14.000 thuê bao di động bị nghe lén), thấy phần lớn liên quan đến đời tư. Chưa có việc gì liên quan đến an ninh quốc gia và tính mạng con người”, Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng Phòng PC45 Công an Hà Nội nói.
Ngày 1/7, Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng Phòng PC45 Công an Hà Nội thông tin chính thức với báo chí vụ việc 14.000 thuê bao di động bị Công ty Việt Hồng sử dụng thiết bị nghe lén trong thời gian qua.
Đại tá Dương Văn Giáp cho biết đã kiểm tra nội dung các cuộc điện thoại bị nghe lén, chưa có việc gì liên quan đến an ninh quốc gia, tính mạng con người.
Tình trạng sử dụng, bán thiết bị theo dõi, nghe lén điện thoại di động trên địa bàn thành phố như Công ty Việt Hồng có phổ biến không, thưa Đại tá?
Thực tế, có tình trạng rao bán thiết bị này trên địa bàn thành phố. Cụ thể, chúng tôi đã từng thu giữ trên 700 thiết bị có thể dùng để nghe lén như camera, các thiết bị nghe trộm, ghi hình của một công ty. Trong thời giao tới, Công an thành phố Hà Nội sẽ làm rất quyết liệt, cương quyết áp dụng quy định của luật để xử ý hình sự những người kinh doanh thiết bị này.
Hiện Giám đốc Công an thành phố đang chỉ đạo cảnh sát phối hợp chặt chẽ với hải quan, quản ý thị trường giám sát chặt chẽ các thiết bị này ngay từ cửa khẩu, sân bay. Nếu chúng ta không làm tốt công tác quản ý thị trường và quản lý các cửa khẩu, để lọt thiết bị này vào trong nước thì rất khó để xử lý. Bởi hiện này chưa có chế tài xử lý quyết liệt cái này vì người ta có thể coi nó là đồ chơi. Cũng có người nói rằng cái này bày bán để giám sát con học hành cho tốt chứ không có ý đồ xấu gì cả. Vì vậy, khi chưa có vi phạm thì chưa xử lý được.
Vấn đề nghe lén như vậy có vi phạm pháp luật không và ở Việt Nam hiện nay có đơn vị nào được phép nghe lén điện thoại di động của người dân hay không?
Trừ những trường hợp được pháp luật cho phép, còn theo quy định của pháp luật không cơ quan nào được phép nghe lén hoặc lấy tin nhắn hay làm những việc có liên quan đến đời tư, điện tín, thư tín của cá nhân. Tôi khẳng định tất cả những người vi phạm điều 226 và vi phạm điều 125 đều vi phạm pháp luật và phải xử lý. Các hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý, còn xử lý thế nào thì phải xem xét.
Video đang HOT
Trong tổng số hàng ngàn thuê bao di động bị Công ty Việt Hồng nghe lén, xin ông cho biết có trường hợp nào liên quan đến an ninh quốc gia hay không?
Để biết được Công ty Việt Hồng nghe cái gì, chúng tôi cũng đang phải nghe lại trong tổng số rất nhiều thông tin họ đang lưu. Chúng tôi đã nghe thử 40 trường hợp đều thấy phần lớn liên quan đến đời tư. Chưa có việc gì liên quan đến an ninh quốc gia và tính mạng con người.
Thưa ông, Công an thành phố Hà Nội đã có biện pháp gì ngăn chặn tình trạng này để người dùng điện thoại di động yên tâm hơn?
Để ngăn chặn việc này ngoài việc tuyên truyền người dân, chúng tôi còn kiến nghị cấp phép có chừng mực nào đó cho đơn vị viết phần mềm như viết cái gì, ở lĩnh vực nào chứ không để quá rộng dẫn đến việc không giám sát được. Chúng tôi cũng đề nghị phải giám sát chặt chẽ việc buôn lậu mang thiết bị điện tử tinh vi vào trong nước. Chúng ta phải xử lý nghiêm và tiêu hủy thiết bị.
