13 vị thần Ai Cập cổ đại được tôn sùng nhất, thần Thoth được xem là mạnh nhất trong các vị thần
Người Ai Cập rất tôn thờ các vị thần và trong văn hóa của họ có đến 2000 vị thần to nhỏ lớn bé khác nhau.
Bài viết dưới đây chỉ có thể kể ra những vị thần tiêu biểu nhất. Rất khuyến khích người đọc tự tìm hiểu thêm.
1. Ra
Thần Ra, hay còn gọi là Re, hoặc có thể gọi là Atum ( trời đất sao lắm thế!)
Đây là vị thần của Mặt Trời, có vai trò quan trọng nhất trong thần thoại Ai Cập, có thể coi là Đấng Sáng tạo nên các vị thần.
Điều này cho thấy người Ai Cập cổ rất tôn thờ Mặt Trời và coi đó là khởi nguồn sự sống của vạn vật.
Thần Ra được miêu tả dưới nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là một người với đầu chim ưng có một đĩa Mặt Trời trên đỉnh đầu.
Trong truyền thuyết, thần Ra du hành thế gian trên 2 con thuyền Mặt Trời: Mandjet- con thuyền Buổi sáng và Mesektet – con thuyền Buổi tối. Hai con thuyền đưa Ra xuyên qua thế giới, đi về phía Tây vào ban đêm và đến sáng hôm sau lại xuất hiện ở hướng Đông. Ông được coi là biểu tượng của hi vọng và sự tái sinh.
Người Ai Cập cũng cho rằng loài người được sinh ra từ nước mắt của thần Ra. Họ nói: “Nếu bạn không tin, thì đợi đến giữa trưa, hãy ngước mắt nhìn thẳng lên trời và sẽ cảm nhận được đôi mắt quyền năng của thần Ra” ( Xui dại quá!)
Như đã nói ở trên, thần Ra có rất nhiều hình dạng khác nhau và thường thay đổi theo thời gian trong ngày. Ban ngày, ông thường xuất hiện dưới hình dạng con bọ hung lăn mặt trời lên cao, người ta gọi là Khepri. Buổi tối, thần Ra lại biến thành hình dạng vị thần đầu cừu đực Khnum. Chỉ vào giữa trưa, mới là lúc thần Ra hiện nguyên hình hài của mình.
Sự thay đổi hình dạng vào các thời điểm trong ngày của thần Ra có lẽ dùng để ám chỉ sự thay đổi của Mặt Trời trong một ngày.
Có một lần thần Ra khạc hay hắt hơi gì đó và đã phun từ trong miệng ra hai vị thần đó là Shu và Tefnut. Họ kết hôn với nhau và Shu trở thành thần Gió còn Tefnut là nữ thần Khí ẩm.
3. Nut và Geb
Shu và Tefnut kết hôn với nhau, lại đẻ ra một nam một nữ là Geb và Nut.
Hai anh em họ muốn lấy nhau nhưng vấp phải sự phản đối của thần Ra. Ông đã sai thần Shu tách rời họ bằng cách đẩy Nut lên cao để trở thành nữ thần Bầu Trời và đẩy Geb xuống dưới trở thành thần Mặt đất. Vậy là Trời và Đất mãi mãi không bao giờ được gần nhau. Thần Geb vì quá thương nhớ người tình nên thường xuyên gây ra những cơn địa chấn.
Nhưng nhìn chung, ông cũng là một vị thần tốt, tạo ra cây cỏ và đem lại ruộng đồng cho con người.
Để tránh để cho 2 người con gặp lại nhau, thần Shu phải lãnh trách nhiệm đứng giữa chống đỡ trời và đất.
Video đang HOT
Có thể gọi ông là “người khổng lồ Atlas” của thần thoại Ai Cập.
