14 mẹo sinh tồn có thể cứu mạng bạn một ngày nào đó
Những mẹo sinh tồn dưới đây rất cần thiết vì nó sẽ có ích trong những tình huống nguy cấp.
1. Không dùng nhiều chất tẩy rửa cùng 1 lúc
Không bao giờ pha trộn các chất tẩy có amoniac với nhau vì có thể tạo ra một loại khí chloramine độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Amoniac thường được tìm thấy trong các chất tẩy rửa cửa sổ và gương.
2. Chóng mặt khi đang bơi dưới nước
Nếu bạn bị chóng mặt khi đang ở dưới nước và không biết phương hướng mặt nước ở đâu thì hãy nhả khí để xem bong bóng bay dưới nước theo hướng nào thì đó là hướng của mặt nước.
3. Hỏng xe ở nơi hoang vắng
Nếu bạn bị hỏng xe ở nơi vắng thì có thể đốt bánh xe dự phòng để tạo khói. Đây là cách gửi tín hiệu bởi người ta có thể nhìn thấy khói cao su từ cách đó vài km. Một điều nữa là tuyệt đối không đi xa khỏi chiếc xe vì chiếc xe thường sẽ được tìm thấy đầu tiên chứ không phải là tài xế lang thang 1 mình.
4. Bếp bị cháy
Nếu có một đám cháy nhỏ trên bếp thì bạn không nên dập bằng nước vì sẽ chẳng có tác dụng gì mà hãy đổ bột baking soda vào hoặc dùng 1 chiếc chăn trùm vào.
5. Xác định một người bị đuối nước
Những người bị đuối nước thường sẽ không thể la hét hay tạo sự chú ý để được giúp đỡ. Do đó, để xác định được người bị đuối nước bạn có thể quan sát thấy đầu họ ở gần mặt nước hơi nghiêng về phía sau và cứ liên tục nhấp nhô trên mặt nước. Nếu họ có tóc dài thì tóc thường nổi trên mặt nước.
6. Quy tắc hồi sức tim phổi
Nếu bạn thực hiện động tác sơ cứu hồi sức tim phổi thì đừng dừng động tác đó lại cho đến khi xe cứu thương hoặc bệnh nên có dấu hiệu tỉnh lại. Bệnh nhân sẽ không có cơ hội sống sót nếu não không có oxy. Công tác sơ cứu hồi sức tim phổi sẽ giúp kéo dài sự sống cho não trước khi bác sĩ đến.
7. Khi gọi xe cứu thương hoặc cảnh sát
Video đang HOT
Nếu bạn cần gọi xe cứu thương hoặc cảnh sát trong các tình huống nguy cấp thì thay vì trình bày dài dòng đang gặp vấn đề gì thì ngay lập tức nói địa chỉ nhà để cơ quan chức năng có thể đến ngay lập tức. Nếu chỉ mải nói vấn đề bạn gặp mà quên địa chỉ thì không ai có thể đến giúp bạn được.
8. Bị động vật hoang dã tấn công
Nếu có bất kỳ vết xước hoặc vết cắn của động vật hoang dã thì bạn có nguy cơ mắc bệnh dại. Sau khử trùng vết thương, trong vòng 10 – 15 ngày bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Mỗi giờ chần chừ, bạn sẽ giảm cơ hội sống sót của chính mình. Bệnh truyền nhiễm này gần như không thể điều trị nếu để lâu.
9. Chạm vào một vật nhiễm điện
Nếu bạn chạm vào một vật bằng mặt trong của lòng bàn tay, điện sẽ làm cho tay nắm siết chặt và khó có thể rút tay ra được. Vì thế, nếu muốn kiểm tra đồ vật thì bạn có thể chạm vào chúng bằng mu bàn tay.
10. Sét đánh
Sét không đánh vào một nơi 2 lần là quan niệm sai lầm. Xác xuất bị sét đánh lần 2 sẽ rất cao nên nếu bạn đang ở nơi đã từng có sét đánh thì tốt nhất nên rời khỏi.
Ngoài ra, hãy loại bỏ bất kỳ vật kim loại và tắt nguồn điện thoại di động của bạn. Nếu một tia sét sắp đánh vào, bạn sẽ cảm nhận được mùi kim loại trong miệng trước 3-4 giây và long tơ trên cơ thể sẽ bắt đầu dựng lên. Hãy ngồi xuống, đặt hai chân vào nhau và đặt hai tay lên đầu gối.
11. Bị lạc trong rừng
Khi bị lạc trong rừng, điều đầu tiên bạn nên tìm là nước. Nếu bạn ở trên núi thì hãy đi theo hướng đi xuống, nếu đang ở nơi có đầm lầy thì hãy tìm chỗ cao hơn.
