14 câu chất vấn chờ Thủ tướng
Các câu hỏi tập trung vào chủ đề như bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ chức chính phủ, vị thế của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, quản lý trái phiếu Chính phủ…
Từ 10h đến 11h15 sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tân Dung sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trưc tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Phiên họp sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có 75 phút trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Hai ngày qua đã có 12 đại biểu đặt 14 câu hỏi chất vấn trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Các câu hỏi tập trung vào chủ đề như bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ chức chính phủ, vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, quản lý trái phiếu Chính phủ…
Ở ngày đầu tiên (16/11), đại biểu Bùi Mạnh Hùng dành 2 câu hỏi cho Thủ tướng. Tại kỳ họp thứ 8, ông đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về chức danh hàm không có trong quy định. “Quan điểm của Thủ tướng về vấn đề chức danh hàm và liệu việc này còn kéo dài tới bao giờ?”, ông Hùng hỏi
Câu hỏi thứ hai, ông Hùng muốn biết Thủ tướng đã và sẽ có giải pháp gì để Việt Nam không rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nhà phân tích hoạch định chiến lược đang đặt ra?
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy chỉ còn hơn một tháng nữa Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng ASEAN, nhưng từ người lao động cho đến doanh nghiệp chưa có tâm thế sẵn sàng và cũng chưa thấy Chính phủ công bố giải pháp cho vấn đề này.
Bà Thúy đề nghị Thủ tướng cho biết vì sao cho đến nay Chính phủ vẫn chưa có hoặc chưa công bố giải pháp gì cho vấn đề này, ai là người chịu trách nhiệm về sự chậm trễ đó?
Video đang HOT
Còn đại biểu Trần Ngọc Vinh đề nghị: “Thủ tướng cho biết địa vị pháp lý của tổ chức Công đoàn Việt Nam khi chúng ta tham gia TPP?”.
Nêu thực trạng “ông già bà già 70-80 tuổi phải đăng ký kết hôn để có giấy tờ hợp pháp”, đại biểu Nguyễn Trung Thu nói về thủ tục nhiêu khê khiến dân không vay vốn được từ tổ chức tín dụng, phải vay nóng với lãi suất chết người…
Theo ông, nguyên nhân chính là do triển khai Luật công chứng, Luật đất đai còn chậm, chưa đồng bộ, chưa sát thực tiễn. “Vì sao việc thực hiện hai luật trên chưa đồng bộ, sát thực tiễn? Sao chậm khắc phục? Trách nhiệm thuộc về ai? Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng trong khắc phục luật được Quốc hội giao thời gian tới như thế nào?”, ông chất vấn.
Ngày 17/11, đại biểu Lê Nam đã đặt câu hỏi: “Trước việc Trung Quốc bồi đắp, xâm lấn trên Biển Đông, Thủ tướng và Chính phủ có biện pháp nào? Chính sách với ngư dân và kiểm ngư ra sao?”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.
Trong khi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, “cử tri yêu cầu không vay tiền của Trung Quốc”. “Vì nhận viện trợ và vay ODA của Trung Quốc thì dù có rẻ nhưng sau này có kiện về vấn đề lãnh thổ được không?”.
Cũng theo đại biểu Nghĩa, tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã đề ra. Tham nhũng ngày càng tinh vi và có hiện tượng chi phối luật pháp và khi đó người tham nhũng xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại. “Cử tri rất cần những cam kết có thể kiểm chứng và xử lý được trách nhiệm về sau,” luật sư Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề.
Trước thực trạng nhiều địa phương hoành tráng hóa công sở với khoản đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đại biểu Đỗ Văn Đương chất vấn: “Ý kiến của Thủ tướng về việc xây dựng công sở tập trung?”
Viện dẫn Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Chính quyền địa phương, đại biểu Nguyễn Văn Hiến cho biết, báo cáo Chính phủ hứa hẹn sẽ giảm cấp phó. Và ông đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ không bổ nhiệm cấp phó theo luật.
Trong khi đó, đại biểu Ngô Văn Minh đề nghị Thủ tướng xử lý và chỉ đạo việc đầu tư xây dựng quốc lộ 1A vì nhiều đoạn gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.
Đại biểu Lê Như Tiến đề nghị người đứng đầu Chính phủ nêu giải pháp đột phá để sớm có chính phủ tinh gọn nhất.
Còn đại biểu Nguyễn Văn Phúc băn khoăn về tổ chức bộ máy Chính phủ để đảm bảo an toàn cho người dân trước thực trạng an toàn bị đe dọa nghiêm trọng bởi an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn cháy nổ, an toàn đầu tư kinh doanh…
Cũng chất vấn người đứng đầu Chính phủ, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nhắc lại yêu cầu của Quốc hội với Chính phủ là kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm trong quản lý sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Tuy nhiên, báo cáo tổng hợp thẩm tra của Quốc hội tại kỳ họp này vẫn nêu 3 vấn đề “chưa” tại báo cáo của Chính phủ. Đó là chưa đầy đủ, chưa làm rõ trách nhiệm cá nhân và chưa kiểm điểm và xử lý theo quy định của pháp luật thật là quyết liệt đối với vi phạm.
“Kính đề nghị Thủ tướng và các Phó thủ tướng cho biết nguyên nhân của 3 vấn đề chưa này và giải pháp cho thời gian tới”, đại biểu Hùng chất vấn.
