14 ca nhiễm siêu biến chủng Omicron đều không có triệu chứng
Tất cả 14 ca nhiễm SARS-CoV-2 siêu biến chủng Omicron đều không có triệu chứng, hiện đang được cách ly tại các khách sạn và được ngành y tế Quảng Nam cấp thuốc Molnupiravir để điều trị.
Chiều 31/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Văn – Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho hay, hiện tất cả 14 ca SARS-CoV-2 nhiễm siêu biến chủng Omicron từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đều không có triệu chứng.
Hiện 14 ca SARS-CoV-2 nhiễm siêu biến chủng Omicron đều không có triệu chứng và đang được cách ly tại bệnh viện và các khách sạn. Các bệnh nhân này đang được theo dõi sức khỏe hàng ngày và điều trị thuốc Molnupiravir. Khi có kết quả xét nghiệm âm tính thì sẽ được cho về nhà (Ảnh minh họa).
Các ca bệnh này hiện đang được cách ly tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đang được các Trung tâm y tế ở các theo dõi sức khỏe hàng ngày. Các bệnh nhân này được cấp thuốc Molnupiravir để điều trị cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính.
Video đang HOT
“Hiện các bệnh nhân này đều không có vấn đề gì về sức khỏe, uống thuốc cũng bình thường. Vài ngày tới khi xét nghiệm có kết quả âm tính sẽ cho về nhà theo dõi”, ông Nguyễn Văn Văn cho hay.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, hiện nay theo quy định là cách ly y tế 7 ngày đối với những bệnh nhân không có triệu chứng, trước ngày ra viện nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thì hôm sau sẽ cho về nhà.
Như Dân trí đã đưa tin, đã có 14 ca SARS-CoV-2 nhiễm siêu biến chủng Omicron khi nhập cảnh vào Việt Nam. Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, trong số 14 ca nhiễm siêu biến chủng Omicron, hiện có 12 ca đang ở các khách sạn, 2 ca đang được điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP Tam Kỳ, Quảng Nam). Tất cả đều không có triệu chứng.
Trước đó, Bộ Y tế cũng công bố ca nhiễm siêu biến chủng Omicron đầu tiên là hành khách trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam. Bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng sức khỏe ổn định, không biểu hiện triệu chứng.
TP.HCM vận động 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ đi tiêm vắc xin
Sau 15 ngày triển khai "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ", đến ngày 22-12, TP đã ghi nhận 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó có 24.420 người chưa tiêm vắc xin.
TP tiếp tục vận động, thuyết phục những người này tiêm vắc xin.
Tiêm vắc xin cho người trên 50 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sở Y tế TP.HCM vừa cho biết tính đến ngày 22-12, sau 15 ngày thực hiện "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ", TP đã ghi nhận 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó có 24.420 người chưa tiêm vắc xin, xét nghiệm tầm soát phát hiện 3.918 người đang bị nhiễm COVID-19 kịp thời điều trị.
Theo đó, 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc xin (chiếm tỉ lệ 4,2%), tất cả trung tâm y tế đang khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vắc xin cho những người thuộc nhóm nguy cơ.
Trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.
Bên cạnh đó, qua thực hiện xét nghiệm nhanh tầm soát đã phát hiện 3.918 người có kết quả dương tính và kịp thời được điều trị ngay với thuốc kháng virus (Molnupiravir) và cách ly chăm sóc tại nhà 901 người hoặc cách ly tập trung 255 người.
Đồng thời, các quận, huyện đang tiếp tục khẩn trương triển khai xét nghiệm tầm soát cho tất cả người dân thuộc nhóm nguy cơ theo kế hoạch và tiếp tục cho người F0 khi phát hiện ra uống ngay liều kháng virus như trên.
Sở Y tế cho biết với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP và sự vào cuộc với quyết tâm cao của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tất cả quận, huyện và TP Thủ Đức trong triển khai thực hiện các hoạt động trọng tâm của chiến dịch, bước đầu chiến dịch đã phát hiện ra những đối tượng cần được can thiệp ngay, góp phần giảm nguy cơ tử vong.
Sở Y tế yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện phân công trách nhiệm người chuyên nhập dữ liệu danh sách người thuộc nhóm nguy cơ trên địa bàn, đảm bảo chính xác và kịp tiến độ theo quy định.
Trước đó, ngày 7-12, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP về việc ban hành kế hoạch triển khai "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ". Chiến dịch này bao gồm 6 hoạt động chính nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do COVID-19.
Việc ngăn ngừa và phát hiện sớm những người thuộc nhóm nguy cơ bị nhiễm COVID-19 để kịp thời điều trị đặc hiệu với thuốc kháng virus và theo dõi sức khỏe, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Cần Thơ xác minh thông tin công khai rao bán thuốc kháng virus Thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ ngày 23-12 cho biết đang nhờ cơ quan chức năng làm rõ việc đăng tải rao bán thuốc kháng virus Molnupiravir trên trang Facebook cá nhân của một người sống tại TP Cần Thơ. Trang cá nhân của một người tại Cần Thơ rao bán thuốc Molnupiravir - Ảnh chụp màn hình Theo đó, một...