Đây có thể coi là một pha “đời con ăn mặn khiến đời cha khát nước’, “Con cái bất hiếu khiến cha mẹ phải khổ”…
4. Osiris
Osiris là con trai cả của Geb và Nut. Lúc ban đầu, ông được coi là vị thần của thiên nhiên. Ông trở thành vua của người Ai Cập, dạy cho họ những kiến thức sống quan trọng như cách làm bánh mì, nấu rượu, kiến trúc, luật pháp… Ông có công lớn trong việc giúp Ai Cập trở thành một đất nước văn minh. Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ, Osiris quyết định đi du hành đến những miền đất xa xôi và lúc trở về ông lại được toàn thể thần dân chào đón, ca tụng. Sự yêu quý của nhân dân dành cho Osiris khiến người em trai của ông là Set đem lòng ghen tị. Hắn đã lập mưu hãm hại Osiris để cướp ngôi vua.
Về sau, Osiris được vợ mình là nữ thần Isis hồi sinh, nhưng ông đã quá chán chường với cuộc sống thế gian nên lui về cai quản địa ngục, trở thành người phán xử những linh hồn. Osiris luôn cầm theo bên mình một cây móc và một cây quyền trượng.
5. Isis
Isis vừa là em gái vừa là vợ của thần Osiris. Bà được coi là nữ thần mẹ của người Ai Cập, thường xuất hiện với một đôi cánh lớn dang rộng che chở.
Trong quá trình Osiris hình thành nước Ai Cập, Isis đã hỗ trợ cho chồng rất đắc lực. Bà là người đã dạy cho phụ nữ biết những kỹ năng nội trợ như nghiền bột, dệt vải… cũng như nghi thức hôn lễ.
Khi Osiris bị ác thần Set hãm hại, Isis đã lặn lội đi tìm xác chồng về. Set biết được tin đó đã tìm đến chặt cái xác ra làm 14 mảnh và vứt ở nhiều nơi khác nhau. Nữ thần Isis vẫn không bỏ cuộc, bà kiên nhẫn đi tìm các mảnh xác của chồng để ghép lại, chỉ riêng bộ phận sinh dục của Osiris là bị cá ăn nên không thể tìm được ( có phải vì thế mà Osiris chán chường bỏ quách về địa ngục sống chăng?)
Bằng một cách nào đó, bà đã hồi sinh Osiris. Và với kỹ thuật ghép lại các mảnh xác của chồng, Isi có thể được coi là “ông tổ” của thuật ướp xác của người Ai Cập.
6. Set
Vị thần của Bão tố và sự Hỗn loạn trong thần thoại Ai Cập. Hắn là kẻ đã hãm hại người anh trai Osiris để cướp đoạt ngai vàng. Về sau thì Set cũng không ngồi yên trên cái vị trí đó được mà dính vào “kiện tụng” khá lôi thôi với gia quyến nhà Osiris. Sau cùng vì “thua kiện”, hắn phải quay về cõi trên và làm “trợ lý” cho thần Ra.
Set có khuôn mặt gần giống loài lừa và một cái đuôi bọ cạp. Hắn được mệnh danh là “vị thần Đỏ”, có lẽ bởi mái tóc màu đỏ trông khá ngầu lòi của hắn hay màu đỏ ở đây đại diện cho sự hỗn loạn.
7. Nephthys
Nephthys cũng là con gái của Nut và Geb và cũng là vợ của ác thần Set. Nữ thần này được cho là tượng trưng cho vùng đất bờ rìa sa mạc, thường khô cằn nhưng đôi khi cho nhiều hoa trái sau một trận lụt.
Theo truyền thuyết kể thì Nepthys kết hôn với Set nhưng không có con. Bà đã chuốc rượu người anh trai là Osiris để quyến rũ và mang thai với ông.
Khi Set hãm hại Osiris, Nepthys bỏ chồng và cùng với Isis lo việc ướp xác cho Osiris, sau đó hai nữ thần biến thành hai con diều hâu bay lượn bên thi thể, bảo vệ cho cái xác chờ đến lúc mai táng. Vì thế nữ thần Nepthys còn được coi là gắn liền với người đã khuất.
8. Horus
Horus là con trai của Osiris và Isis. Mang trọng trách trả thù cho cha, khi đã trưởng thành Horus tìm đến thách đấu với Set. Họ đánh nhau bất phân thắng bại và đến trận thứ 80 thì Horus dành chiến thắng. Các vị thần đã bắt Set về phục vụ dưới trướng thần Ra và trả lạ ngôi vị cho Horus.