Ngoài ra, hãy chú ý đến những con chim: nếu một số loài chim bay cao có thể đang di chuyển về phía nước và nếu chúng bay thấp, có thể là chúng vừa bay từ mặt nước lên. Trong hầu hết mọi tình huống, nếu thấy 1 con đường thì hãy cứ men theo con đường đó mà đi.
12. Nhảy xuống nước từ trên cao
Luôn luôn bịt mũi nếu bạn nhảy xuống nước từ trên cao với hai chân hướng về phía trước. Điều này là để các vi sinh vật nguy hiểm không thể xâm nhập vào mũi bạn. Một số loại vi sinh vật trong nước có thể gây viêm màng não dẫn đến tử vong.
13. Một bệnh nhân tiểu đường mất ý thức
Nếu một bệnh nhân tiểu đường mất ý thức, bạn không thể tiêm insulin cho họ vì nó có thể giết chết họ. Hôn mê do tiểu đường là do hạ đường huyết (thiếu đường) và insulin sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Những gì bạn phải làm là gọi xe cứu thương và cố gắng cung cấp cho người đó một chút đường hoặc đồ ăn nhiều đường qua đường ăn uống. Nhưng nếu bị tăng đường huyết thì tuyệt đối đừng đưa cho họ đồ ăn có đường.
14. Quy tắc 5 giây
Thực phẩm rơi xuống sàn vẫn có thể được nhặt và ăn mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nếu thời gian dưới 5 giây. Nhưng quy tắc này không hoàn toàn chính xác vì tốc độ xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn rất nhanh nên bạn hãy cân nhắc trước khi áp dụng.
Điều gì xảy ra khi xe hết sạch dầu máy mà không biết?
Nhiều người đi ô tô nhưng không mấy khi để ý đến dầu máy của xe có còn đủ hay không. Chỉ đến khi chiếc xe "tự nhiên" không thể đi được mới tá hoả kiểm tra, lúc đó có thể đã quá muộn.
Tiền mất, tật mang
Anh Đỗ Duy Khánh (34 tuổi, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang sở hữu chiếc Honda Civic đời 2010. Thời gian gần đây, anh thấy xe không còn bốc và nóng máy bất thường. Tuy nhiên, nghĩ là xe đã cũ, cộng với công việc quá bận rộn nên anh vẫn đi cố.
Cho đến cuối tuần vừa rồi, khi di chuyển từ cơ quan về nhà, chiếc xe của anh có hiện tượng rất ì, kim nhiệt báo gần đến vạch "H" và bốc mùi khét từ phía động cơ, lúc này anh mới cố "lết" vào một gara sửa xe gần đó.
Sau khoảng 5 phút kiểm tra, thợ sửa xe của gara phát hiện dầu máy trên chiếc Civic của anh gần như đã kiệt. Kiểm tra sâu hơn, người thợ này khẳng định ô tô của anh đã bị bó máy, có hiện tượng lột biên.
"Người thợ này nói rằng, xe của tôi bị khá nặng mà nguyên nhân do dầu máy đã cạn kiệt dẫn đến bó máy, còn mùi khét lúc trước chính là mùi dầu cháy. Người này còn bảo, vẫn may vì chưa bị gãy tay biên", anh Khánh kể lại.
Anh Khánh thừa nhận, từ lúc mua lại chiếc xe cách đây 5 năm, gần như chỉ biết đi và hỏng đâu sửa đó chứ không mấy khi kiểm tra, bảo dưỡng, thay dầu định kỳ. Lần gần nhất anh thay dầu cũng là hơn 2 năm về trước.
Sau đó, anh Khánh buộc phải để xe lại gara để rã máy, ép biên, thay mới dầu máy,... "Phí" phải trả cho sự lơ đãng, chủ quan khi không thường xuyên kiểm tra và thay dầu máy định kỳ là hơn 10 triệu đồng.
Thông thường, đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn trên bảng táp-lô sẽ sáng lên khi chiếc xe thiếu dầu . Ảnh: Viet Q
May mắn hơn anh Khánh một chút là trường hợp của anh Nguyễn Thành Nam (40 tuổi, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) - một người khá hiểu biết về xe. Anh Nam kể lại, cách đây không lâu, chiếc Toyota Altis đời 2005 của anh đột nhiên rất khó khởi động, khi khởi động cảm giác máy nặng và có tiếng lọc cọc phát ra từ phía động cơ.
Dự liệu có điều bất thường, anh Nam không cố khởi động nữa mà lật nắp capo lên kiểm tra các chi tiết, đồng thời quan sát xung quanh. Anh nhanh chóng phát hiện dầu máy đã bị chảy khá nhiều tạo nên một vũng đen, ngấm xuống đất.
