133 người chết trong thảm họa chìm tàu
Ngày 3.10, ít nhất 133 người chết và khoảng 250 người mất tích khi một con thuyền chở người nhập cư lậu từ châu Phi chìm ngoài khơi đảo Lampedusa của Ý, theo AFP.
Thi thể các nạn nhân trên bờ biển Lampedusa – Ảnh: Reuters
Trong số các nạn nhân có nhiều phụ nữ, gồm cả người đang mang thai và trẻ em. Hơn 150 người đã được cứu và đang được chữa trị tại các bệnh viện địa phương. Nhà chức trách phải để nhiều thi thể trong một nhà chứa máy bay của phi trường địa phương vì nhà xác đã không còn chỗ đồng thời lập các lán trại dã chiến để chăm sóc người bị thương.
AFP dẫn lời một số người sống sót cho hay con tàu chở khoảng 500 người Eritrea và Somalia xuất phát từ Libya vào đêm 2.10. Đến sáng qua, khi đang ở gần địa phận Lampedusa thì con tàu chết máy và một số người quyết định đốt lửa để thu hút sự chú ý của tàu tuần duyên Ý. Bất ngờ lửa lan nhanh, khiến tàu bốc cháy, lật úp rồi chìm trong cơn hoảng loạn của các nạn nhân. Hiện nay, lực lượng cứu hộ vẫn đang quần đảo vùng biển xung quanh Lampedusa nhưng các quan chức thừa nhận khả năng tìm thêm người sống sót rất thấp. Theo hãng tin ANSA, cảnh sát đã bắt giữ một thanh niên người Tunisia bị nghi là nằm trong nhóm tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Với vị trí nằm giữa Tunisia và vùng Sicily của Ý, Lampedusa là điểm dừng chân của nhiều người châu Phi muốn vượt Địa Trung Hải để nhập cư vào châu Âu. Tuy nhiên, vùng biển khu vực này rất nguy hiểm và lâu nay thường xuyên xảy ra chìm tàu gây thương vong lớn. Chính phủ Ý đã nhiều lần ra cảnh báo đồng thời kêu gọi EU hỗ trợ ngăn chặn tình trạng trên nhưng tình hình chưa có chuyển biến tích cực.
Video đang HOT
Theo TNO
Israel "dùng căn cứ ở Eritrea theo dõi Iran"
Trang tin Arutz Shevacủa Israel ngày 12.12 đưa tin nước này đang theo dõi những hoạt động liên quan đến Iran bằng cách vận hành các căn cứ ở Eritrea.
Arutz Sheva dẫn một báo cáo mới của hãng tình báo Stratfor cho biết, Eritrea - vốn nằm trên bờ phía đông của Biển Đỏ - đã trở thành đấu trường hoạt động của cả Israel và Iran, khi cả hai nước đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng lên khu vực Sừng châu Phi.
"Để có nguồn lực, có thể bao gồm những số lượng tiền mặt và vũ khí khiêm tốn, Eritrea đã bày tỏ sự sẵn sàng trở thành một căn cứ hậu thuẫn cho các cường quốc khu vực Trung Đông muốn có thêm ảnh hưởng tại Sừng châu Phi", báo cáo viết.
"Kết quả là Eritrea và vùng biển của nước này ở vịnh Aden đã trở thành một địa điểm cho sự kèn cựa của Iran và Israel", Stratfor cho biết thêm.
Sự tiếp cận của Israel và Iran với Eritrea là nỗ lực mở rộng sự ganh đua của hai nước Trung Đông giành ảnh hưởng tại Biển Đỏ, vốn đã dẫn đến việc Israel ném bom nhà máy vũ khí Yarmouk ở Sudan hôm 23.10.
Sudan đã "chĩa ngón tay" về phía Israel, dẫn đến những đồn đoán rằng vũ khí của "kỳ phùng địch thủ" Iran đang được cất giữ hoặc chế tạo tại đó.
Sudan đã phủ nhận sự dính líu của Iran trong việc sản xuất vũ khí và đã buộc tội Tel Aviv "phát tán thông tin bịa đặt".
Theo báo cáo được công bố ngày 11.12 của Stratfor, vào năm 2008, Iran đã ký một thỏa thuận với Eritrea nhằm duy trì sự hiện diện quân sự ở thành phố cảng Assab của nước này với lý do bảo vệ nhà máy lọc dầu thời Liên Xô tại đó. Đổi lại, Asmara nhận tiền mặt và sự hỗ trợ quân sự từ Tehran thông qua các kênh chính thức và không chính thức.
Năm 2009, khi Eritrea công khai ủng hộ chương trình hạt nhân của Iran, Ngân hàng Xuất khẩu Iran đã chuyển 35 triệu USD "hỗ trợ nền kinh tế của Eritrea".
Israel cũng hoạt động bên trong Eritrea. Viện dẫn các nguồn tin ngoại giao và truyền thông, Stratfor cho biết Israel có các đội hải quân nhỏ trên bán đảo Dahlak và cảng Massawa, và một "địa điểm nghe ngóng" ở Amba Soira.
Theo báo cáo, "sự hiện diện của Israel ở Eritrea rất tập trung và chính xác, bao gồm việc thu thập thông tin tình báo ở Biển Đỏ và giám sát các hoạt động của Iran". "Nhiều nguồn tin ngoại giao khác nhau của Stratfor nói rằng sự hiện diện của Israel ở Eritrea nhỏ nhưng đáng kể", báo cáo viết.
Eritrea, một quốc gia yếu kém về kinh tế với dân số 5,2 triệu người, đã tách khỏi Ethiopia vào năm 1991 sau một cuộc chiến tranh giành độc lập dai dẳng và đẫm máu.
Theo TNO
Bé gái TQ bị tuốc nơ vít cắm sâu trong mũi Trong lúc đang nghịch chiếc tuốc nơ vít, cô bé Jiali (4 tuổi) bị trượt chân, khiến chiếc tuốc nơ vít cắm thẳng vào mũi. Sau khi sự việc xảy ra, Jiali được đưa đến bệnh viện địa phương ở Cam Túc, Trung Quốc để chụp X-quang và chụp cắt lớp để xem não bộ có bị tổn thương gì không. Bé Jiali...