Horus là vị thần của Bầu trời, thần Chiến tranh và Săn Bắn. Ông có hình dáng của một người mang đầu chim ưng. “Con mắt của Horus” là một biểu tượng xuất hiện rất phổ biến trong văn hóa Ai Cập, nó đại diện cho quyền lực hoàng gia và sự công nhận của các vị thần.
Người ta nói rằng, đôi mắt của thần Horus chính là mặt trăng và mặt trời. Trong trận chiến với ác thần Set, con mắt mặt trăng của Horus bị thương, chính vì thế cho đến bây giờ mặt trăng không còn tỏa sáng rực rỡ như mặt trời được nữa.
9. Anubis
Theo như truyền thuyết thì Anubis là con riêng của nữ thần Nepthys với thần Osiris, mặc dù vẫn nhiều người cho rằng ông là con của thần Set. Anubis được mô tả có hình dạng một người mang đầu chó rừng.
Anubis ban đầu là vị thần cai quản việc ướp xác và liên quan đến quá trình sau khi qua đời của người Ai Cập. Ông có vai trò vô cùng quan trọng trong một tang lễ, nhiều khi còn được coi là người bảo vệ các lăng mộ.
Loài chó rừng ở Ai Cập thường có biệt danh là “kẻ ăn xác thối”. Màu đen trên khuôn mặt của thần Anubis không đơn giản là màu da của loài chó rừng mà nó còn tượng trưng cho màu của thịt thối rữa và màu của đất đen thung lũng sông Nile, tượng trưng cho sự tái sinh,
Về sau thì thần Osiris trở thành người cai quản địa ngục và thuật ướp xác. Vai trò của thần Anubis trong tang lễ cũng giảm đi đôi chút, tuy nhiên ông vẫn được coi là “Người canh giữ linh hồn”, phán quan của địa ngục. Ông là vị thần quyết định một linh hồn là tốt hay xấu bằng cách đặt quả tim của họ lên một chiếc bàn cân với một cọng lông đà điểu. Nếu quả tim của người nào nhẹ hơn cọng lông đà điểu, thì đương nhiên đó là một linh hồn tốt và ngược lại.
10. Thoth
Thần Thoth là vị thần của Trí tuệ, cai quản các văn bản và kiến thức trong thần thoại Ai Cập. Ông là con của thần Ra và cũng được coi là người trợ lý đắc lực của cha mình. Vì có kiến thức thần bí nên Thoth đã trợ giúp đắc lực trong việc mai táng Osiris. Và ông cũng là người trông nom Horus khi vị thần này còn nhỏ. Về sau, ông được kế vị Horus làm vua vùng Ả rập trong 3000 năm, sau đó lên trời giữ vị trí thần Mặt Trăng.
Thoth thường được miêu tả với hình dáng người mang đầu con cò hoặc khỉ đầu chó. Ông là bậc thầy về thời gian, toán học, thiên văn học, văn học, triết học… Người Ai Cập cổ nói rằng Thoth chính là vị thần sáng tạo ra cách tính 365 ngày trong 1 năm, 24 tiếng trong 1 ngày và vòng tròn có 360 độ… Thế nhưng, thành tựu lớn nhất của Thoth có lẽ là “Cuốn sách của Người đã mất” , một cuốn sách phép thuật mà người ta nói rằng những linh hồn sẽ không thể đến được thiên đàng nếu không có nó.
11. Hathor
Nàng chính là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại Ai Cập. Nàng luôn đem lại niềm vui, âm nhạc và khiêu vũ đến cho mọi người. Chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, nuôi dưỡng người sống và tiễn đưa người đã mất xuống địa ngục, đó là nhiệm vụ của nàng.
Có một truyền thuyết nổi tiếng về Hathor đó là vào một ngày khi thần Ra – cha của nàng dần trở nên già yếu, và loài người bắt đâu âm mưu chống lại ông. Hathor được cử xuống trần để trừng phạt con người. Nàng hóa thân thành Sekhmet – nữ thần với đầu sư tử. Sekhmet quả thật là một vị thần khát máu, nàng ta đã hãm hại rất nhiều người. Cho đến lúc thần Ra nhận thấy cuộc tàn sát đã quá đủ nhưng không thể khiến Sekhmet ngừng lại, ông đã pha hàng nghìn lít bia với nước trái lựu và đổ ra sông Nile. Sekhmet uống no thứ nước màu đỏ tươi mà nàng ta nghĩ là máu và bị say xỉn. Nàng hóa thân trở lại là nàng Hathor xinh đẹp hiền dịu như ngày nào ( một trường hợp đa nhân cách chăng?)
