14 sự kiện điện ảnh chấn động thập kỷ qua: Chỗ nào cũng có “dấu răng” nhà Chuột Disney
Làn sóng live-action Disney, vũ trụ MCU hay sự trở lại của Star Wars là những sự kiện điện ảnh không thể không nhắc tới.
Nhiều sự kiện điện ảnh quan trọng đã diễn ra trong một thập kỉ vừa qua như việc ra đời của các vũ trụ điện ảnh hay câu chuyện mua đi bán lại giữa các doanh nghiệp làm phim lớn,…
1. Alice in Wonderland khởi nguồn trào lưu live-action
Alice in Wonderland (Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên) là bộ phim phiêu lưu giả tưởng công chiếu năm 2010 được đạo diễn bởi Tim Burton, cải biên từ phiên bản hoạt hình năm 1951. Phim đã mang về hơn 1 tỉ đô doanh thu, vượt quá sự kì vọng của nhà sản xuất. Cũng từ đây, Disney quyết định làm live-action cho một loạt các bộ phim hoạt hình cũ. Từ Cinderella (Lọ Lem) đến The Lion King (Vua Sư Tử), các bộ live-action đã giúp Disney bỏ túi 5 tỉ đô (gần 120 nghìn tỉ đồng).
Trailer Alice in Wonderland
2. The Avengers và sự thống trị của MCU
Khi Iron Man (Người Sắt) ra mắt vào năm 2008, nó chỉ là một bộ phim siêu anh hùng vui nhộn. Nhưng khi The Avengers (Biệt Đội Siêu Anh Hùng) phát hành năm 2012, vũ trụ điện ảnh Marvel chính thức được công chúng đón nhận. Bộ phim đã thu về hơn 1 tỷ đô la, mở ra kỷ nguyên thống trị của phim Marvel. Cho đến nay, chưa một vũ trụ điện ảnh nào thành công bằng MCU.
Trailer The Avengers
3. Disney mua lại Star Wars
Loạt phim Star Wars (Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao) đã kết thúc từ năm 2005, sau Revenge of the Sith (Sự Trả Thù Của Người Sith). Tuy nhiên, Disney mua lại Lucasfilm vào năm 2012 và tái khởi động series này, khiến cộng đồng fan toàn thế giới sôi sục. Sau 3 phần chính truyện, 2 phiên ngoại và nhiều bản truyền hình, Disney chứng minh Star Wars vẫn có thể “hái ra tiền”.
Trailer Star Wars
4. The Hunger Games trở thành bom tấn
The Hunger Games (Đấu Trường Sinh Tử) thổi làn gió mới vào dòng phiêu lưu giả tưởng dành cho thanh thiếu niên, giúp hàng loạt tiểu thuyết cùng chủ đề được chuyển thể. Có thể kể đến những cái tên như Maze Runner (Giải Mã Mê Cung), Divergent (Dị Biệt), The Darkest Minds (Trí Lực Siêu Phàm),… Tiếc là ngoài The Hunger Games, không series nào thực sự thành công.
Trailer The Hunger Games
5. Dự án Spider-Man của Sony bị hack
Vào tháng 11/2014, một nhóm hacker tự xưng là Guardians of the Peace tấn công vào hệ thống Sony Pictures, phát tán một loạt tài liệu bí mật. Trong đó có kế hoạch hợp tác thực hiện Spider-Man giữa Sony và Marvel. Vì một lý do nào đó, các cuộc đàm phán đã không thành công. Điều này làm cộng đồng fan Spider-Man phát cuồng và yêu cầu Sony hãy nối lại đàm phán ngay lập tức. Đến năm 2016, Người Nhện do Tom Holland thủ vai đã xuất hiện trong Captain America: Civil War (Nội Chiến Siêu Anh Hùng).
