14 studio game tài hoa nhưng bạc mệnh dưới tay EA
EA đã từng đóng cửa Visceral Games vào tháng 10/2017. Studio này nổi tiếng nhất với series bắn súng – kinh dị Dead Space.
Mặc dù lúc EA công bố tin này thì cộng đồng game thủ đã rất bất ngờ, tuy nhiên thì nó không có gì là mới cả vì trước đây EA cũng đã từng “dẹp tiệm” nhiều studio khác trong 20 năm qua.
Sau đây là danh sách tất cả các studio đã từng bị nhà phát hành EA cho ngưng hoạt động.
Bullfrog Productions (1987 – 2001)
Bullfrog Productions được thành lập vào năm 1987 và có trụ sở tại Anh. Những tựa game đã giúp đánh bóng tên tuổi của studio này bao gồm Populous, Syndicate, Theme Park, và Dungeon Keeper.
Bullfrog là đối tác chiến lược của EA trong việc thiết kế và phát triển game trong 7 năm trời, trước khi được EA mua lại vào tháng 1/1995. Studio này sau đó tiếp tục phát triển Genesis: The Hand of God và Dungeon Keeper 3, nhưng cả 2 đều bị hủy. Trong năm 2001 thì Bullfrog được sáp nhập với EA UK, kết thúc sự tồn tại của studio này. Tựa game cuối cùng được dán logo Bullfrog là Theme Park Inc.
Westwood Studios (1985 – 2003)
Vào năm 1985, Westwood Associates được thành lập tại Las Vegas, Nevada. Đến năm 1992 thì nó được đổi tên thành Westwood Studios, khi sáp nhập với Virgin Games. Studio này nổi tiếng với series Command & Conquer, một trong những series game đầu tiên và phổ biến nhất thuộc thể loại chiến thuật thời gian thật vào thời điểm đó.
Đến năm 1998 thì EA mua lại Westwood Studios cùng với studio phát triển của Virgin với mức giá 122,5 triệu đô. Tuy nhiên, studio này lại bị đóng cửa vào tháng 3/2003 bởi vì bản Command & Conquer: Renegade không thành công như kì vọng.
Origin Systems (1983 – 2004)
Origin được thành lập năm 1983 tại Texas với slogan “We create worlds” (Chúng tôi tạo ra thế giới), và họ cũng được biết đến y như vậy. Ultima của Origin là series được rất nhiều game thủ biết đến, với Ultima Online được nhiều người nhận định là game đặt nền móng cho thể loại MMORPG. Ngoài ra thì nó còn thiết lập được 8 kỷ lục Guiness thế giới và giành được hàng loạt giải thưởng danh giá khác. Bên cạnh đó thì Origin Systems cũng nổi tiếng nhờ những series như Wing Commander và Crusader.
EA mua lại công ty này vào năm 1992 với 35 triệu USD bằng cổ phiếu, và quyết định cho Origin trở thành một công ty chuyên làm game online-only. Tuy nhiên, sau khi phiên bản Ultima IX bán không đạt doanh số, và cũng không được giới phê bình đánh giá cao thì EA đã hủy tất cả dự án của Origin, bao gồm Ultima Online 2, Privateer Online, và Harry Potter Online.
Sau khi một bộ phận lớn của Origin rời đi thì phần còn lại được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho Ultima Online và phát triển tiếp những game online khác như Ultima X: Odyssey. Nhưng sau đó thì studio đã bị giải thể vào tháng 2/2004.
Vào tháng 2/2013, EA đã sử dụng cái tên Origin khi mua lại Origin Systems cho nền tảng phân phối game digital Origin mà các bạn đang sử dụng ngày nay.
NuFX (1990 – 2007)
NuFX được thành lập vào năm 1990 tại Chicago, Mỹ. EA đã phát hành 15 game của studio này, bao gồm series NBA Street, và vào tháng 2/2004 thì EA đã mua lại họ. Sau đó, studio được đổi tên thành EA Chicago, cho đến tháng 11/2007 thì bị “dẹp tiệm” luôn.
Video đang HOT
Pandemic Studios (1998 – 2009)
Pandemic Studios được thành lập vào năm 1998 và có trụ sở tại Úc và California, Mỹ. Hai tựa game đầu tay của họ là Battlezone II: Combat Commander và Dark Reign 2. Sau đó thì họ tiếp tục tạo ra các tựa game hit như Mercenaries: Playground of Destruction, Destroy All Humans!, và Full Spectrum Warrior. Nhưng có lẽ Pandemic sẽ được biết đến nhiều nhất là nhờ tựa game Star Wars Battlefront và Star Wars Battlefront II.
