14 năm sau sự kiện 11/9: “Chiếc áo mới” và cuộc chiến chưa có hồi kết
Vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9 tại thành phố New York, Mỹ cách đây 14 năm được xem là điểm khởi đầu của cuộc chiến chống khủng bố dường như không có hồi kết của Mỹ.
Về bản chất, lời tuyên chiến của Tổng thống Mỹ lúc đó là George W. Bush hồi tháng 10/9/2001 và của Tổng thống Barack Obama ngày 10/9/2014 đều cùng nhắm tới một mục đích: tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Thế nhưng, bức tranh về cuộc chiến chống khủng bố trong 14 năm qua khá ảm đạm. Nguy cơ khủng bố vẫn hiện hữu và ngày càng trở nên nguy hiểm hơn không chỉ đối với nước Mỹ mà còn nhiều nước khác trên thế giới.
Khoảnh khắc chiếc máy bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines lao vào tòa tháp phía Nam Trung tâm Thương mại Thế giới lúc 9h03 ngày 11/9/2001.
Cú va chạm giữa máy bay chở khách khách với tòa tháp phía Nam tạo thành quả cầu lửa khổng lồ giữa không trung. Bên cạnh đó, tòa tháp phía Bắc vẫn tiếp tục bốc cháy dữ dội.
Ngày 14/10/2001, Tổng thống Bush đã có bài phát biểu công bố một chiến dịch quân sự mang tên “Tự do bền vững” nhằm vào Afghanistan. Hai năm sau, ông Bush tiếp tục đưa quân tấn công Iraq. Cả hai cuộc chiến mà Washington phát động là nhằm mục đích tiêu diệt tận gốc mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Những nạn nhân xấu số bám víu vào cửa sổ trước sức nóng tỏa ra từ vụ nổ.
125 người thiệt mạng khi máy bay đâm vào Lầu Năm Góc, Washington.
Video đang HOT
Đúng 13 năm sau, một ngày trước dịp tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ khủng bố 11/9, vào ngày 10/9/2014, Tổng thống Obama cũng có một bài phát biểu tương tự, trong đó nêu rõ:
“Chúng ta sẽ làm suy yếu, và cuối cùng là tiêu diệt lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bằng một chiến lược chống khủng bố toàn diện và bền vững. Chúng ta sẽ săn đuổi những tên khủng bố, những kẻ đang đe doạ đất nước chúng ta, cho dù chúng ở bất cứ nơi nào. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ không ngần ngại trong hành động chống lại IS ở Syria cũng như Iraq”.
Tổng thống Mỹ George Bush khi đó gặp gỡ và động viên lính cứu hỏa sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng.
Như vậy, với một mục tiêu không khác gì ông Bush từng công bố 14 năm về trước, Tổng thống Obama đã đại diện cho nước Mỹ, chính thức tuyên chiến với IS. Tuy nhiên, sau 14 năm “truy quét khủng bố” ở Trung Đông, điều mà Washington làm được chỉ là tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, làm suy yếu phần nào mạng lưới Al Qaeda, (được cho là) lật đổ chế độ Taliban.
Những gì còn sót lại của hai tòa nhà sau vụ khủng bố. Ngày nay, người ta gọi khu vực là Ground Zero và xây dựng trên đó bảo tàng cùng khu tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố.
Nhưng Mỹ đã không thể diệt tận gốc những mối nguy này. Hiểm hoạ từ Taliban và Al Qaeda vẫn còn đó. Taliban vẫn tổ chức các hoạt động phiến loạn tại Afghanistan. Còn Al Qaeda có xu thế chia thành các nhóm nhỏ, hoạt động tinh vi hơn, với tư tưởng cực đoan có chiều hướng gia tăng và phạm vi hoạt động thậm chí mở rộng sang tận Trung và Nam Á.
Điều này cũng dễ hiểu. Những gì Mỹ đã gây ra cho khu vực Trung Đông đã biến nhiều nước trong khu vực này thành đống đổ nát và là môi trường cực kỳ thuận lợi cho chủ nghĩa khủng bố bùng dậy và phát triển. Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa thể thoát khỏi vũng lầy tại đây.
Trong khi đó, nỗi ám ảnh về nguy cơ khủng bố với sự trỗi dậy mạnh mẽ của IS lại tiếp tục bao trùm lên nước Mỹ. Và sự trỗi dậy này chính là minh chứng cho thấy, điều mà nước Mỹ làm được ở Trung Đông chỉ là “khoác” cho cuộc chiến chống khủng bố của mình một “chiếc áo mới”, từ chống lại Al Qaeda và Taliban sang chống lại IS.
Hình ảnh tòa tháp bốc cháy dữ dội và những gì còn sót lại sau đó.
Trong một cuộc thảo luận về cuộc chiến chống IS, Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio bày tỏ: “Hiện chúng ta đang phải đối mặt với một nhóm khủng bố có khả năng với nguồn lực tài chính dồi dào nhất trong lịch sử cận đại. Chúng có mục tiêu rõ ràng là muốn khủng bố chúng ta. Và đây là một mối đe doạ an ninh quốc gia cực kỳ nghiêm trọng”.
