14 hộ dân lên núi “trốn” động đất đã về nhà
Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 26/10, ông Phùng Tô Long, Chánh văn phòng UBND huyện Sơn Hà, khẳng định, đến nay các hộ dân lên núi dựng lều ở để “trốn” động đất đã trở về nhà an toàn sau khi chính quyền địa phương kiên trì vận động, thuyết phục.
Hầu hết những người lên núi dựng lều là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ
Trước đó, tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) xuất hiện trận động đất 4,6 độ richter, sau đó lan làm rung chấn tại các huyện Tây Trà, Ba Tơ, Sơn Hà,… 14 hộ dân làng Vố (thôn Tà Pa, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà) đồn thổi có xuất hiện một lỗ hổng giữa lòng đất rộng khoảng 8cm, từ đó nước phun lên cao khoảng 1m. Ngoài ra, gần khu vực dân cư có một vết nứt núi. Từ những tin đồn nay, người dân làng Vố đã hoang mang lo sợ, rủ nhau lên núi dựng lều ở.
Qua quá trình tìm hiểu và kiểm tra, lỗ hổng 8cm chỉ là tin đồn thổi, còn vết nứt núi đã xuất hiện từ 3 năm về trước. Khi các thông tin trên được cán bộ giải thích cho người dân làng Vố, 14 hộ dân đã hiểu và lần lượt trở về nhà, bỏ lại dãy lều xiêu vẹo chênh vênh trên đồi núi Cà Tu.
Ông Dương Viết Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà – cho biết: “Trước sự lo sợ của người dân, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, giải thích để người dân yên tâm sinh sống. Bên cạnh đó, địa phương đang tìm hướng khắc phục vết nứt núi, không làm ảnh hưởng đến tính mạng người dân”.
Được biết hầu hết số người lên núi dựng lều tạm đều là phụ nữ, trẻ em và người già đàn ông trong làng đều đang đi làm xa hoặc lên rẫy sản xuất.
Theo Dantri
Video đang HOT
Dân vào rừng dựng nhà tránh động đất
Sợ động đất, người dân huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) dựng nhà gỗ để ở cho an toàn, nhiều người đã bỏ vào rừng để dựng nhà.
Trai tráng xúm tay vác gỗ vào rừng
Sau một ngày nhờ anh em, hàng xóm chuyển gỗ vào rừng để dựng nhà, sáng 24/10, anh Hồ Văn Thiện (40 tuổi, trú tại thôn 1, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My) cho biết đã gom đủ số gỗ cần thiết.
'Động đất liên miên và ngày càng mạnh, ở trong nhà bê tông thêm sợ. Từ khi có động đất, đêm nào bố tôi cũng thức trắng.
Ông đã già yếu làm sao chạy kịp khi có động đất. Gom đủ số gỗ, tôi sẽ dựng ngay căn nhà mới để ở cho an tâm', anh Thiện tâm sự.
Cũng theo anh Thiện, giữa núi rừng, không điện và thiếu thốn đủ bề nhưng anh vẫn quyết đem cả gia đình vào đây ở vì 'quá sợ hãi'.
Anh Hồ Văn Viên (38 tuổi, trú tại thôn 1, xã Trà Đốc) cho biết: 'Tôi giúp Thiện dựng nhà, rồi sau đó anh ấy sẽ giúp lại tôi.
Tôi không vào rừng sống như anh Thiện nhưng cũng đã mua gỗ để dựng nhà bên cạnh căn nhà bằng bê tông hiện nay'.
Trong khi đó, sau trận động đất xảy ra vào tối 22/10, nhiều người dân ở huyện Bắc Trà My đã chuyển sinh hoạt gia đình vào gian bếp, vốn thường là căn nhà sàn làm bằng tre nứa.
Ngày 23/10, những người dân địa phương giúp anh Thiện chuyển gỗ vào rừng để dựng nhà.
Đoạn đường từ đường nhựa và rừng dài gần 2km và phải băng qua nhiều ghềnh đá
Trẻ em cũng góp sức với những khúc gỗ nhỏ
Trẻ em trong vùng động đất giúp người lớn nhiều việc nặng nhọc
Trong động đất, tinh thần cộng đồng của đồng bào người Ca Dong, Cor được phát huy
Khúc gỗ nặng, hai em nhỏ chung sức vác hai đầu
Gỗ cho nhà tránh động đất được đưa đến điểm tập kết
Theo Tinngan
Chưa hết bàng hoàng sau trận động đất 4,6 độ Richter Ngày 23.10, người dân xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) vẫn chưa hết bàng hoàng sau trận động đất mạnh 4,6 độ Richter xảy ra vào tối 22.10. Qua lời kể của nhiều người dân sinh sống tại các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bui... (H.Bắc Trà My), trận động đất lần này có...