13.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành
Để có được mặt bằng sạch, UBND tỉnh Đồng Nai phải giải phóng 4.541 hộ dân ra khỏi vùng quy hoạch, chưa kể có nhiều trụ sở cơ quan nhà nước, trường học…
Nếu dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được thông qua thì xã Suối Trầu sẽ bị xóa sổ trên bản đồ hành chính. Ảnh: Hoàng Trường
Kết quả điều tra của UBND tỉnh Đồng Nai hồi giữa tháng 10 cho thấy, kinh phí ước tính thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ người dân nhằm giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là hơn 13.000 tỷ đồng. Giai đoạn đầu sẽ có 2.515 ha của 1.808 hộ bị thu hồi, giai đoạn 2 có 2.733 hộ dân với 2.484 ha ảnh hưởng phải giải tỏa.
Theo ông Đặng Minh Đức, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai, 13.000 tỷ đồng là khoản bồi thường hỗ trợ cho người dân về đất đai, tài sản… nhằm giải phóng mặt bằng chứ chưa tính đến kinh phí tái định cư cho người dân vùng dự án.
“Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu tạm thời tại thời điểm, giá và chính sách hiện nay. Số liệu thực khi thực hiện thì phải tính ở thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất theo quy định của luật đất đai”, ông Đức nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông Đức, kết quả điều tra khảo sát ý kiến của các hộ dân trong vùng dự án cho thấy hầu hết các hộ đều đồng tình ủng hộ chủ trương thực hiện dự án xây dựng sân bay với tỷ lệ 99,9%. Trong 4.541 hộ dân khảo sát, chỉ 25 ý kiến không ủng hộ, 400 hộ dân khác là công nhân cạo mủ cao su không có ý kiến vì không có đất.
Cũng theo kết quả khảo sát này, phần lớn người dân khi tái định cư đều có nguyện vọng đăng ký học nghề: lái xe, sửa chữa xe máy, xây dựng, công nhân, thợ may, thợ điện… Trong đó, UBND tỉnh cũng cho quy hoạch 2 khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn với 6.869 lô đất và khu tái định cư Bình Sơn là 3.803 lô dành cho các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án.
Nguyện vọng của nhiều công nhân cạo mủ cao su là sẽ chuyển nghề sau khi diện tích cao su bị giải tỏa nhường mặt bằng cho sân bay Long Thành. Ảnh: Hoàng Trường
Dự án sân bay Long Thành thuộc địa phận 6 xã của huyện Long Thành gồm: Suối Trầu, Bình Sơn, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Long An và Long Phước với quy mô diện tích khoảng 5.000 ha.
Hoàng Trường
Theo VNE
Thu hồi hàng chục héc ta đất nông nghiệp trái quy định của Thủ tướng
Việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa phải có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, chính quyền đã tiến hành thu hồi 30 ha đất lúa khi chưa có sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 20/11/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản số 9415 về việcđồng ý cho Công ty TNHH giày Sun Jade Việt Nam, thuộc Tập đoàn Hồng Phúc thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất giày xuất khẩu tại xã Định Liên, huyện yên Định.
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao Sở TN-MT hướng dẫn công ty TNHH giày Sun Jade Việt Nam lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa tại khu vực dự án; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh đề nghị Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa theo quy định.
Hàng chục ha đất lúa trước đây của hai xã Định Liên, Định Long, huyện Yên Định bị bỏ hoang.
Tuy nhiên, sau khi có chủ trường của UBND tỉnh, UBND huyện Yên Định đã vội vàng thực hiện việc thu hồi đất lúa màu của các hộ dân tại hai xã Định Liên và Định Long, với tổng diện tích 30ha, trong đó, xã Định Liên là 25ha và xã Định Long là 5ha, số hộ bị ảnh hưởng là 381 hộ.
Ngày 10/1/2014, UBND huyện Yên Định đã ban hành văn bản số 06/TB-UBND, thông báo về việc thu hồi đất. Đồng thời, UBND huyện Yên Định đã "lệnh" trong thời hạn 3 ngày kế từ ngày nhận được thông báo, Chủ tịch UBND xã Định Liên và Định Long phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho các hộ trong khu vực giải phóng mặt bằng không được gieo trồng hoa màu trên đất trong vụ Chiêm xuân năm 2014. Nếu các hộ tự ý gieo trồng, huyện không có trách nhiệm kiểm kê, bồi thường hoa màu.
Qua tìm hiểu thực tế, số diện tích theo thông báo thu hồi của UBND huyện Yên Định là đất nông nghiệp của người dân đang sản xuất hai vụ lúa, một vụ hoa màu. Từ đầu năm 2014 đến nay, số diện tích đất lúa này đang phải bỏ hoang. Nhìn cánh đồng với diện tích 30ha đất lúa đã bị thu hồi đang bỏ hoang, cỏ mọc xanh um mà người nông dân nơi đây không khỏi xót xa.Không chỉ mất đất sản xuất nông nghiệp của người dân, chính quyền địa phương đã làm trái với quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Nghị Định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý sử dụng đất lúa, trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Nghị định này, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải báo cáo Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi UBND cấp có thẩn quyền quyết định việc chuẩn mục đích sử dụng đất. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào mục đích khác.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lưu Vũ Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định xác nhận: "Đây là dự án có vốn đầu tư lớn, chia làm 2 giai đoạn, thu hút hàng chục nghìn lao động. Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm, chủ trương của tỉnh cho phép đầu tư. Đến nay, khâu đền bù, giải phóng mặt bằng đã làm xong. Chưa bàn giao cho chủ đầu tư được vì tỉnh chưa cho phép".
Ông Lâm cũng cho biết: "Việc này cần phải có ý kiến của Thủ tướng, nhưng nếu như thế thì rất ách tắc. Đây là tình trạng chung, chúng tôi cũng muốn làm lắm, mấy chục ha đất để đấy ai thấy cũng xót lòng. Nhà đầu tư cũng sốt ruột, nhưng do cơ chế, cái chung hiện nay là thế. Chúng tôi đã làm đúng trình tự, thủ tục trong việc thu hồi đất, chúng tôi không sợ gì cả. Hiện còn một số hộ dân yêu cầu gặp chủ đầu tư để thỏa thuận, tuy nhiên đây là dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài nên không được. Địa phương cũng như tỉnh phải mời mãi họ mới đến và họ khảo sát, đồng ý mình mới dám làm chứ".
Duy Tuyên
Theo Dantri
Đường sắt Cát Linh Hà Đông còn thiếu 400 tỷ đồng giải phóng mặt bằng Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm chỉ đạo và bố trí đầy đủ kinh phí hiện còn thiếu khoảng 400 tỷ đồng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. UBND thành phố Hà Nội cho biết, tuy khối lượng...