14 cách dễ dàng và thông minh để sắp xếp tủ bếp gọn gàng, đẹp mắt
Tủ bếp là nơi chứa đựng vô số vật dụng và cũng là nơi khiến bạn đau đầu để tìm ra những giải pháp thú vị vừa tạo cảm hứng cho việc nấu nướng vừa sắp xếp gọn gàng đồ đạc dễ tìm khi cần.
Nhà bếp luôn là một trong những không gian quan trọng nhất của gia đình. Mỗi mét vuông diện tích của khu vực này luôn được tận dụng khéo léo để tạo nên không gian chức năng hữu ích. 15 ý tưởng thông minh trong bài viết sẽ giống như những gợi ý thiết thực giúp bạn tận dụng tối đa từng ngăn tủ bếp trong việc làm gọn gàng, sạch đẹp không gian nấu nướng của gia đình mình.
1. Thiết kế khu vực để dao ở những góc hẹp
Ở những góc hẹp khá kén việc thiết kế đựng đồ dùng. Vì thế, hãy nghĩ ngay những góc này dành cho việc để dao. Một ngăn để dao có thể bố trí ở bất kỳ vị trí nào của tủ với diện tích khiêm tốn. Chỉ cần góc nhỏ, đường ray trượt là đủ để bạn có thể sắp xếp gọn gàng những dụng cụ băm chặt cho gia đình mình.
2. Tạo ngăn kéo đứng
Bên cạnh ý tưởng thiết kế khu vực để dao, với những ngăn kéo dạng đứng và có chiều ngang hẹp đặc trưng, bạn có thể sắp xếp ngăn phù hợp để cất trữ đồ đạc có kích thước tương thích như khay đựng đồ ăn, thớt, mâm…
3. Biến ngăn kéo thành thùng đựng thức ăn
Một ngăn kéo nếu đặt đồ ăn la liệt trông sẽ rất thiếu chuyên nghiệp và không kém phần lộn xộn. Hãy mua thêm những chiếc hộp nhựa, bạn có thể phân loại các thức phẩm khô, thực phẩm có thể để lâu ngày và dán nhãn cho từng loại.
4. Tạo hộc để đồ như cửa hàng
Khi bạn có một ngăn tủ hạn chế về diện tích, hãy lôi tất cả đồ đạc muốn cất trữ và sắp xếp chúng vào trong hộc tủ với kích thước phù hợp sẽ giúp khu vực này trở nên gọn gàng hơn.
5. Dành một ngăn nhỏ đựng gia vị
Nếu bạn có nhiều lọ đựng các loại gia vị, đừng ngần ngại dành hẳn một ngăn kéo nông, chia ngăn bên trong để có thể sắp xếp các lọ gia vị một cách đẹp mắt.
6. Thêm kẹp quần áo vào bên trong cánh tủ
Kẹp quần áo được thêm vào bên trong tủ sẽ giúp bạn có thể cất trữ khăn lau gọn gàng và lấy ra sử dụng dễ dàng khi mở cánh.
7. Thiết kế kệ cho ngăn tủ to
Video đang HOT
Không gian phía dưới của tủ bếp có thể trở thành “đống đổ nát” vô cùng lộn xộn. Vì thế, với những khu vực ngăn tủ rộng, bạn có thể thiết kế kệ phụ và đặt vào bên trong, đặt đồ thoải mái gọn nhẹ để sắp xếp vật dụng gọn gàng, ưa nhìn.
8. Tủ kéo đứng cất trữ vật dụng nấu nướng
Có vô số vật dụng, đồ dùng phục vụ cho việc nấu nướng sẽ được “quy hoạch” gọn xinh vào ngăn kéo đứng có phân chia các tầng phù hợp.
9. Tạo thanh ngăn đĩa
Một ngăn tủ bếp sẽ được tận dụng tối đa nếu như bạn biết sắp xếp các ngăn tủ hợp lý. Việc thiết kế khung đặt đĩa như thế này cũng là một ví dụ.