Theo_Zing News
Bộ trưởng Văn hóa khiến Quốc hội cười ngả nghiêng khi trả lời chất vấn
Ông Hoàng Tuấn Anh cho biết không dám trả lời câu hỏi bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Singapore... khiến các đại biểu bật cười.
Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, đại biểu Phạm Thị Hải (đoàn Đồng Nai) cho biết trong thời gian qua, ngành Du lịch đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn như tình trạng chặt chém, trấn lột, ăn xin, chèo kéo, ô nhiễm môi trường... gây bức xúc cho khách du lịch, nhất là khách nước ngoài.
Nhìn sang các nước trong khu vực, không so sánh với Thái Lan vì đây là nước phát triển mạnh về du lịch, mà chỉ so sánh với Lào và Campuchia. Nếu như năm 2000, Campuchia chỉ đón hơn 400.000 lượt khách thì năm 2014, con số này tăng hơn gấp 10 lần. Tại Lào, con số du khách đã tăng từ 700.000 lượt khách đã tăng lên trên 4 triệu lượt sau 10 năm. Trong khi đó Việt Nam đã mở cửa từ lâu, nhưng theo Bộ VH-TT-DL đến năm 2014 chỉ đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế.
Phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khiến các đại biểu cười liên tục
Bộ trưởng VH-TT-DL cho biết năm nay chúng ta sẽ đạt 8 triệu lượt khách quốc tế trong bối cảnh hết sức khó khăn. Thời gian du lịch giảm sâu 13 tháng liên tục và mới phục hồi 4 tháng gần đây. Năm nay có khả năng đạt 320.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 15 tỷ USD.
Trả lời việc đại biểu so sánh với Lào, Campuchia, ông Hoàng Tuấn Anh cho rằng, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan đã cam kết "5 quốc gia, 1 điểm đến". "Mong muốn của chúng tôi là du lịch Lào và Campuchia phát triển mạnh hơn. Tất nhiên, chúng ta sẽ tìm được nhiều bài học kinh nghiệm, bởi mỗi quốc gia có cách tiếp cận và điều kiện phát triển du lịch khác nhau" - ông HoàngTuấn Anh nói.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi nhớ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Malaysia, Singapore? Tôi bỏ ngỏ để lại câu trả lời. Tôi không dám trả lời. Vì điều chị Phạm Thị Hải nêu ra sẽ lý giải vì sao chúng ta chưa đạt được. Mình biết mình đứng ở đâu bây giờ".
Theo Bộ trưởng, cộng đồng 54 dân tộc của chúng ta có văn hóa hết sức đa dạng, nhưng thống nhất. Có vị Phó tổng thống nước ngoài còn tìm đến học hỏi kinh nghiệm về mô hình phát triển Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ẩm thực của Việt Nam phong phú, dồi dào; người dân thân thiện, mến khách... Trường hợp chặt chém như đại biểu nêu chỉ là số ít, nhưng gây ra sự bức xúc.
Trách nhiệm sẽ truyền lại cho Bộ trưởng kế tiếp
Trước câu hỏi: "Vì sao ngành Du lịch Việt Nam chưa tìm được giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng ngành này. Liệu đến năm 2020, ngành Du lịch Việt Nam có thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí xứng đáng trong khu vực như Nghị quyết 52 của Quốc hội đã đề ra. Bộ trưởng lý giải như thế nào về trách nhiệm của ngành, của cá nhân Bộ trưởng với vai trò tư lệnh ngành?".
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Việc đến 2020, du lịch Việt Nam trở thành kinh tế mũi nhọn thì Bộ Kế hoạch - Đầu tư chưa có hướng dẫn về tiêu chí. Nhưng theo các chuyên gia và các nhà kinh tế thế giới có 5 tiêu chí, đó là: tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy các ngành khác phát triển như giao thông, thương mại, y tế, lao động...; giải quyết lao động; góp phần bảo tồn, phát triển các khu di tích lịch sử, di tích quốc gia; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước.
"Du lịch quốc tế đến, người dân ứng xử văn minh, lịch sự cũng khẳng định ta là người Việt Nam, mất gì lại đi chặt chém? Chặt chém chỉ được một vài lần, sau đó khách không đến nữa. Tôi khuyên các doanh nghiệp nhỏ lẻ vì cái lớn hơn mà phát triển" - Bộ trưởng nói.
Về phương hướng, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết sẽ bổ sung, sửa đổi Luật du lịch để phù hợp với điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 92 của Chính phủ, chuyên đề về du lịch.
Về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch, Bộ VH-TT-DL đã trình Thủ tướng Chính phủ có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp du lịch. "Những gì chưa đạt được như mong muốn, tôi xin chịu trách nhiệm và trách nhiệm sẽ được truyền lại cho Bộ trưởng kế tiếp" - ông Hoàng Tuấn Anh kết thúc phần trả lời của mình.
Phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhiều lúc khiến các đại biểu cười nghiêng ngả. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chia sẻ: "Bộ trưởng cho Quốc hội đi du lịch rất là mệt"././.
Lại Thìn
Theo_VOV
ĐBQH muốn Bộ trưởng nói thẳng và dám nhận trách nhiệm "Tôi thấy có những Bộ trưởng trả lời chưa đi vào trọng tâm, còn vòng vo, chưa mạnh dạn nhận trách nhiệm của mình", ĐB Đỗ Văn Vẻ nói. Chất vấn đã được đổi mới Bên hành lang Quốc hội chiều ngày 11/6, ngày chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, ĐB Đỗ...