Trailer Spider-Man
6. Wonder Woman phá vỡ định kiến
Năm 2015, Patty Jenkins trở thành nữ đạo diễn đầu tiên được chỉ đạo một dự án phim siêu anh hùng lớn như Wonder Woman (Nữ Thần Chiến Binh). Wonder Woman trở thành “bom tấn”, mang lại hi vọng mới cho vũ trụ điện ảnh DC. Kể từ đó, những đạo diễn nữ được chào đón hơn. Captain Marvel, Black Widow, Birds of Prey, The Eternals,… đều do các “bóng hồng” cầm trịch.
Trailer Wonder Woman
7. Ghostbuster và mối nguy từ “fandom độc hại”
Khi thông tin Paul Feig chỉ đạo một phiên bản Ghostbuster (Biệt Đội Săn Ma) dành cho nữ giới được lan truyền vào năm 2016, internet đã chao đảo. Cộng đồng fan phim ngay lập tức tẩy chay dữ dội, khiến ý tưởng này chết từ trong trứng nước. Đây là lần đầu tiên Hollywood chứng kiến sức mạnh của “fan nguyên tác”. Ngay sau đó, việc nhà sản xuất, đạo diễn hay các diễn viên bị “bắt nạt trên mạng” vì lỡ tham gia một thương hiệu phim lớn đã trở thành chuyện như cơm bữa. Kelly Marie Tran từng phải khóa mạng xã hội vì sự tấn công của fan Star Wars.
Trailer Ghostbuster
8. Vũ trụ đen tối của Universal
Dark Universe – vũ trụ điện ảnh gồm những con quái vật kinh điển của Universal Pictures khởi đầu bằng The Mummy (Xác Ướp) từ ngày 9/6/2017 do Tom Cruise thủ vai. Đây từng được xem là một kế hoạch cực kì tham vọng và hấp dẫn. Tiếc thay, The Mummy hóa bom xịt, Dark Universe cũng bị khai tử. Invisible Man, Invisible Woman, Dark Army vốn thuộc Dark Universe nay được phát triển thành phim độc lập.
Trailer Dark Universe
9. Zack Snyder rút khỏi Justice League
Sau khi chứng kiến sự thành công ngày càng tăng của của Marvel, Warner Bros đã ủy thác cho nhà làm phim Zack Snyder các nhân vật siêu anh hùng DC. Tuy nhiên, Snyder từ bỏ ghế đạo diễn Justice League (Liên Minh Công Lý) sau cái chết bất ngờ của con gái và Joss Whedon hoàn thành nốt bộ phim. Cuối cùng, Justice League trở thành một thảm họa điện ảnh. Cho đến bây giờ, các fan vẫn nài nỉ nhà sản xuất phát hành phiên bản Justice League mà Zack Snyder thực hiện.
Trailer Justice League
10. Netflix gia nhập thị trường “phim bom tấn”
Netflix có vô vàn tác phẩm gốc thành công, nhưng đó chỉ là TV Series hoặc phim lẻ kinh phí thấp. Nhưng năm 2017, hãng đã dũng cảm sản xuất Bright (Chiếc Đũa Quyền Năng), phim có kinh phí 90 triệu đô với siêu sao Will Smith. Hiện nay, Netflix đã có nhiều dự án kinh phí “khủng” như The Irishman (Người Đàn Ông Ireland), Six Underground (Đại Chiến Thế Giới Ngầm), Army of the Dead (Đội Quân Xác Sống),…
11. Jordan Peele thay đổi thể loại kinh dị
Từ Get Out (Trốn Thoát) năm 2017, Jordan Peele được cả thế giới biết đến là một bậc thầy trong dòng phim kinh dị. Get Out không chỉ được công chúng đón nhận nhiệt tình mà còn được đề cử Oscar – điều mà hiếm bộ phim kinh dị nào làm được. Sang đến năm 2019, anh tiếp tục có US (Chúng Ta) cực kì thành công.
12. Black Panther được đề cử Oscar
Dù có phục hay không, bạn vẫn phải công nhận rằng Black Panther đã làm nên điều chưa từng có tiền lệ. Black Panther là phim siêu anh hùng đầu tiên được đề cử Oscar hạng mục Phim hay nhất và đã mang về cho Marvel giải Thiết kế phục trang đẹp nhất. Cánh cửa Oscar đang mở rộng hơn với phim siêu anh hùng nói riêng và phim thương mại nói chung.
