14 dấu hiệu cơ bản chứng tỏ bạn đã mang thai
Bạn đang rất mong chờ “tin vui” nhưng phân vân không biết triệu chứng mang thai như thế nào? Sau đây là 14 dấu hiệu thường thấy khi mang thai mà hầu như ai cũng trải qua.
1. Chậm kinh
Chắc chắn dấu hiệu đầu tiên bạn nghĩ đến khi mang bầu đó chính là chậm kinh. Mặc dù đây có thể là một dấu hiệu quan trọng trong thai kỳ, nguyên nhân dẫn đến chậm kinh lại cũng có thể xuất phát từ việc tăng hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về nội tiết tố, căng thẳng, hay ngay cả khi bạn đang cho con bú cũng có thể bị tình trạng này.
2. Chóng mặt và buồn nôn
Lượng đường trong máu thấp làm người phụ nữ thường cảm thấy chóng mặt. Buồn nôn hoặc nôn xuất hiện ở tuần thứ 2 – tuần thứ 8. Buổi sáng, khi dạ dày còn rỗng thì hiện tượng này tăng lên.
Chắc chắn dấu hiệu mang thai đầu tiên bạn nghĩ đến khi mang bầu đó chính là chậm kinh và buồn nôn, có lúc đó là cảm giác chóng mặt (Ảnh minh họa).
Ra máu rải rác, ít cảm giác, nhiều phụ nữ có kinh 2 lần trong một tháng. Hiện tượng này có cơ chế không giống như kinh nguyệt bình thường, mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
4. Đau lưng
Đau lưng có thể là một dấu hiệu cho việc mang thai, nhưng thật ra mẹ bầu thường không chú ý đến cho đến tận quý 2 và quý 3 của thai kỳ, khi bụng mẹ bầu đã to hơn và lưng phải chịu nhiều áp lực hơn. Tất nhiên, việc đau lưng cũng có thể đến từ những vấn đề của cả thể chất lẫn tinh thần của bạn hoặc trước khi đến ngày lưng cũng thường đau và mỏi hơn bình thường rất nhiều. Đau lưng có thể là một dấu hiệu bệnh lý rất có hại cho sức khỏe, vì vậy bạn nên đến khám bác sỹ càng sớm càng tốt để có thể xác định chính xác nguyên nhân đau lưng của mình.
Video đang HOT
5. Ngực to và quầng ngực sẫm màu
Hai tuần sau khi thụ tinh, ngực và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Ngực phụ nữ có thai rất nhạy cảm và dễ đau khi đụng chạm.
6. Kiệt sức và cần ngủ nhiều
Hầu hết phụ nữ mới có thai đều mỏi mệt cả ngày. Trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể thai phụ cần tạo nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến thai. Điều này khiến tim hoạt động nhiều hơn để lưu chuyển số lượng máu này.
7. Khó chịu với mùi
Thai nghén thường làm tăng độ nhạy bén với mùi, do đó phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường có cảm giác buồn nôn với mùi thức ăn hàng ngày.
8. Thay đổi khẩu vị và thèm ăn
Lượng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ gia tăng làm thay đổi vị giác, điển hình là vị tanh trong miệng. Vì thế mùi vị của một vài thức ăn sẽ thay đổi.
Thời gian này, người phụ nữ cũng có thể thèm một số thức ăn kỳ quặc (như thèm đồ chua, thèm đất sét, thèm bã chè…). Đây là phản ứng cơ thể thiếu khoáng chất và các yếu tố vi lượng.
9. Tâm lý mất ổn định
Sự gia tăng hormone khiến người mới mang thai thường tỏ ra bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động, dễ nổi nóng và hay cáu gắt hơn. Thậm chí đôi lúc họ còn tự tạo ra áp lực với những người xung quanh.
10. Nhức đầu thường xuyên
Một số chị em thường phàn nàn rằng họ bị nhức đầu khi mang thai, nhân nhân là do lượng estrogen tăng cao. Dù vậy, cũng không thể kết luận rằng việc đau đầu liên tục lại là tín hiệu chắc chắn của việc mang thai khi việc mất nước, căng thẳng thần kinh và mỏi mắt cũng có thể khiến cho bạn cảm thấy tương tự.