10. Ngăn kéo đựng bột
Các loại bột được cất trữ vào ngăn kéo dạng ngang có đáy cũng là ý tưởng thú vị và hữu ích.
11. Hãy bỏ bớt 1 cánh tủ
Không gian tủ bếp sẽ đẹp hơn nếu như bạn bỏ bớt một cánh tủ và lắp đặt những ô nhỏ đựng rượu.
12. Ngăn chia ngăn kéo đựng nồi
Thay vì để chồng chất nồi to nhỏ lên nhau, bạn có thể chia ngăn kéo theo chiều dọc để cất trữ gọn gàng, đẹp mắt nồi chảo trong bếp.
13. Sử dụng chốt để sắp xếp đồ dùng đúng vị trí
Những thanh gỗ chốt đặt bên trong ngăn kéo sẽ có tác dụng “định hình” đồ dùng đã cất trữ gọn gàng phía trong.
14. Tạo ngăn kéo nhiều tầng
Bên cạnh cánh cửa tủ, bạn có thể linh hoạt tạo ngăn kéo theo tầng bên trong để việc sử dụng đồ trở nên dễ dàng hơn.
Theo Woohome/Helino
Ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý khi bạn muốn thiết kế nhà bếp của mình theo phong cách Galley
Nếu đang có ý định thiết kế nhà bếp của mình theo phong cách Galley, bạn nên tham khảo một vài ưu nhược điểm và những lưu ý dưới đây để quyết định xem đó có phải là phong cách hoàn hảo cho nhà bếp của mình hay không.
Nếu bạn là một người hiểu và đam mê về thiết kế phòng bếp, chắc hẳn đã từng nghe thấy phong cách Galley. Đây là cách thiết kế nhà bếp bao gồm hai đơn vị tủ bếp chạy song song, tạo một hành lang trống ở chính giữa. Thiết kế này được bắt nguồn từ những nhà bếp trên tàu, trong đó mọi thứ đều nằm trên một đường thẳng. Đây là một giải pháp tuyệt vời khi phòng bếp của bạn không có nhiều không gian, hoặc nếu ngôi nhà của bạn có diện tích dài nhiều hơn là rộng.
Do những vấn đề thường xuyên thiếu không gian trong các ngôi nhà hiện đại, những nhà bếp theo phong cách Galley đang dần được ưa chuộng và trở thành một xu hướng. Và nếu bạn đang có ý định thiết kế phòng bếp của mình theo phong cách này, bạn nên tham khảo một vài ưu nhược điểm và những lưu ý dưới đây để quyết định xem đó có phải là phong cách hoàn hảo cho nhà bếp của mình hay không.
Ưu điểm
Nhà bếp được thiết kế theo phong cách Galley sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn một thiết kế phòng bếp hiện đại, sang trọng tương đương. Bạn chỉ cần có hai bộ tủ chạy dài với các mặt bàn hình chữ nhật đơn giản. Điều này vừa hiệu quả lại tiết kiệm diện tích. Các thiết bị nội thất cũng dễ dàng được sử dụng vì khoảng cách giữa người và vật gia dụng được thu hẹp lại.
Bạn không phải bước quá nhiều để tìm đồ trong quá trình nấu ăn. Đặc biệt, bồn rửa, tủ lạnh và tủ lưu trữ đều nằm theo chiều dọc của bức tường. Bạn chỉ cần sắp xếp chúng theo thứ tự là sẽ nhận thấy sự tiện lợi ngay tức thì.
Một thiết kế nhà bếp mang màu xanh hải quân và màu trắng sáng với mặt bàn làm từ chất liệu đá, đèn treo, ghế đẩu bằng gỗ và gạch ốp lát màu trắng hiện đại.
Thiết kế nhà bếp màu đen sang trọng với mặt bàn màu trắng và các tay nắm bằng đồng cộng với một tấm thảm in các họa tiết cổ điển mang lại hơi thở đậm chất châu Âu.
Thiết kế nhà bếp theo phong cách Galley với hệ thống tủ bếp lớn màu trắng, mặt bàn bằng gỗ sáng màu kết hợp cùng đèn treo kiểu dáng cách điệu.
