14 dự án giao thông cấp bách đang triển khai thế nào?
Hiện 3 dự án đường bộ cấp bách đã hoàn thành, 7 dự án còn lại sẽ hoàn thành từ tháng 4 – 7/2021…
Thi công thảm bê tông nhựa dự án Quản Lộ – Phụng Hiệp
Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai xây dựng 14 dự án giao thông quan trọng cấp bách (10 dự án đường bộ, 4 dự án đường sắt) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 556 ngày 31/7/2018.
Đối với 10 dự án đường bộ, Cục QLXD&CLCTGT cho biết, 3 dự án đã hoàn thành, gồm: Dự án tuyến nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; Dự án nâng cấp QL4 đoạn nối Hà Giang – Lào Cai; Dự án cải tạo, nâng cấp QL3B đoạn Xuất Hóa – cửa khẩu Pò Mã, tỉnh Bắc Kạn; 7 dự án đang triển khai thi công, trong đó 5 dự án tiến độ còn chậm, gồm: Dự án tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp; Dự án cải tạo nâng cấp QL53; Dự án nâng cấp QL57; Dự án nâng cấp QL30 và dự án đầu tư QL27 đoạn tránh Liên Khương.
“Nguyên nhân do công tác GPMB của các dự án bị chậm, khó khăn về vật liệu đá làm bê tông nhựa và một số nhà thầu triển khai thi công chậm. Dự kiến hoàn thành toàn bộ 7 dự án đường bộ còn lại từ tháng 4 – 7/2021″, Cục QLXD&CLCTGT thông tin.
Video đang HOT
Đối với 4 dự án đường sắt, Cục QLXD&CLCTGT cho biết, đến nay, các ban quản lý dự án đã triển khai 29/34 gói thầu xây lắp (Ban QLDA Đường sắt: 25/26 gói thầu, Ban QLDA85: 4/8 gói thầu).
Còn lại 5 gói thầu, trong đó 2 gói thầu (4 khu gian bổ sung – Ban QLDA85) dự kiến hoàn thành lựa chọn nhà thầu và khởi công trong tháng 2/2021; 2 gói thầu không có nhà thầu tham gia, Ban QLDA85 báo cáo Bộ GTVT xem xét giải pháp xử lý trước ngày 25/2/2021; một gói EPC thông tin tín hiệu đường sắt thuộc dự án Hà Nội – Vinh của Ban QLDA Đường sắt, dự kiến ban trình điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày 20/02/2021, hoàn thành lựa chọn nhà thầu trong tháng 4/2021. Dự kiến gói thầu hoàn thành muộn nhất trong tháng 12/2021.
Được biết, 10 dự án đường bộ quan trọng, cấp bách (TMĐT: 8.000 tỷ đồng) gồm: Dự án đường bộ nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; cải tạo, nâng cấp QL53 đoạn Trà Vinh – Long Toàn; QL27 đoạn tránh Liên Khương; nâng cấp QL30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự; đường nối QL4C và 4D (Km238 – Km414); QL3B (Km0 – Km 66 600); nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp; cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL24; cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25; cải tạo, nâng cấp QL57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày.
4 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách (tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng) gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh; gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang; cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn và dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM.
Sắp thông xe cầu Thăng Long sau khi "đại phẫu thuật"
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đang băng băng về đích. Theo dự kiến, đến ngày 8/1/2021, dự án sẽ chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác, vượt tiến độ ban đầu đề ra.
Hôm nay (9/12), các công nhân đang gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng của dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long để chuẩn bị thông xe.
Thi công thảm bê tông Polymer trên mặt cầu Thăng Long.
Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), dự kiến dự án sửa chữa cầu Thăng Long (Hà Nội) sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác ngày 8/1/2021. Cầu Thăng Long khi hoàn thành việc sửa chữa và đư vào khai thác sẽ kết nối với đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long và giảm tải cho cầu Nhật Tân.
"Hiện, mẻ bê tông nhựa Polimer lớp phủ mặt cầu cuối cùng đã được nhà thầu thảm xong. Sau đó, các công việc như sơn kẻ mặt đường, hộ lan và các công việc khác sẽ được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của Bộ GTVT", đại diện Tổng cục Đường bộ cho biết.
Ông Vũ Hải Tùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào ngày 8/1/2020. Theo hợp đồng ký giữa đại diện chủ đầu tư và nhà thầu thì thời gian thi công dự án sửa mặt cầu Thăng Long là 150 ngày, tính từ ngày 16/8/2020 đến ngày 12/1/2021. Như vậy, dự án sẽ "về đích" sớm 4 ngày.
Cầu Thăng Long xây dựng từ năm 1974 và thông xe đưa vào sử dụng từ tháng 5/1985. Tuy nhiên, sau thời gian dài khai thác, mặt cầu đã bị hư hỏng và tiến hành sửa chữa lớn vào năm 2009 cũng như sửa chữa cục bộ một số năm sau đó nhưng vẫn không thể triệt để hoàn toàn.
Các chuyên gia kiểm soát chặt về chất lượng thi công mặt cầu.
Do đó, Tổng cục Đường bộ đã phối hợp với các đơn vị chức năng để nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân hư hỏng và đưa ra giải pháp sửa chữa, trong đó có công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng UHPC là giải pháp kinh điển trong sửa chữa cầu trên thế giới.
Theo ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng, được khởi công ngày 16/8.
"Công nghệ hàn đinh neo không sinh nhiệt (nhiệt độ dưới 80 độ C) không ảnh hưởng tới bản thép mặt cầu, thời gian hàn chỉ từ 3-15 giây và sau đó sẽ đổ bê tông siêu tính năng UHPC lên trên đảm bảo kết cấu bản mặt cầu bền vững", ông Sỹ cho hay.
Ông Sỹ cũng nhấn mạnh với công trình này kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất, Tổng cục Đường bộ tin tưởng sẽ hoàn thành sớm hơn so với tiến độ đề ra vào ngày 16/1/2021, đảm bảo kết cấu bê tông siêu tính năng (dày 6cm) và bản mặt cầu có 'tuổi thọ' lên tới 30 năm.
Riêng với lớp thảm bê tông nhựa tạo nhám (dày 4cm) trên cùng của mặt cầu sẽ tồn tại từ 5-10 năm tùy theo tải trọng xe đồng thời mong muốn có hệ thống kiểm soát tải trọng xe tại cầu để đảm bảo bền vững kết cấu của cầu Thăng Long./.
Truy trách nhiệm nhà thầu chậm bảo hành dự án Quốc lộ 1 Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường, nâng cao trách nhiệm bảo hành công trình, triển khai các thủ tục xác nhận hết thời gian bảo hành đối với các dự án mở rộng Quốc lộ 1. Một đoạn Quốc lộ 1. Ảnh: TTXVN Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các...