Trong năm 2005 thì Pandemic hợp tác với BioWare trong một thương vụ 300 triệu đô, sau đó cả 2 studio này đều được EA mua lại vào năm 2007. Pandemic tiếp tục làm game dựa trên phim Batman: The Dark Knight, nhưng sau nhiều trục trặc về game engine và nhiều nhân viên rời khỏi studio thì dự án 100 triệu đô này đã bị hủy bỏ vào năm 2008.
EA chính thức đóng cửa studio Pandemic vào tháng 11/2019 và cho nghỉ việc hơn 200 nhân viên. Theo Kotaku thì việc đóng cửa này là một phần trong kế hoạch của EA để họ giảm chi phí hoạt động vào thời điểm đó.
PlayFish (2007 – 2013)
Playfish được thành lập vào năm 2007 và có trụ sở tại Luân Đôn. Studio này phát triển game trên Facebook và là một trong số nhà phát triển đầu tiên thu hút được hàng triệu game thủ lên Facebook để chơi game của họ.
Vào năm 2009, EA đã mua lại công ty này với số tiền 400 triệu đô. Đến năm 2011 thì Playfish cho biết có hơn 55 triệu người chơi game của họ mỗi tháng.
Tuy nhiên, đến tháng 2/2013 thì cả 4 nhà sáng lập PlayFish rời khỏi công ty, và PlayFish cũng bị đóng cửa từ lúc đó luôn. Những tựa game của họ cũng ngừng hoạt động vào tháng 9/2013. Madden NFL 13 Social là game cuối cùng của studio này.
Black Box Games (1998 – 2013)
Black Box Games là một nhà phát triển có trụ sở tại Canada, được thành lập vào năm 1998. Studio này làm việc cho SEGA, Midway Games, và EA. EA đã mua lại studio này vào năm 2002 và đổi tên thành EA Black Box, đảm nhận nhiệm vụ tiếp tục phát triển các tựa game trong series Need for Speed và Skate.
Đến năm 2008, sau khi EA cho nghỉ việc khoảng 10% nhân lực của công ty, thì một số cơ sở vật chất của EA Black Box bị đóng cửa và chuyển nhân viên sang EA Canada. Nguyên nhân là do một số game của EA không đạt được thành công như mong đợi, chẳng hạn như Mirror’s Edge, và tương tự với tựa game Need of Speed Undercover của EA Black Box.
EA tiếp tục cho nghỉ việc thêm một số nhân viên tại EA Canada và EA Black Box vào năm 2012. Studio sau đó được đổi tên thành Quicklime Games, và đến tháng 4/2013 thì bị đóng cửa cùng với PopCap Vancouver.
DreamWorks Interactive (1995 – 2013)
DreamWorks Interactive được thành lập bởi Microsoft và DreamWorks SKG vào năm 1995. Đứng đầu studio lúc đó là nhà làm phim Steven Spielberg lừng danh. Sau thành công của Medal of Honor thì EA đã mua lại studio này vào năm 2000, sáp nhập nó với EA Pacific và EA Westwood, xong rồi lại đổi tên thành EA Los Angeles. Studio này không chỉ tiếp tục phát triển thêm những phần Medal of Honor kế tiếp mà còn những game khác như The Lord of the Rings, James Bond, và Command & Conquer.
Để cạnh tranh với Call of Duty của Activision, EA đổi tên EA Los Angeles thành Danger Close Games vào năm 2010 để studio có thể tiếp tục làm những phần Medal of Honor mới. Đáng tiếc một điều rằng mặc dù bản reboot 2010 rất ổn, bản Warfighter (2012) lại có doanh số không được như kì vọng vì nó không được đánh giá cao.
Sau sự kiện này, EA đạ “dẹp luôn” series Medal of Honor, khiến Danger Close rơi vào tình trạng nhàn rỗi, không có gì để làm. Tháng 5/2013, studio này trở thành một nhánh của EA DICE và lại được đổi tên thành DICE Los Angeles, đảm nhận nhiệm vụ tạo ra nội dung mới sau phát hành (post-launch content) cho Battlefield 4 và Battlefield 1.
Phenomic Game Development (1997 – 2013)
Đây là một studio có trụ sở tại Đức, được thành lập vào năm 1997, và nó được nhiều người biết đến thông qua series SpellForce.