13. Stan Lee qua đời
Đối với những người hâm mộ truyện tranh, cái chết của Stan Lee là sự kết thúc của một kỷ nguyên. Lee là người cuối cùng trong nhóm các nhà sáng tạo có công phát minh và định nghĩa văn hóa đại chúng trong thập kỷ qua. Các fan Marvel càng thêm buồn vì không còn được thấy những màn cameo hài hước của ông nữa.
14. Disney mua lại 21st Century Fox
Tháng 3/2019, The Walt Disney Company thông báo hoàn tất thương vụ thâu tóm trị giá 71 tỷ USD với 21st Century Fox. Theo thỏa thuận, Disney sẽ nhận các tài sản như kênh truyền hình cáp FX và National Geographic, xưởng phim 20th Century Fox và thêm 30% cổ phần trong dịch vụ truyền hình theo yêu cầu Hulu. Điều này giúp Disney càng thêm “bành trướng” tại Hollywood.
Theo trí thức trẻ
Những bộ phim góp phần thay đổi điện ảnh thế giới thập niên qua
"The Avengers", "Wonder Woman", "Frozen"... đều là những cái tên tác động mạnh mẽ tới nền điện ảnh thế giới xuyên suốt 10 năm qua.
The King's Speech (2010) - Niềm tự hào của điện ảnh Anh Quốc: The King's Speech được bình chọn là bộ phim độc lập thành công nhất của nước Anh từ trước tới nay. Với ngân sách chỉ vỏn vẹn 15 triệu USD, bộ phim về một ông vua nói lắp đã thắng lớn khi thu về 415 triệu USD cùng hàng loạt những giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ. The King's Speech đã giúp làm mới thể loại chân dung vốn bị coi là rập khuôn, cũ kỹ khi mang đến góc nhìn chân thực, khôi hài và cảm động của một nhân vật có thật trong lịch sử.
Intouchables (2011) tạo "cơn sốt" của điện ảnh hiện đại Pháp: Intouchables đã tạo nên một hiện tượng tại các phòng chiếu của Pháp khi thu hút hàng dài trước các rạp chiếu để mua vé. Dù nội dung phim chỉ xoay quanh về cặp bạn thân đối lập về tầng lớp xã hội, xuất thân, màu da... nhưng đã mang đến những cảm xúc trọn vẹn cho khán giả. Bộ phim còn được 2 triệu lượt khán giả mua vé ngay tuần đầu tiên ra mắt. Intouchables cũng khác thường khi đạt được doanh thu phòng vé khổng lồ tới 345 triệu USD và trở thành một bộ phim không phải tiếng Anh do một diễn viên da đen đứng đầu. Intouchables cũng đã được khán giả Pháp chọn là sự kiện văn hóa của năm 2011.
Alice In Wonderland (2010) khởi đầu thập niên của những bộ phim live-action: Bộ phim chuyển thể từ hoạt hình Alice In Wonderland của nhà Chuột đã thu về hơn một tỷ USD tại phòng vé và cũng là bước khởi đầu cho kỷ nguyên tái thiết lập các phim hoạt hình của Walt Disney. Từ 2010-2019 đã có tới gần 10 bộ phim live-action được chuyển thể từ hoạt hình. Trong đó có hai bộ phim chạm mốc một tỷ USD là Alice In Wonderland và Beauty and the Beast. Ngoài ra, The Jungle Book và Aladdin đồng loạt thu về 960 triệu USD cho mỗi phim. Dù không ít những phim chuyển thể bị thất bại nhưng nhà Chuột vẫn nuôi tham vọng khi với hàng loạt dự án phim chuyển thể trong thập niên mới.
The Invisible War (2012) - thông điệp vượt xa công nghiệp điện ảnh: The Invisible War là bộ phim tài liệu của đạo diễn Kirby Dick về vấn nạn tấn công tình dục trong quân đội Mỹ. Sau khi ra mắt, tác phẩm đã tác động sâu sắc đến các quy định và bảo vệ quyền lợi của các chiến sĩ trong quân đội. Năm 2013, Tổng thống Obama đã đưa ra nghị luật mới để giải quyết vấn đề này.