Hiện nay, chúng tôi chưa khẳng định ngoài Công ty Việt Hồng còn có công ty nào nữa không. Tuy nhiên, do phần mềm và việc quảng cáo trên mạng vẫn còn, chúng tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp với thanh tra làm rõ hành vi này và nếu vi phạm sẽ bắt giữ, xử lý trước pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Xét xử phúc thẩm "đại án" tham nhũng tại công ty ALCII
Ngày 30/6, TAND Tối cao tại TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử "đại án" tham nhũng xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II (gọi tắt là ALCII) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Nhiều bị cáo kháng cáo kêu oan trong vụ án này
Phiên tòa phúc thẩm được mở theo đơn kháng cáo của 11 bị cáo trong vụ án và kháng nghị của Viện kiểm sát, kháng cáo của một số cá nhân, đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2009, Vũ Quốc Hảo (59 tuổi, ngụ TPHCM), nguyên Tổng giám đốc và Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty ALCII, đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính, mua bán tài sản với 4 công ty của các bị cáo trong vụ án, giải ngân 795,235 tỷ đồng.
Thực chất của những hợp đồng nêu trên là cho vay, trong khi Công ty ALCII không có chức năng cho vay. Tổng giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra là hơn 531,8 tỉ đồng. Vụ án này được xem là một trong 10 "đại án" tham nhũng lớn, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước.
Báo cáo Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc ALCII tại tòa phúc thẩm
Ngày 15/11/2013, TAND TPHCM xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc ALCII, án tử hình về tội "Tham ô tài sản", 20 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và 15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Tổng hợp hình phạt 3 tội là tử hình.
Bị cáo Đặng Văn Hai (57 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH xây dựng Quang Vinh lĩnh án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và 15 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Tổng hợp hình phạt của 4 tội là tử hình.
Bị cáo Tôn Quang Việt (49 tuổi, nguyên phó phòng cho thuê ALCII) lĩnh án 5 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bị cáo Đặng Văn Hai bị tòa sơ thẩm tuyên án tử hình nên kháng cáo
Các bị cáo còn lại bị tuyên án về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Theo đó, bị cáo Phạm Xuân Nghị, nguyên Trưởng phòng cho thuê công ty ALCII, lãnh án 14 năm tù; bị cáo Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Tổng Giám đốc công ty ALCII, lãnh 14 năm; bị cáo Nguyễn Văn Thọ, nguyên Phó Phòng Kinh doanh công ty ALCII, lãnh án 13 năm; bị cáo Lê Thị Tám, nguyên Phó Phòng Kế toán công ty ALCII, nhận án 5 năm; bị cáo Hoàng Quốc Thịnh, nguyên cán bộ phòng cho thuê công ty ALCII, nhận mức án 6 năm; bị cáo Phạm Minh Tuấn, giám đốc công ty TNHH Xuân Việt, nhận mức án 6 năm; bị cáo Lê Văn Phong, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Hàm Rồng, nhận mức án 6 năm; bị cáo Khương Minh Hiệp, giám đốc công ty cổ phần Đại Phú Gia, lãnh án 3 năm tù.
Sau đó, bị cáo Vũ Quốc Hảo kháng cáo kêu oan về tội "Tham ô tài sản" và xin giảm nhẹ hình phạt các tội còn lại. Trong khi đó, 10 bị cáo khác trong vụ đại án tham nhũng này cùng đồng loạt kháng cáo kêu oan hoặc xin giảm nhẹ hình phạt. Nguyên đơn dân sự, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo.
Bên cạnh đó, VKSND TPHCM cũng kháng nghị theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Văn Tài, Tôn Quang Việt, Lê Thị Tám vì cho rằng mức án mà phiên tòa sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo này là chưa tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội.
Dự kiến phiên tòa phúc thẩm đại án tham nhũng tại ALCII sẽ kéo dài trong vòng 10 ngày.
Công Quang - Quốc Anh
Theo Dantri
"Đầu não" của Muaban24 khóc nức nở khi nói lời sau cùng "Không nghĩ rằng mình mắc tội này. Bố mẹ dạy dù nghèo cũng không được kiếm tiền sai trái", Lê Văn Cường, nguyên Phó chủ thịch HĐQT của Muaban24 vừa khóc vừa nói. Trong phiên xét xử sáng ngày 26/6, sau khi cho các luật sư tiến hành tranh tụng và viện kiểm sát đối đáp. HĐXX đã cho 3 bị cáo là...