"Do bận đi công tác nên hơn 3 tuần tôi mới động đến xe. Khi kiểm tra dầu máy, tôi ngỡ ngàng khi dầu đã cạn kiệt. Nguyên nhân có thể do gioăng phớt lâu ngày đã chai cứng, nứt vỡ khiến dầu chảy ra", anh Nam nói.
Sau đó, anh đã lấy can dầu mới châm vào, sau đó chiếc xe vẫn đi lại được bình thường. Ngay hôm sau, anh Nam phải đưa xe vào gara của một người bạn để khắc phục triệt để.
"Lúc đó tôi không cố khởi động nhiều lần vì làm điều này khi cạn dầu máy có thể gây ra những hỏng hóc nặng liên quan đến động cơ. Lúc đó, chi phí sửa chữa, khắc phục sẽ là rất lớn", anh Nam chia sẻ.
Có nhiều nguyên nhân khiến dầu máy bị hao hụt trong quá trình sử dụng. Ảnh: Đình Quý
Nên thường xuyên kiểm tra dầu máy
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại - giám đốc một trung tâm sửa chữa ô tô tại Hà Nội cho biết, việc hao dầu máy thường hay gặp ở những chiếc xe cũ, đã sử dụng 5-7 năm trở lên, khi một số chi tiết đã có dấu hiệu lão hoá theo thời gian.
Theo kỹ sư Đại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hao dầu, phổ biến nhất là dầu bị rò rỉ qua các gioăng, phớt của động cơ. Các gioăng phớt này sau một quá trình sử dụng không còn đàn hồi, khi gặp áp lực lớn, nhiệt độ cao có thể nứt vỡ làm dầu máy chảy ra ngoài.
Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến chiếc xe bị hao dầu là do phớt ghít trong động cơ lâu ngày bị chai cứng, không ôm sát được xu-páp. Trường hợp này khó phát hiện hơn do dầu không bị chảy ra ngoài.
"Xu-páp có nhiệm vụ đóng mở để cho dòng khí nạp và xả đi vào và thoát ra khỏi động cơ. Trên thân xu-pap có một phớt làm kín để ngăn không cho dầu bôi trơn trên nắp máy lọt xuống buồng đốt gọi là phớt ghít. Nếu phớt này bị hư hỏng, dầu động cơ có thể sẽ lọt xuống buồng đốt, dẫn đến hao dầu", kỹ sư Đại giải thích kỹ hơn.
Nguyên nhân thứ ba kỹ sư Đại đưa ra là do xéc-măng bị mòn hoặc bó. Nếu các xéc-măng, nhất là xéc-măng dầu bị mòn sẽ khiến cho dầu bôi trơn động cơ đi lên buồng đốt và bị đốt cháy cùng với xăng.
Vị chuyên gia về ô tô này cho rằng, với bất kỳ lý do gì thì việc hao dầu dẫn đến cạn kiệt dầu máy là rất nguy hiểm, gây ra những hỏng hóc lớn cho chiếc xe như: Bó máy, lột biên (như trường hợp của anh Khánh ở trên).
Đồng thời, cạn kiệt dầu khiến động cơ bị quá nhiệt gây ra hiện tượng sôi dầu, cháy dầu dẫn tới kẹt xéc-măng,... Nặng hơn có thể gãy tay biên, gãy trục, vỡ động cơ,...
Hệ luỵ từ việc cạn dầu máy khiến chiếc xe bị hỏng nặng, khó khắc phục và chi phí sửa chữa rất cao. Ô tô bị chảy dầu còn tiềm ẩn nguy cơ cháy xe do dầu máy cũng là một chất dễ cháy khi đủ điều kiện.
Nên thường xuyên kiểm tra mức dầu máy, đồng thời thay dầu định kỳ theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trên, kỹ sư Lê Hồng Đại đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Tạo thói quen quan sát xung quanh chiếc xe trước mỗi hành trình, trong đó quan sát phía gầm xe, dưới nắp ca-po xe xem có bị chảy dầu không.
- Thường xuyên kiểm tra mức dầu máy, nếu thiếu phải châm thêm ngay.
- Thay dầu, lọc dầu đúng định kỳ theo hướng dẫn và tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Nên chọn những thương hiệu dầu máy có uy tín, phù hợp với từng dòng xe.
6 mẹo sinh tồn hữu ích ai cũng phải biết để thoát hiểm trong những tình huống nguy cấp Bạn nên bình tĩnh và làm theo những mẹo đơn giản này để cứu mình lúc nguy cấp. 1. Làm gì khi thang máy rơi? Cách tốt nhất để sống sót khi thang máy rơi là nằm ngửa. Các cơ và mỡ trong cơ thể bạn có thể nén được và chúng sẽ giúp hấp thụ lực G của tác động. Nếu không...