Bên cạnh đó, bộ phim tài liệu Blackfish (2013) của đạo diễn Gabriela Cowperthwaite về tình trạng bạo hành cá voi tại công viên giải trí SeaWorld thuộc bang Florida, Mỹ cũng tăng cao nhận thức cho con người về việc bảo vệ động vật. Bộ phim không chỉ dừng lại ở việc lên án, truyền tải thông điệp mà còn tác động trực tiếp tới công chúng cũng như luật pháp. Nhiều nghệ sĩ sau khi phim ra mắt đã tuyên bố hủy buổi diễn của họ tại SeaWorld vào năm 2014.
The Avengers (2011) và thập niên của siêu anh hùng thống trị: The Avengers không chỉ là bộ phim cán mốc một tỷ USD đầu tiên của Marvel sau khi được nhà chuột Disney mua lại mà còn là quả bom báo hiệu một thập niên thống trị bởi các siêu anh hùng. Các nhân vật riêng lẻ trong Vũ trụ điện ảnh Marvel đều được đón chờ nhất năm. Đó cả 4 loạt phim của The Avengers như Avengers: Age of Ultron, Avengers: Infinity War và Avengers: Endgame cũng đều nằm trong top 10 bộ phim có doanh thu cao nhất thời đại.
Avengers: Endgame là bộ phim cuối cùng khép lại giai đoạn ba của MCU với 11 năm và 22 bộ phim. Không chỉ đạt kỷ lục về mặt doanh thu, bộ phim còn trở thành sự kiện toàn cầu năm 2019, ảnh hưởng trực tiếp tới văn hoá đại chúng năm cũng như nền điện ảnh thế giới.
Frozen/Wonder Woman - sự trỗi dậy mạnh mẽ của nữ quyền:
Ra mắt năm 2013, bộ phim hoạt hình Frozen của Disney không chỉ tạo nên cơn sốt toàn cầu khi thu về 1,2 tỷ USD mà còn ảnh hưởng mãnh liệt tới văn hoá đại chúng, đặc biệt là các em nhỏ với các nhân vật như công chúa Elsa hay ca khúc Let It Go. Bộ phim còn là một tuyên ngôn mạnh mẽ về nữ quyền và đánh dấu bước chuyển mình của các nhân vật nữ trong các tác phẩm của Disney từ trước tới nay.
Cuối năm 2017, Wonder Woman của đạo diễn Patty Jenkins đã trở thành một cú nổ lớn khi cán mốc 700 triệu USD trên toàn thế giới và trở thành bộ phim live-action có doanh thu cao nhất được làm ra bởi một nữ đạo diễn. Ngoài ra, Diana Prince của Gal Gadot không chỉ vực dậy vũ trụ DCEU sau gần một thập kỷ bị thống trị bởi nam giới mà còn là một dấu ấn mạnh mẽ cho tinh thần nữ quyền đang sục sôi khắp Hollywood lúc bây giờ.
Đây cũng là thời điểm mà phong trào Metoo và Time's Up trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau khi scandal quấy rối tình duc của Harvey Weinstein bị phanh phui. Những người phụ nữ trong ngành công nghiệp giải trí dần cất lên tiếng nói và thể hiện sức mạnh của mình. Sự xuất hiện của Wonder Woman hay những bộ phim có đề tài nữ quyền như Ocean's 8, Widows càng tiếp thêm động lực cho phái nữ đứng lên.
Theo zing
10 năm qua, điện ảnh thế giới đã thay đổi mãi mãi Nền điện ảnh thế giới đã có những bước chuyển mình đáng kể trong 10 năm qua, bỏ xa những thay đổi trong các thập kỷ trước. Điện ảnh từng đơn giản và dễ hiểu: Những bộ phim với kịch bản chỉn chu, câu thoại được trau chuốt kỹ lưỡng, diễn xuất không có gì phải chê. Bạn cứ ra rạp là sẽ...