135 người chết vì tai nạn giao thông trong 5 ngày Tết
Trong 5 ngày nghỉ Tết (từ 28 đến mùng 3 Tết), cả nước xảy ra 290 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 135 người, bị thương 313 người. So với cùng kỳ năm 2013, số người chết giảm 30 người nhưng lại tăng 180 người bị thương.
Trong tổng số 290 vụ TNGT có 285 vụ đường bộ, làm chết 130 người, bị thương 313 người (trong đó có 125 vụ va chạm, làm bị thương 132 người); đường sắt xảy ra 4 vụ làm chết 4 người; đường thủy nội địa xảy ra 1 vụ TNGT làm 1 người chết. Toàn quốc không xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Năm ngày nghỉ Tết, các lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 19.450 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu nộp kho bạc Nhà nước 9 tỷ 364,2 triệu đồng; tạm giữ 17 xe ô tô, 3.560 xe mô tô.
Những ngày nghỉ Tết vừa qua ghi nhận việc xử lý nhiều trường hợp vi phạm giao thông được phản ánh qua đường dây nóng, sau khi tiếp nhận các thông tin đã được chuyển đến lực lượng chức năng để kiểm tra, xử lý xe vi phạm và nhà xe vi pham.
Số lượt phản ánh qua các đường dây nóng gần 300 lượt/ 5ngày, chủ yếu tập trung vào ngày 28,29,30/1/2014, do thời gian đó người dân về quê ăn tết. Nội dung phản ánh chủ yếu là tình trạng tăng giá vé quá cao và xe chở vượt số người quy định.
Video đang HOT
Một số trường hợp cụ thể như: Xe giường nằm biển số 36B-00206 từ Mỹ Đình đi Thanh Hoá; xe19B-00376 của công ty thương mại dịch vụ Phúc Hưng từ Phú Thọ về Hà Nội thu vé cao gấp 2,5 lần. Xe khách biển số 16H-4365 từ Hải Phòng đi Thanh Hoá của nhà xe Tuấn Tài giá vé liêm yết 95.000 đồng, nhà xe đã thu 200.000 đồng, xe 35 chỗ ngồi nhà xe đã chở 60 người; xe17H-3497 của nhà xe Hưng Hải chạy tuyến Thái Bình đi Lai Châu xe đã chở hơn 80 người trong khi xe chỉ có 45 chỗ…
C.N.Q
Theo Dantri
TPHCM liên tục nâng mức chuẩn nghèo
Theo UBND TPHCM, sau khi nâng mức chuẩn hộ nghèo thành phố theo tiêu chí thu nhập bình quân là từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống (không phân biệt nội thành và ngoại thành), tổng số hộ nghèo của thành phố vào đầu năm 2014 là khoảng 130.000 hộ, chiếm 7,12% tổng số hộ dân.
Nâng mức chuẩn nghèo lên cao
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 áp dụng chung cho cả nước, hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng/người/năm trở xuống. Tuy nhiên, ở TPHCM đến cuối năm 2008 đã xóa nghèo với mức chuẩn nghèo là 6 triệu đồng/người/năm. Đầu năm 2009, thành phố nâng mức chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2009 - 2015, thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống mới là hộ nghèo.
TP liên tục nâng mức chuẩn nghèo để chăm lo tốt hơn cho người nghèo
Qua 5 năm thực hiện mức chuẩn nghèo giai đoạn 2009 - 2015, tổng số hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm giảm từ 152.000 hộ vào đầu năm 2009 xuống còn 14.000 hộ vào cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,4% xuống còn 0,71% trên tổng số hộ dân. Như vậy, đến cuối năm 2013 thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2009 - 2015 của thành phố.