Một nhà bếp mang hơi thở trung tính hiện đại với tủ màu trắng cộng thêm các mảnh gỗ lớn chắc chắn.
Nhà bếp màu trắng hiện đại với trần nhà bằng gỗ có đèn treo và gạch ốp lát tường màu xanh có hoa văn chạm khắc.
Nhược điểm
Nhà bếp được thiết kế theo phong cách Galley vẫn còn tồn tại nhược điểm. Thứ nhất, nó thường không được thiết kế cho những gia đình có nhiều người. Do hạn chế về kích thước, một gian bếp theo phong cách Galley chỉ có thể phù hợp với một hoặc hai người nấu bếp cùng một lúc.
Khoảng cách thích hợp giữa hai bên tủ bếp cũng rất quan trọng để đảm bảo có không gian thoải mái cho mọi người nấu ăn và đi qua nhau. Thứ hai, đôi khi những nhà bếp theo phong cách Galley sẽ không có cửa sổ. Vì vậy bạn có thể phải hy sinh tầm nhìn thoáng ra khung cảnh bên ngoài và cả ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Nhà bếp hiện đại ấm cúng theo phong cách Galley với tủ gỗ, mặt bàn bằng đá màu trắng, kệ gỗ mở và một tấm thảm in theo phong cách vintage.
Nhà bếp màu trắng tối giản với tủ bếp kiểu dáng đẹp, đèn chiếu sáng kiểu dáng đơn giản và sàn gạch đen cho sự tương phản ở mức độ cao nhất.
Một nhà bếp hiện đại màu trắng với những nét chạm mạ vàng, sàn gạch màu xám và đèn trần rất phong cách và ấm cúng.
Nhà bếp hiện đại với tủ màu trắng, sàn khảm hoa văn cổ điển mang lại hơi thở vintage cho toàn bộ không gian.
Một nhà bếp theo phong cách hiện đại với màu xanh từ sàn gạch,kệ tủ, cùng với đèn chiếu sáng và tay cầm của kệ tủ mạ vàng cho cảm giác thanh lịch toàn bộ không gian.
Một phòng bếp theo phong cách Galley trung tính với tủ sang trọng và mặt bàn bằng đá trắng, sàn gỗ và đèn chiếu sáng cách điệu, hấp dẫn.
Những điều cần lưu ý
Bạn cần lưu ý các thiết lập và kích thước của nhà bếp trước khi thiết kế. Bạn phải đảm bảo rằng các thiết bị chính như bồn rửa, tủ lạnh, bếp sẽ nằm trong một hình tam giác hoặc gần nhau trong một đường thẳng. Sử dụng ánh sáng hoặc độ bóng cao của các chất liệu xây dựng để tạo cảm giác cởi mở hơn cho không gian.
Vị trí của các thiết bị chiếu sáng là rất cần thiết trong việc tạo ra ảo ảnh về không gian rộng hơn trong phòng bếp. Sử dụng bảng màu đơn sắc hay các gam màu sáng để tạo ảo giác về một không gian rộng và thoáng hơn.
Một nhà bếp nhỏ màu trắng với mặt bàn bằng đá cẩm thạch trắng kết hợp với gam màu đen đối lập khá nổi bật.
Nhà bếp truyền thống với tủ tối màu cổ điển, sàn gỗ, lối ra ban công với nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
Một nhà bếp thanh lịch với thiết kế tủ truyền thống, một cái thang để lấy đồ từ tủ trên cao và mặt bàn bằng đá hiện đại.
Theo: Home/Helino
Căn hộ chỉ 50m được bố trí sáng tạo, tiện nghi ngỡ như rộng 120m Không một ai bước vào nhà, nhìn ngắm không gian có thể đoán được diện tích thật của căn hộ bởi sự sắp xếp đồ đạc, thiết kế từng góc nhỏ thông minh bất ngờ. Nếu đã từng "lỡ" bước chân vào căn hộ này, chắc chắn khi bước ra, bạn phải ngỡ ngàng trong sự thán phục. Bởi đó là một trong...