132 người chết và mất tích do mưa lũ, hơn 90.000 người dân miền Trung vẫn đang sơ tán
Ngày 20/10, nước lũ trên các sông thuộc khu vực miền Trung đang rút dần, tuy nhiên, tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng. Số người thương vong do mưa lũ kéo dài tiếp tục gia tăng.
Lũ trên các sông tại miền Trung đang rút dần nhưng nhiều nhà dân vẫn chìm trong nước lũ. Ảnh: Ngọc Hà.
Lũ rút, nhiều vùng vẫn ngập sâu
Số liệu quan trắc cho thấy, sáng nay (20/10), lũ trên sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) đang dao động ở mức đỉnh; lũ trên các sông ở Quảng Bình, sông Hương (Thừa Thiên Huế) đang xuống; lũ trên sông Bồ (Thừa Thiên Huế) có dao động.
Dự báo trong 6 – 12 giờ tới, lũ trên sông Ngàn Sâu, các sông ở Quảng Bình, sông Hương xuống dần, trên sông Bồ có dao động. Trưa đến chiều 20/10, mực nước trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt xuống mức 9,3m, trên báo động (BĐ)2 0,3m; Trên sông Gianh tại Mai Hóa xuống mức 5,0m, ở mức BĐ2.
Trog khi đó, mực nước lũ trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 4,0m, trên BĐ3 1,3m; Trên sông Bồ tại Phú Ốc dao động ở mức 3,3m, trên BĐ2 0,3m; Trên sông Hương tại Kim Long xuống mức 1,7m, dưới mức BĐ2 0,3m.
Dù nước lũ trên các sông đang rút dần, tuy nhiên hiện nay, vẫn còn khoảng 178.000 hộ dân tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị ngập. Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị tiếp tục phải sơ tán hơn 52.000 hộ dân với khoảng 90.000 người.
Cùng với tình trạng ngập lụt diện rộng, đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua cũng đã gây thương vong đặc biệt lớn cho các tỉnh miền Trung. Tính đến sáng 20/10, đã có 132 người chết và mất tích. Trong đó, nguyên nhân do sạt lở đất: 65 người, lũ: 44 người, tai nạn tàu biển: 8 người, bất cẩn khi dọn vệ sinh: 4 người, nguyên nhân khác: 10 người).
Trong số 105 người chết, có 49 người tại Quảng Trị, còn lại là Nghệ An 1; Hà Tĩnh 2; Quảng Bình 6; Thừa Thiên Huế 27, Quảng Nam 11, Đà Nẵng 3, Quảng Ngãi 1, Gia Lai 1, Đắk Lắk 1, Lâm Đồng 1, Kon Tum 2. 27 người mất tích gồm: Nghệ An 1, Hà Tĩnh 1; Quảng Trị 8; Thừa Thiên Huế: 15 người, Đà Nẵng 1, Gia Lai 1.
Mưa lớn cũng đã khiến 16 tuyến Quốc lộ, 165.150m đường Quốc lộ, 140.125m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị). Hiện tại, ngập lụt, chia cắt tại 3 điểm trên Quốc lộ 1A thuộc tỉnh Quảng Bình và 1 vị trí trên đường Hồ Chí Minh; nhiều tuyến đường nội tỉnh đang ngập lụt, chia cắt.
Video đang HOT
Cứu trợ kịp thời đồng bào vùng lũ
Trước thiệt hại nặng nề do thiên tai tại các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý xuất gạo dự trữ Quốc gia và tạm cấp từ dự phòng ngân sách T.Ư năm 2020 hỗ trợ 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh. Mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo và 100 tỷ đồng để cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ, thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn, an sinh xã hội theo chế độ, chính sách của nhà nước.
Hàng vạn người dân các tỉnh miền Trung đang tiếp tục phải đi sơ tán tránh lũ. Ảnh: Báo Thanh Niên.
Quân khu 4 đã cử các đoàn công tác đến thăm và trao 1.200 thùng mì tôm, 2 tấn gạo, 8,5 tấn lương khô hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các huyện, thị xã và TP Huế huy động lực lượng hỗ trợ người dân tập trung khắc phục nhà cửa bị hư hỏng, tổ chức dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân.
Cùng với tập trung chỉ đạo khôi phục đường giao thông, hệ thống điện, viễn thông sau khi lũ rút, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành cấp phát và phân phối 78 tấn gạo, 450 thùng bánh gạo và 38.700 mì tôm, 150 suất hàng hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng của mưa lũ.
Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Vũ Xuân Thành cho biết, trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, đơn vị đã có văn bản đề nghị các bộ ngành, địa phương khu vực ảnh hưởng tiếp tục thực hiện Điện ngày 16/10/2020 của Thường trực Ban Bí thư; các công điện của Thủ tướng Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai.
Trong thời gian tới, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới. Thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ. Đồng thời, tăng cường dự báo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền thông cơ sở, thường xuyên cung cấp diễn biến mưa lớn, ngập lụt, các phương án ứng phó để người dân biết và phối hợp với chính quyền địa phương chủ động phòng tránh.