11. Đau quặn bụng
Cơn đau này có biểu hiện giống đau bụng hành kinh vì dạ con đang lớn lên. Hoạt động mạnh, khoái cảm tình dục làm gia tăng các cơn đau này.
12. Táo bón
Nội tiết tố progesteron làm chùng giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi. Thức ăn chuyển hóa chậm và gây táo bón
13. Thay đổi nhiệt độ cơ thể
Nếu có biểu đồ theo dõi thân nhiệt, người phụ nữ có thể nhận ra thân nhiệt của mình khi có thai cao hơn nhiệt độ khi rụng trứng và khi bắt đầu kỳ kinh.
14. Tiểu nhiều
Thể tích tử cung tăng lên cùng với tăng chức năng thận gây tiểu nhiều. Cũng có khi thai phụ bị xón tiểu lúc hắt hơi, ho hay cười to. Nguyên nhân do tử cung to lên đè ép vào bàng quang.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Thai ngoài tử cung và những điều bạn cần biết
Thai ngoài tử cung nếu phát hiện muộn sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.
Vì nhiều nguyên nhân như vòi trứng bị hẹp hay tắc, trứng di chuyển chậm dẫn đến phôi thai không làm tổ và phát triển bên trong lòng tử cung, sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó. Trong tình huống này, thai phụ cần nhận biết được các dấu hiệu nghi ngờ để kịp thời đến cơ sở y tế xử trí, tránh những biến chứng nguy hiểm do thai ngoài tử cung gây ra.
Vị trí thường gặp
Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Nếu khối thai nằm bên trong vòi trứng, khi thai phát triển sẽ làm vòi trứng bị giãn to dần và căng phồng (gây đau thường xuyên vùng bụng dưới) và có thể bị rạn nứt (gây chảy máu ít, âm ỉ rỉ ra trong bụng). Khối thai có thể bị vỡ ra khi vượt quá khả năng căng giãn của vòi trứng, khi đó sẽ làm chảy máu nhiều ồ ạt trong ổ bụng. Trường hợp này cần phải mổ cấp cứu để cầm máu.
Thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.
Dấu hiệu thai ngoài tử cung
- Chậm kinh: Người bệnh có dấu hiệu chậm kinh, thử nước tiểu cho thấy dấu hiệu có thai, thậm chí có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.
- Chảy máu âm đạo: Xuất hiện muộn hơn, thường là lượng máu ít, đen sậm và kéo dài. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kì), làm cho người bệnh nhầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh nên chủ quan không đi khám.
- Đau bụng: Đau bụng, thường là do tình trạng căng giãn của vòi trứng. Người bệnh thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, đau có thể giảm tạm thời với các thuốc giảm đau nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết thời gian tác dụng. Hiếm hơn, có người có cảm giác đau vùng vai, do có hiện tượng tích tụ dịch hay máu trong ổ bụng, gây phản xạ trên thần kinh vùng bụng và gây ra đau vai.
Nếu có cơn đau dữ dội, da xanh xao và cảm giác mệt lả người hay ngất xỉu là dấu hiệu khối thai bị vỡ, có thể gây chảy máu nhiều trong ổ bụng, rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
Do đó, khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén), thai phụ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa khám và được tư vấn đầy đủ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ thai ngoài tử cung, cần phải nhập viện ngay để các bác sĩ theo dõi, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được biến chứng và tăng khả năng năng duy trì chức năng sinh sản bình thường.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
"Yêu" 3 lần/tuần gây chậm kinh Liệu có phải do quan hệ 3 lần/tuần nên bạn gái em bị chậm kinh 2, 3 tháng nay không? Xin chào chuyên mục Tư vấn chuyện phòng the! Em có một vấn đề rất tế nhị, mong chuyên mục tư vấn giúp em. Em muốn hỏi liệu quan hệ 3 lần trong 1 tuần có gây mất kinh nguyệt ở bạn gái...