EA đã mua lại công ty này vào năm 2006 và được đặt tên lại thành EA Phenomic. Studio tiếp tục tập trung vào các tựa game chiến thuật theo thời gian thực như BattleForge, Lord of Ultima, và Command & Conquer: Tiberium Alliances. Tuy nhiên, do EA tái cơ cấu nên studio này bị đóng cửa vào tháng 7/2013.
Victory Games (2010 – 2013)
EA thành lập Victory Games vào năm 2010 để tiếp tục phát triển series Command & Conquer. Tựa game tiếp theo sẽ thuộc dạng game miễn phí (free-to-play), nhưng nó lại bị hủy vào tháng 10/2013 bởi vì những bình luận trái chiều từ game thủ sau khi chơi xong đợt closed alpha. Sau đó thì Victory Games “đứt bóng” luôn.
Mythic Entertainment (1995 – 2014)
Tiền thân của Mythic Entertainment là Interworld Productions được thành lập vào năm 1995, 2 năm sau thì mới đổi tên thành Mythic Entertainment. Studio này nổi tiếng với tựa game MMORPG Dark Age of Camelot được đánh giá rất cao, với doanh số vượt xa mong đợi.
Vào tháng 6/2006, EA mua lại Mythic để sản xuất các tựa game MMORPG, cạnh tranh với World of Warcraft của Blizzard. Mythic cũng được đổi tên thành EA Mythic. Và dưới sự chỉ đạo của EA, họ đã đạt được thành công vang dội với trò Warhammer Online: Age of Reckoning.
Vào tháng 6/2009, EA sáp nhập Mythic với BioWare, thành… BioWare Mythic. 3 năm sau thì nó đổi tên lại thành Mythic Entertainment.
Sứ mệnh của Mythic bị chấm dứt sau khi họ ra mắt tựa game mobile thảm họa Dungeon Keeper vào năm 2014 – một tựa game mobile thuộc series được tạo ra bởi Bullfrog. Chính xác là vào tháng 5/2014 thì EA đã “dẹp tiệm” studio này luôn.
Maxis Software (1987 – 2015)
Năm 1987, Maxis Software được thành lập tại California, Mỹ để phát hành dựa game SimCity trên PC. Mặc dù lúc đó nó đã tạo được một tiếng vang nhưng những tựa game Sim khác thì lại không được my mắn như thế. Đứng trướcbờ vực thẳm, Maxis đồng ý cho EA mua lại vào tháng 7/1997 với số tiền 125 triệu đô.
Sau SimCity 3000 thì studio bắt tay vào làm The Sims, một dự án mà lúc đó nhiều người cho là “được ăn cả, ngã về không”. May mắn thay, The Sims bán được 11,2 triệu bản, trở thành một trong những tựa game PC bán chạy nhất mọi thời đại. Nó thành công đến nỗi đã có một studio riêng được tạo ra chỉ để phát triển series The Sims.
Dù vậy, dự án tiếp theo của Maxis là Spore (2008) đã thất bại thảm hại, đến năm 2013 thì họ ra mắt tiếp bản SimCity reboot nhưng cũng “fail” sấp mặt. Đến tháng 3/2015 thì EA đã đóng cửa studio chính của Maxis tại California. Những đội còn lại của Maxis sau đó được chuyển tới EA Mobile vào tháng 9/2015.
EA Salt Lake (1992 – 2017)
EA Salt Lake khởi đầu là Headgate Studios (thành lập năm 1992). Headgate được nhiều người biết đến là một studio “chuyên trị” những tựa game mô phỏng đánh golf và đã tạo ra hàng loạt siêu phẩm như Front Page Sports Golf, PGA Championship Golf, và Tiger Woods PGA Tour.
Headgate bị mua lại bởi Sierra Entertainment vào năm 1996, nhưng sau đó được bán lại cho nhà sáng lập là Vance Cook vào khoảng năm 2000. Trong năm đó, studio này đã ra mắt thêm series Tiger Woods PGA Tour thông qua EA Sports. Đến tháng 11/2006 thì EA tuyên bố họ đã mua lại Headgate Studios và đổi tên thành EA Salt Lake, giao cho studio này nhiệm vụ chỉ phát triển game cho hệ máy Nintendo Wii – một chiếc console rất hot thời bấy giờ.
Đến tháng 1/2014, EA cho một số nhân viên tại EA Salt Lake nghỉ việc, và lúc này studio lại tập trung vào làm game mobile. Đến tháng 4/2017 thì EA đóng cửa studio này luôn.