Còn Thượng nghị sĩ Mitch McConnell thì chỉ ra rằng: “IS có dã tâm, có phương tiện, và có điều kiện để thực hiện nhiều tội ác”. Những luận điểm này đã phản ánh rõ rằng, các phần tử khủng bố vẫn đang ngày càng phát triển tinh vi hơn. Chính vì thế, cuộc chiến chống khủng bốcủa Mỹ rất ít khả quan và sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Và cuộc chiến này sẽ đè nặng lên vai Tổng thống Obama cũng như giới lãnh đạo kế nhiệm.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã tiếp tục tạo ra các nhóm khủng bố mới. Hết Al Qaeda sẽ lại đến IS và sau IS có thể lại có nhóm khác. Chủ nghĩa khủng bố sinh ra từ thù hận, từ tư tưởng cực đoan, mà nguồn gốc chính là sự bất công, phân cực trên thế giới. Chính vì vậy, cần có những giải pháp bền vững hơn, xóa bỏ bất công, bình đẳng, khi đó mới có thể xóa bỏ được hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố.
Theo Khổng Hà
Công an nhân dân
Trung Quốc đề nghị hợp tác với Mỹ trong vụ an ninh mạng
Trung Quốc đã lên tiếng đề nghị hợp tác với Mỹ trong vụ an ninh mạng nhằm xoa dịu Washington trước chuyến công du đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ vào cuối tháng này, Reuters ngày 11.9 cho hay.
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc - Ảnh: Reuters
An ninh mạng là một trong những nội dung gây căng thẳng giữa 2 nước và là một trong những nội dung sẽ được bàn tới trong chuyến đi rất được trông đợi lần này của ông Tập.
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể ngồi lại xem xét vấn đề này, thậm chí kêu gọi nhiều nước trên thế giới tham gia để bàn chuyện đưa ra các qui định về an ninh mạng.
"Trung Quốc và Mỹ có thể tạo ra một sự hợp tác về an ninh mạng giữa 2 nước", ông Dương Khiết Trì phát biểu trên một tờ báo tiếng Anh của Trung Quốc nói về chuyến công du của ông Tập được Reuters dẫn lại.
"Chúng tôi hy vọng cả Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác có thể cùng làm việc để đưa ra những qui định chung về an ninh mạng trên qui mô toàn cầu trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, công bằng và vì lợi ích chung", ông Dương, người từng ở cương vị Ngoại trưởng Trung Quốc, nói tiếp.
Theo Reuters, phát biểu của ông Dương được đưa ra sau khi Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper nói trong một ủy ban của Quốc hội Mỹ hôm 10.9 rằng Washington sẽ tăng cường an ninh để chống tin tặc từ Trung Quốc.
Ông Dương Khiết Trì trò chuyện với ông Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters
Vụ tấn công mạng qui mô lớn từ Trung Quốc nhắm vào các cơ quan chính phủ Mỹ được công bố hồi tháng 6.2015 làm mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên xấu hơn sau những bất đồng liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Nội các chính phủ của Tổng thống Barack Obama đang tính chuyện áp dụng lệnh trừng phạt cấm vận đối với cá nhân và doanh nghiệp Trung Quốc được cho là có liên quan đến vụ tấn công mạng nói trên. Báo cáo của ông Clapper càng làm mối quan hệ giữa 2 nước thêm căng thẳng trước chuyến đi của ông Tập, Reuters nhận định.
Ông Dương cũng như nhiều quan chức của Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc. Ông đề nghị cần có một cuộc điều tra và xử lý "nghiêm" trên tinh thần có "đầy đủ bằng chứng xác đáng" đối với tin tặc.
Nhân chuyện này, ông Dương cũng đề cập đến tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề được dự đoán tiếp tục sẽ là nội dung trong buổi gặp giữa Tổng thống Obama và ông Tập. Ông Dương cho rằng với tư cách là bên không có liên quan, Mỹ không nên thiên vị trong chuyện tranh chấp ở Biển Đông.
Washignton từng tuyên bố trung lập trước quan điểm của các bên ở Biển Đông nhưng sẽ không trung lập, hay nói cách khác là sẽ có quan điểm rõ ràng trong cách giải quyết tranh chấp mà các bên lựa chọn. Washington muốn các bên giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế thay vì dùng "cơ bắp" như kiểu của Bắc Kinh.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Phó Tổng thống Biden do dự việc tranh cử tổng thống năm 2016 Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông không chắc sẽ ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 dù gia đình rất muốn ông tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Phó Tổng thống Joe Biden chưa chắc sẽ tham gia tranh cử tổng thống năm 2016 - Ảnh: Reuters Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4.9 cho biết ông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump gửi cảnh báo cứng rắn tới ông Putin

