13 vật thể ghê gớm nhất trong các phim kinh dị
Ngay cả một cái nút áo hay một cái ti vi trong phim kinh dị cũng có thể làm hại bạn đấy.
Dưới đây là những vật thể bị ám rất hay xuất hiện trong các bộ phim kinh dị. Chúng có thể giết bạn, ám bạn hay làm mấy trò điên rồ khác nữa. Đôi khi chúng là những thứ trông thật ghê gớm như búp bê Annabelle, cũng có khi chỉ là những vật dụng thông thường như cục rubik chẳng hạn. Theo cách tính của bài này cũng bỏ qua những vật thể có nhiều chuyển động (như kiểu Chucky). Hãy xem thử những thứ đáng sợ nào lọt vào “sổ đen” cần tránh của chúng ta.
13. Mọi thứ trong căn hầm (The Cabin in the Woods)
Đúng rồi đó dù hơi ăn gian một chút. Căn hầm luôn chứa mấy vật phẩm ma quỷ, mấy thứ nguy hiểm này đang đợi cơ hội để có thể sống dậy giết bạn. Trong đó còn có cả một chiếc hộp nhạc có thể triệu hồi cả một cô tiên Sugarplum và một chiếc máy xem bói có thể gọi ra một đám hề sát thủ. Nhưng trùm trong đám này là một nam nhân ngư, một kẻ sẽ giết bất cứ đôi nam thanh nữ tú nào đang ân ái với nhau trong tầm nhìn của hắn.
Căn phòng này đúng là có nhiều thứ kinh khủng thật, nhưng mà chỉ cần để ý tới kẻ cuồng sát ở cuối bộ phim thôi. Nhưng cũng đừng lo vì các nạn nhân được chính phủ tuyển riêng để bị sát hại, nên chúng ta không nhiều cơ hội lọt vào đây đâu.
12. Máy giặt ủi (The Mangler)
Đây có thể coi là một trong những ý tưởng phim kinh dị tệ hại nhất. The Mangler là kiểu phim kinh dị máu me trong thập niên 90. Nhân vật phản diện chính là một cái máy giặt là công nghiệp, cái máy này không nguy hiểm lắm nếu như không rơi vào tay của một tên giết người điên loạn. Mà thực ra, tai nạn luôn xảy ra gần cái máy đó, thì nên tránh khỏi chỗ đó đi cho rồi chứ ở gần đó làm chi. Nhưng không có ai hy sinh thì đâu còn gì vui khi xem cái phim kinh dị kiểu này chứ.
Và rồi sau một cuộc trừ ta hỏng thì chiếc máy này còn nguy hiểm hơn, có thể tự suy nghĩ nữa cơ. Đã vậy còn có thể săn lùng nạn nhân nữa. Phim này dựa trên một mẫu truyện ngắn của Stephen King, câu chuyện đầu tiên trong danh sách của ông. Cơ mà, không hiểu sao thấy nhiều người chết như vậy rồi mà vẫn đâm đầu vào xài cái máy giặt công nghiệp đó, thật không hiểu nổi.
11. Chiếc Plymouth Fury đời 1958 (Christine)
Bạn còn nhớ đến chiếc xe đầu tiên của mình chứ? Ủa mà ở Việt Nam mà, đâu phải bạn trẻ nào cũng có xe hơi, đang nói tới xe đạp hay xe máy? Đùa thôi, vật phẩm bị ám tiếp theo là chiếc xe trong phim Christine của Stephen King. Chiếc xe này trông khá bẩn thỉu, trầy, lõm cũng được, miễn là nó có thể đưa bạn đi khắp thành phố chỉ bằng cách ra lệnh.
Dù sao, nếu bạn thấy có chiếc xe bán với giá 250 đô, thì không dại gì mà không mua đúng chứ? Christine là chiếc xe sang chảnh đời 1958 màu đỏ hàng hiếm, dễ gì mà bỏ qua. Nguồn gốc của Christine chưa từng được nhắc tới cả trong tiểu thuyết lẫn phim ảnh. Nhưng mà ai cần biết chứ, nó là một chiếc xe ma đó. Nó sẽ gắn bó với chủ mình và… giết những kẻ chọc họ hoặc định làm hại họ, và bạn không thể ngăn nó lại được. Mai mốt có đi mua xe cũ thì thấy giá rẻ quá cũng đừng có ham nhé.
10. Trò chơi điện tử (Brainscan)
Với việc trò chơi điện tử kinh dị phát triển trong nhiều năm qua, thì khả năng một trò chơi siêu thực nào đó sẽ nhảy ra và giết tất cả mọi người xung quanh là rất cao. Thế nên, chúng ta sẽ dành một chỗ cho Brainscan nhé. Kẻ phản diện trong phim được xây dựng theo hình tượng Freddy hay Jason nhưng hóa ra lại chưa đâu vào đâu cả. Và dù cho ủng hộ ý tưởng của bộ phim, nhưng chúng ta vẫn mong chờ cách thực hiện khác hơn.
Trò chơi, cùng tên với tên phim, có cấu trúc giống thế giới giấc mơ của Freddy Krueger. Một cậu nhóc mê phim kinh dị tình cờ biết đến trò chơi ớn lạnh này qua một người bạn. Sau khi tham gia trò chơi, cậu ta đã gặp Trickster, người quản trò, kẻ đã kiểm soát cuộc sống cậu bé và buộc câu ta phải chơi. Một khi giết một ai đó trong game thì ngoài đời cũng sẽ xảy ra một vụ án mạng tương tự. Tính ra thì phim này chưa phải thật xuất sắc, nhưng cũng có những ý tưởng rất thú vị.