Tuy nhiên, thành phố vẫn không hài lòng với thành tích hộ nghèo thành phố vượt qua mức chuẩn thu nhập 12 triệu đồng/người/năm. Theo UBND TP, dù thu nhập của hộ nghèo vượt qua mức 12 triệu đồng/người/năm nhưng thực tế cuộc sống vẫn còn khó khăn và dễ tái nghèo do mức thu nhập thực tế của mức chuẩn nghèo 12 triệu/người/năm của năm 2013 chỉ tương đương 7,2 triệu đồng/người/năm so với thời điểm năm 2009. Do đó, UBND TP cho rằng: "Phải điều chỉnh chuẩn hộ nghèo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, giá cả sinh hoạt và điều kiện của người dân thành phố".
Vì vậy, TP quyết định nâng chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2014 - 2015. Cụ thể, hộ nghèo thành phố là những hộ dân có mức thu nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống. Hộ cận nghèo thành phố là những hộ dân có mức thu nhập bình quân từ trên 16 triệu đồng đến 21 triệu đồng/người/năm. Diện bình xét của thành phố tính cả hộ dân thường trú và tạm trú KT3 trên địa bàn thành phố, mức chuẩn nghèo này không phân biệt nội thành và ngoại thành.
Người nghèo vẫn được hưởng chính sách ưu đãi
Tính đến cuối năm 2013, chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá của TPHCM đã trải qua 3 giai đoạn (1992 - 2003; 2004 - 2008 và 2009 - 2015) với 7 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn hộ nghèo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sau khi nâng mức chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2014 - 2015 lên, tổng số hộ nghèo của thành phố vào đầu năm 2014 là khoảng 130.000 hộ, chiếm 7,12% tổng số hộ dân. Mặc dù mức chuẩn nghèo của thành phố cao gấp 3 lần so với cả nước nhưng TPHCM vẫn kiến nghị Trung ương cho người nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi và đảm bảo an sinh xã hội chung cũng như các chính sách riêng của thành phố.
Về giáo dục, học sinh thuộc hộ nghèo được miễn 100% học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kể cả học phí buổi 2. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc hộ nghèo cũng được hỗ trợ 100% học phí. Học sinh các cấp học phổ thông thuộc hộ cận nghèo hoặc là con thứ 3 của hộ nghèo được hỗ trợ 50% học phí, kể cả học phí học buổi 2. Kinh phí thực hiện chính sách này chi từ ngân sách thành phố và quận - huyện.
Về y tế, người nghèo TP vẫn được vận dụng chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo của Trung ương; Đồng thời hỗ trợ 15% đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hộ nghèo và cho thành viên hộ cận nghèo, hộ vừa vượt chuẩn cận nghèo đang chạy thận nhân tạo, nhằm giúp các hộ vượt chuẩn nghèo, vượt chuẩn cận nghèo đảm bảo căn cơ, bền vững.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng tiếp tục được hưởng chính sách nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời như: Hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân cho thành viên hộ nghèo và 50% cho thành viên hộ cận nghèo; Hỗ trợ 100% chi phí cho hộ nghèo và 50% cho hộ cận nghèo khám, xét nghiệm, siêu âm sàng lọc trước sinh và nhiều xét nghiệm khác dành cho thai phụ để đảm bảo đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh. TP còn hỗ trợ 100% chi phí cho hộ nghèo và 50% cho hộ cận nghèo xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.
Ngoài ra, người nghèo TP cũng được hưởng các chính sách khác như hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ chi phí hỏa táng, trợ cấp xã hội hàng tháng, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế và miễn giảm các khoản đóng góp cho hộ nghèo...
Tùng Nguyên
Theo Dantri
UB Thường vụ Quốc hội có thêm một ủy viên mới Kết quả bầu bổ sung 1 thành viên UB Thường vụ Quốc hội vừa được công bố. Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền nhận được hơn 83% "phiếu thuận", chính thức trở thành ủy viên thứ 18 trong cơ quan thường trực của Quốc hội. Cụ thể, ông Hiền nhận được sự ủng hộ của 414 đại biểu (tương đương 83,14% tổng...