12. Bast ( Bastet)
Đây là nữ thần mèo trong thần thoại Ai Cập. Nàng là con gái của thần Ra và được coi là một trong những vị thần gần gũi với con người nhất. Trái ngược với người chị gái Sekhmet ( một hóa thân của Hathor) tính tình khát máu hung bạo, Bast hiện thân cho sự vui vẻ, ấm cúng, tình cảm trìu mến.
Tên của nữ thần Bast thường được người Ai Cập cổ đặt kèm cho những loại nước tỏa mùi thơm ( mà ngày nay gọi là nước hoa), vì thế Bast còn được coi là nữ thần của nước hoa, người bảo hộ cho hương thơm, nữ thần chống lại các bệnh truyền nhiễm và xua đuổi ma quỷ.
Có lẽ chính vì thế mà người dân Ai Cập rất quý trọng loài mèo. Họ coi loài mèo là một linh vật và thường xuất hiện trong các nghi lễ thiêng liêng của họ. Đối với các vị vua, thần Bast và loài mèo được tôn thờ như vị thần hộ vệ cho hoàng gia.
13. Sobek
Ở sông Nile thì có gì?
Chỉ toàn cá sấu. Vì thế lẽ tất nhiên một vị thần mang đầu cá sấu như Sobek, chúng ta có thể luận ra rằng đây là vị thần cai quản sông Nile. Bởi dòng sông Nile là một con sống cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của Ai Cập vì thế không có gì lạ khi có hẳn một vị thần trông coi con sống này.
Ngoài ra, Sobek còn là vị thần đại diện cho sức mạnh quân đội của người Ai Cập. Nhìn tạo hình đã thấy oai phong lẫm liệt như chiến tướng rồi!
Theo Hong.vn
ISIS phản công chớp nhoáng SAA khu vực núi Al-Safa sau khi bị tấn công
Lực lượng ISIS phản công Quân đội Ả Rập Syria (SAA) tại khu vực núi Al-Safa sau khi bị tấn công dữ dội. Giao tranh đang diễn ra căng thẳng tại trục đông bắc và tây nam của khu vực này. Quân nhân SAA bị thương và thiệt mạng đã lên đến hơn 40 người.
ISIS phản công "chớp nhoáng" SAA tại vùng núi Al-Safa, miền nam Syria
Theo nguồn tin quân sự Syria, lực lượng ISIS phản công "chớp nhoáng" SAA ở vùng núi Al-Safa, ngoại ô phía đông tỉnh Sweida. Nhiều căn cứ SAA ở trục tây nam khu vực núi này đang bị ISIS tấn công dữ dội.
Tính đến thời điểm này, ngoài việc đẩy lùi SAA ở khu vực núi al-Safa, ISIS đã giết và khiến hơn 40 quân nhân SAA và Lực lượng Quốc phòng Syria (NDF) bị thương. Sau đợt tấn công, ISIS rất có thể chiếm thành công một số căn cứ quan trọng SAA đã giành được trong trận giao tranh gần nhất.
Khu vực núi Al-Safa là căn cứ điểm cuối cùng của ISIS ở miền nam Syria và cũng là vùng núi chiến lược ở vùng ngoại ô phía tây bắc tỉnh Al-Sweida.
Cuộc giao tranh sẽ lan rộng ra trục đông bắc và tây nam của khu vực núi Al-Safa. Tính đến thời điểm này, hai bên vẫn đang liên tục giao tranh.
Theo anninhthudo
Phát hiện cả một xưởng ướp xác 2.500 tuổi ở Ai Cập Xưởng ướp xác có niên đại hơn 2.500 năm tại thành phố Cairo có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Xưởng ướp xác được tìm thấy tại bãi tha ma Saqqara ở phía nam thành phố Cairo. Xưởng ướp xác cổ được các nhà khảo cổ học phát hiện tại nghĩa địa...