Mưa lũ kéo dài, khiến hơn 2.000 ha lúa ở Gia Lai nằm dài thườn thượt, thối bông, mất gần 20 tỷ đồng
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nhiệt đới, tại huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến hơn 2.000 ha lúa chuẩn bị thu hoạch đổ rạp, thối bông.
Thậm chí những ruộng lúa mới trổ bông đang còn xanh cũng bị đổ la liệt, thiệt hại lên đến gần 20 tỷ đồng.
Để ghi nhận thực tế, PV báo điện tử Dân Việt đã ngược về nơi được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất tỉnh Gia Lai, nơi đây cũng là thương hiệu gạo nổi tiếng. Trái với không khí nhộn nhịp, phấn khởi vì được mùa, chúng tôi chỉ thấy những tiếng thở dài ngao ngán của nông dân. Theo quan sát của PV, hầu hết những ruộng lúa chưa kịp thu hoạch đều đổ rạp, chờ thối.
Gần 2000 ha lúa ở Phú Thiện bị đổ rạp do mưa lũ kéo dài
Thở dài ngao ngán trước 5 sào lúa đổ chưa thể thu hoạch, 5 ngày nay ông Nguyễn Văn Thắng (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) đang phải thuê công đi tháo nước và dựng lúa lên để tránh việc thối bông vì diện tích lúa này còn xanh chưa thể thu hoạch.
Lúa đổ rạp không thể gặt máy, người dân đành thuê người gặt tay
"Cũng vì mưa lớn kéo dài khiến lúa đổ như vậy, những năm trước thu hoạch đóng bao xong xuôi hết mới mưa. Với diện tích 5 sào này, vụ mùa trước gia đình tôi đã thu về gần 6 tấn, vụ này không biết có được 4 tấn không. Mấy ngày nay đã mất mấy công đi dựng lúa lên, vì lúa còn xanh sợ thối, đen hết bông lại bị ép giá thì khổ. Nếu thời tiết tiếp tục mưa lớn kéo dài như vậy, xanh cũng phải thu vì dựng lên lúa sẽ đổ tiếp...Nói chung năm nay thời tiết chán lắm, trồng cây gì, con gì cũng bị thất thu", ông Thắng buồn rầu nói.
Lúa đổ từ khi còn xanh, đến khi chín đã bị thối hết bông
Theo thông tin từ phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Thiện cho biết, những ngày qua do ảnh hưởng vùng áp thấp nhiệt đới, mưa lũ kéo dài đã khiến 2.107 ha chín và sắp chín bị ngã đổ. Trong đó, có hơn 1.900 ha lúa thiệt hại trên 30% năng suất và 116,2 ha bị thiệt hại dưới 30% năng suất
Một số ít đã mọc mầm vì không thu hoạch kịp
Cùng chung tâm trạng lo lắng vì lúa đổ nhưng chưa thu hoạch được, anh Tống Văn Trường (xã Ia Sol) bị thiệt hại nặng hơn do lúa đổ khá lâu, một số ít đã lên mầm. Hiện tại, anh không thể thu hoạch bằng máy vì lúa đã đổ ẹp. Mấy ngày nay cả gia đình anh Trường cùng 3 người làm thuê phải ra đồng từ sớm để gặt tay những diện tích lúa đổ.
Nhiều nông dân bất lực nhìn lúa ngã đổ
Trò chuyện chúng tôi, anh Trường thở dài nói: "Giờ cũng phải thu hoạch thôi, chả lẽ bỏ ở đồng người ta cười. Chí ít vớt vát được đồng nào hay đồng đó, nông dân mà. Vụ mùa này được 1 nửa so với vụ trước, cũng may có 3 sào thu hoạch trước mới được 4 tấn/ha. Vụ trước đạt 8 tấn/ha, gấp đôi vụ này. Giờ lúa đổ công gặt, công tuốt... đủ thứ tiền...".
Vụ mùa này hầu hết đều bị giảm năng suất và chất lượng
Hầu hết vụ mùa này, hộ dân nào cũng bị giảm năng suất và chất lượng do mưa lũ kéo dài khi trổ bông và chuẩn bị thu hoạch. Những ngày này, người dân đang gấp rút thu hoạch những diện tích lúa bao gồm cả xanh và chín. Một số hộ may mắn hơn lúa mới đổ thì vẫn có thể gặt bằng máy nhưng một số hộ lúa đổ lâu phải thuê công gặt tay.
Hiện người dân đang gấp rút thu hoạch những diện tích còn lại
Trung ương Giáo hội vận động cứu trợ miền Trung Trong thông bạch vận động cứu trợ đồng bào lũ lụt các tỉnh miền Trung do HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS ấn ký sáng nay, 14-10 đã bày tỏ chia sẻ với đồng bào vùng lũ do ảnh hưởng của bão số 6, 7, phân ưu cùng gia đình các nạn nhân tử vong trong mưa lũ. Lũ lụt do ảnh hưởng...