"Con đường tử thần" tại Kursk khi Nga đánh bật Ukraine khỏi chiến tuyến

Ukraine tung đội quân 15.000 robot bù đắp "cơn khát" binh sĩ

Bắt đầu đợt sa thải hàng loạt tại các cơ quan y tế ở Mỹ

Tổng thống Mỹ chấp thuận thỏa thuận Anh - Mauritius về quần đảo Chagos

Mỹ đảo ngược chính sách về châu Âu

Chủ tịch EC ra cảnh báo cứng rắn đáp trả thuế quan với Mỹ

Nổ tại xưởng sản xuất pháo ở Ấn Độ làm 18 người tử vong

Triển vọng Nga và Phần Lan bình thường hóa quan hệ

Động đất tại Myanmar: Vai trò đặc biệt của đội chó cứu hộ

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt Nam mang thai ở tuổi 36: Nhiều lần thất bại vì mắc 1 căn bệnh, phát hiện bầu trong hoàn cảnh không ngờ tới!
Sao việt
07:05:16 02/04/2025
Khám phá cây gạo 2 thân trổ hoa vàng rực ở Long Động (Nam Sách)
Du lịch
07:04:15 02/04/2025
"Boy chán đời" hot nhất showbiz tuyên bố giải nghệ, netizen mừng như được mùa!
Nhạc quốc tế
07:01:05 02/04/2025
Hàng loạt phòng khám đa khoa của người Trung Quốc sử dụng giấy tờ giả
Pháp luật
06:55:37 02/04/2025
Kim Soo Hyun nghi mắc sai lầm "chí mạng" vì phân tích tin nhắn, trung tâm giám định đáng ngờ bị "bóc" tường tận
Sao châu á
06:51:19 02/04/2025
Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh
Tin nổi bật
06:38:31 02/04/2025
Những cách làm thịt ba chỉ xào mắm ruốc thơm ngon khó cưỡng
Ẩm thực
06:15:14 02/04/2025
Faker bộc lộ tố chất HLV, ngay cả Ban huấn luyện T1 cũng không theo kịp
Mọt game
06:10:37 02/04/2025
7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ
Sức khỏe
06:04:34 02/04/2025
'When Life Gives You Tangerines' đại thành công: IU, Park Bo Gum, Kim Seon Ho thống trị bảng xếp hạng diễn viên
Hậu trường phim
05:59:08 02/04/2025