14 người chết vì tai nạn giao thông trong một ngày nghỉ lễ
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), từ 12 giờ ngày 1/9 đến 12 giờ ngày 2/9, của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm 2017, toàn quốc xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 14 người, bị thương 9 người.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông làm 1 người chết ở Hạ Long.
Vào lúc 15 giờ ngày 1/9, tại km 18 730, QL39, thôn An Xã, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng giữa 2 xe máy và một xe ô tô, hậu quả làm 3 người trên xe máy tử vong tại chỗ trong đó có 2 học sinh lớp 9 (sinh năm 2003).
Lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý 3.034 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, phạt gần 2,36 tỷ đồng, tạm giữ 17 ô tô, 373 xe mô tô, tước 286 giấy phép lái xe; kiểm tra 342 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy, phạt 240 triệu đồng.
Cuối giờ chiều ngày 01/9, rất nhiều người dân đã đổ về bến xe miền Đông và miền Tây (Thành phố Hồ Chí Minh), để về quê nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, giao thông trên các tuyến đường Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, quốc lộ 13 ùn ứ nghiêm trọng.
Trên tuyến quốc lộ hướng về miền Tây, mưa lớn khiến nhiều đoạn bị ngập cục bộ gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Càng về tối lượng người đổ về 2 bến xe này càng đông hơn gây áp lực giao thông nặng nề.
Tại Hà Nội, từ 17 giờ ngày 1/9, tại bến xe Giáp Bát và bến xe Mỹ Đình đã rất đông người đón xe về quê nghỉ lễ; các tuyến đường trên địa bàn Thủ đô như Giải Phóng, Xã Đàn, Xuân Thủy, Nguyễn Chí Thanh xảy ra ùn tắc.
Video đang HOT
Sáng 2/9, tiếp tục xảy ra ùn tắc trên tuyến vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ do phương tiện ô tô cá nhân trên tuyến tăng quá cao.
Đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhận được khoảng 50 cuộc gọi và tin nhắn phản ánh về tình hình trật tự, an toàn giao thông, chủ yếu phản ánh tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và trên một số tuyến quốc lộ; bất cập về hạ tầng; xe nhồi nhét hành khách; tăng giá vé trái quy định.
Sau khi nhận được phản ánh trên đường dây nóng, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành xác minh và xử lý thông tin./.
Chu Thanh Vân
TTXVN
Những vụ tai nạn thảm khốc, ám ảnh ở Tây Nguyên
Khu vực Tây Nguyên với đường xá đèo dốc, ngoằn ngoèo thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn thảm khốc luôn là nỗi "ám ảnh" đối với nhiều người dân.
Hôm qua (7/5), vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải trên Quốc lộ 14 thuộc địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và 34 người bị thương. Đây là con số thương vong thật kinh hoàng.
Những năm qua, nhiều vụ tai nạn thảm khốc đã liên tục xảy ra ở những cung đường Tây Nguyên khiến chúng ta không khỏi lo ngại, đa số các vụ tai nạn có nhiều người tử vong đều liên quan đến xe khách.
Đêm 17/5/2012, chiếc xe khách chở 60 người lưu thông trên Quốc lộ 14 đã lao từ cầu 14 xuống sông Serapok (tỉnh Đắk Lắk) khiến 34 người chết và 26 người bị thương. Đây là một trong những vụ tai nạn đường bộ thảm khốc nhất tại Việt Nam trong hơn chục năm qua.
Cách đây 12 năm, vào ngày 21/4/2005, chiếc xe khách chở cựu chiến binh từ Hà Nội vào Tây Nguyên thăm chiến trường xưa đã lao xuống vực sâu 70m ở chân đèo Lò Xo (huyện Đắk Lei, tỉnh Kon Tum) khiến 31 người thiệt mạng và 2 người bị thương nặng.
Năm ngoái, một vụ tai nạn thương tâm cũng đã xảy ra tại đèo Prenn (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) khiến 7 người thiệt mạng vào ngày 19/6.
Ngoài ra, nhiều vụ tai nạn đường bộ khác liên tục xảy ra tại các cung đường ở Tây Nguyên có số người chết từ 3-7 người khiến người dân không khỏi hoang mang.
Vụ tai nạn kinh hoàng ở cầu 14 bắc qua sống Serapok (Đắk Lắk) khiến 34 người thiệt mạng. Ảnh: Đại Việt
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn thảm khốc ở Tây Nguyên đều xuất phát từ việc tài xế điều khiển phương tiện không làm chủ được tốc độ.
Điển hình như vụ tai nạn của chiếc xe khách chở cựu chiến binh Hà Nội khiến 31 người thiệt mạng, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện vết phanh của bánh xe kéo dài hơn 90m trên mặt đường. Cảnh sát nhận định, chiếc xe đã đi với vận tốc rất cao trước khi bị lao xuống vực sâu 70m.
Còn nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra ở cầu 14 bắc qua sông Serapok khiến 34 người thiệt mạng cũng bắt nguồn từ người lái xe. Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk xác định, tài xế không làm chủ được tốc độ khi vào khu vực cầu và để bánh xe trước va vào gờ bê tông chắn bánh xe trên cầu dẫn đến nổ lốp.
Do bị nổ lốp nên chiếc xe đang đi với vận tốc hơn 70km/h đã mất thăng bằng, đâm vào lan can bên phải cầu và lao xuống sông Serapok bên dưới. Ngoài những vụ việc kể trên, còn rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do lỗi chủ quan của người tài xế.
Theo Cục Cảnh sát Giao thông, trong tháng 4/2017, cả nước xảy ra trên 1.500 vụ tai nạn giao thông làm hơn 670 người chết, gần 1.300 người bị thương.
Trong đó, có 9 vụ tai nạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 27 người chết, 37 nạn nhân bị thương. Nguyên nhân tai nạn gây chết người chủ yếu do người điều khiển xe vi phạm các lỗi như chạy quá tốc độ, vượt lấn làn, đi sai làn đường.
Vào năm 2016, toàn quốc xảy ra 62 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết gần 200 người.
Cũng theo Cục cảnh sát giao thông, nguyên nhân các vụ tai nạn vào năm 2016 chủ yếu là do người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường.
Theo Đại Việt (Đời sống & Pháp lý)
CSGT xử phạt 13 triệu trường hợp trong hơn 3 năm Từ năm 2014 đến nay, toàn lực lượng CSGT đã lập biên bản hơn 13 triệu trường hợp vi phạm, kho bạc nhà nước thu hơn 8 nghìn tỷ đồng. Ngày 4/4, Cục cảnh sát giao thông Bộ Công an tổ chức hội nghị nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xây dựng hình ảnh...