Visceral Games (1998 – 2017)
Khởi điểm của Visceral Games là EA Redwood Shores vào năm 1998. Sau nhiều năm thì họ cũng đã phát triển được nhiều tựa game hay như CyberTiger, The Lord of the Rings: The Return of the King, MySims, và The Simpsons Game. Nhưng phải cho đến khi Dead Space – một cực phẩm game kinh dị – ra đời thì studio này mới được nhiều người chú ý đến. Vào năm 2009 thì EA Redwood Shores đổi tên thành Visceral Games.
Dead Space thành công đến mức EA muốn tạo ra một “vũ trụ” cho tựa game này với đủ thể loại truyện tranh, phim hoạt hình. Tuy nhiên, cả hai đều không nhận được phản hồi tích cực từ người xem.
Dù vậy, Visceral chỉ thực sự “chết” vào năm 2013 với tựa game Dead Space 3. Nhiều người nhận định rằng phần này dở hơn hẳn 2 phần trước, và cơ chế dùng tiền mua vật phẩm trong game (microtransactions) lại càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Kết quả là doanh số game không cao như kì vọng, và trò Battlefield Hardline ra mắt 2 năm sau đó cũng không giúp tình hình studio khả quan hơn.
Sau đợt cho một số nhân viên nghỉ việc vào tháng 5/2016 và những tháng đầy biến động tiếp theo, EA đã đi đến quyết định đóng cửa Visceral Games vào tháng 10/2017.
Theo Gearvn
Cha đẻ Tik Tok chuẩn bị "lấn sân" sang lĩnh vực game mobile
Ông chủ Tik Tok - ByteDance, đang xây dựng nhiều studio game bằng cách mua lại các nhà phát triển có kinh nghiệm và danh tiếng.
Thời điểm hiện tại, Tik Tok (ứng dụng của ByteDance) đang là một trong những mạng xã hội được giới trẻ ưa chuộng hàng đầu. Cộng đồng diễn đàn này đa phần là các bạn trẻ tràn đầy sự sáng tạo và vô cùng năng động. Người dùng ứng dụng này có thể "cover" trên một nền nhạc bất kỳ để thể hiện tính cách riêng biệt của cá nhân. Dự định trong thời gian tới, nhà sản xuất mạng xã hội Tik Tok sẽ "lấn sân" sang lĩnh vực gaming.
ByteDance Inc đang chuẩn bị cho cuộc tiến công vào thị trường mobile game - lĩnh vực mà Tencent Holdings Ltd đã thống trị trong hơn một thập kỷ tại thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, hãng còn phải cạnh tranh với nhiều "ông lớn" khác nữa.
Trong vài tháng qua, ByteDance đã âm thầm mua lại các studio game và quyền phân phối độc quyền các tựa game. Hãng cũng đã bắt tay vào việc tuyển dụng và thu hút những tài năng hàng đầu từ các đối thủ, xây dựng một đội ngũ hơn 1000 người trong ngành thiết kế game.
Wang Kuiwu, người từng làm việc trong công ty game lớn Perfect World của Trung Quốc và là nhà tổ chức nhiều giải đấu eSports lớn, sẽ tham gia quá trình phát triển game cho ByteDance. Ngoài ra công ty còn có sự tham gia của nhiều nhân tài ngành game khác nữa. Theo nhiều nguồn tin cho hay cha đẻ TikTok sẽ làm các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi (MMO) với các yếu tố giả tưởng Trung Quốc. Trò chơi đầu tiên của hãng dự kiến phát hành vào mùa xuân với thị trường trong nước và quốc tế.
Trong vài năm qua, cha đẻ Tik Tok đã đóng vai trò trung gian cho một số trò chơi thông thường, giúp game trở nên phổ biến bằng các nền tảng video hiện có. Lượt truy cập kiếm được tiền chủ yếu thông qua quảng cáo. Việc tham gia vào thị trường gaming có thể giúp công ty đa dạng hóa nguồn doanh thu vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại và ứng dụng TikTok bị giám sát ngày một sát sao hơn. Bên cạnh đó, ByteDance cũng đang thử nghiệm một ứng dụng âm nhạc trả tiền mới ở châu Á đầy hứa hẹn.
Theo GameK
Trải nghiệm Astral Chain cực kì mượt mà dù chỉ có 30FPS Dù ra mắt cũng khá lâu nhưng vẫn chưa có thông tin quá nhiều chi tiết về tựa game cũng như khả năng vận hành trên chiếc máy Nintendo Switch. Đã hơn 10 năm kể từ khi Platinum Games phát hành dự án đầu tiên của hãng, và cũng từ đó studio game từ Osaka này liên tục thúc đẩy và cải tiến...