Video đang HOT
9. Sợi dây chuyền Puzuzu
Trong thần thoại Assyria, á thần Pazuzu báo hiệu nạn đói trong mùa hạn hán, mang bệnh dịch theo cơn gió tây nam về. Những sợi dây chuyền mang vẻ ngoài giống hắn có sức mạnh dập tắt những cơn gió đó. Hắn không được coi là quỷ dữ và cũng chưa từng chiếm thân thể của người vô tội nào.
Dù chưa được giải thích rõ ràng, nhưng Puzuzu được cho rằng chính là kẻ đã ám cô bé 12 tuổi Regan MacNeil trước khi bị loại trừ bởi Cha Merrin và Cha Karras. Sợi dây chuyền Pazuzu được thấy từ lúc mở đầu của bộ phim, như là một điềm xấu vậy. Chúng và những biểu tượng khác tiếp tục xuất hiện như các vật thể triệu hồi Pazuzu đến thế giới loài người. Dù ngoài đời thật, Pazuzu chưa từng được xem là đại diện cho cái ác, các fan của truyện và phim đều xem hắn là kẻ phản diện của tác phẩm.
8. Chiếc tivi (Poltergeist)
Nếu phim Poltergeist có dạy chúng ta cái gì, đó là phải luôn điều tra cái nhà đó cho kĩ trước khi mua nó. Đương nhiên, ngôi nhà có một cái sân rất đẹp, hàng xóm thân thiện, con cái bạn được học trong ngôi trường tuyệt vời nhất vùng Orange County và điểm trừ duy nhất là các doanh nghiệp bất động sản luôn cạnh tranh tàn khốc. Đâu ai biết nguyên khu này được xây dựng trên một… nghĩa trang.
Những yêu ma thì rất ngang bướng, chẳng có lý lẽ gì, vì thế nên chúng ám từ vật thể này sang vật thể khác. Ngoài việc nhập vào một búp bê chú hề làm mấy đứa trẻ gặp ác mộng suốt, những linh hồn hung ác còn dùng một cái ti vi như cầu nối để có thể nói chuyện với đứa con gái nhỏ Carol Anne của gia đình này. Bật một kênh bất kì lên, những hồn ma thù hận có thể nói qua các sóng điện, tạo ra giọng nói từ thế giới tâm linh qua sóng điện từ. Giải pháp: Bạn cứ đi đến quán cà phê, lấy điện thoại, máy tính ra mà coi phim khỏi lo bị ám.
7. Cái nút (Drag Me To Hell)
Nói tới mấy cái vật phẩm này, thì chắc cái nút áo là thứ ít đáng sợ nhất. Việc lấy một vật dụng cá nhân hết sức bình thường để làm vật bị ám trong phim kinh dị được xem như là một tiêu chuẩn trong thể loại phim này. Nhưng chỉ cần như vậy cũng có thể trở thành một ác mộng rồi đấy.
Mấy cái nút áo thì suốt ngày bị lạc mất. Nếu không để ý, thì bạn sẽ bỗng nhiên bị rớt mất một cái đấy. Và nếu cái nút áo đó rơi vào tay một người phụ nữ già nua biết nguyền rủa thì coi như xong. Nếu tìm lại được cái nút áo đó từ tay mụ phù thùy kia thì nên tặng nó cho người khác bằng tất cả lòng nhiệt thành nha, để khỏi bị đưa xuống địa ngục. Sao cơ, tất nhiên là sẽ có dằn vặt lương tâm rồi, nhưng nếu không làm vậy sẽ bị nguyền rủa đời đời.
6. Chiếc Gương (Oculus)
Ngoài sự phù phiếm hay bất an mà một chiếc gương có thể tạo cho người sử dụng, phim kinh dị còn muốn sử dụng nó như một cánh cổng nối liền thế giới người sống và người chết. Linh hồn họ lìa khỏi xác và bị mắc kẹt trong chiếc gương, và nó còn có thể dùng để kêu gọi người chết đến thế giới loài người nữa.
Cái gương này sẽ gây ra những tai hại nghiêm trọng cho bất cứ ai đi qua nó. Nó sẽ mê hoặc người khác bằng cách gây ra những hình ảnh giả tạo, ảo giác trong tâm trí họ. Lấy đi những kí ức từ thời thơ ấu, nó có thể làm cho bạn tin rằng những người thân yêu từ cõi chết đang vẫy gọi bạn. Nó là trò chơi trí não và chỉ có người mạnh nhất sống sót.
5. Búp bê Annabelle (The Conjuring)
Đương nhiên là trong nguyên cái danh sách không có vật phẩm nào ghê rợn hơn con búp bê ác quỷ rồi. Búp bê tế thần lần đầu được sử dụng trong thời Ai Cập cổ đại. Dưới triều đại của Ramesses Đệ Tam, sự suy giảm về quyền lực chính trị và kinh tế dẫn đến việc có rất nhiều kẻ thù muốn nguyền rủa vị pharaoh này. Một số hành động là dùng các tượng sáp và bùa chú để nguyền kẻ muốn nhắm tới.
Phiên bản điện ảnh của Annabelle khác với phiên bản thực sự của Ed và Lorraine Warren cất trong phòng lưu niệm của mình ở Monroe. Con búp bê Raggedy Ann được một bà mẹ tặng cho con gái mình vào năm 1970. Nữ học viên y tá 28 tuổi này sau đó tìm đến nhà Warren sau khi con búp bê bị kiểm soát bởi linh hồn của Annabelle Higgins, một cô bé 7 tuổi chết trên cánh đồng gần nhà của người phụ nữ đó. Con búp bê trong Conjuring với cái nhìn ám ảnh đó thậm chí còn có cả phim riêng nữa cơ, nhưng mà câu chuyện về nguồn gốc của nó thì bịa nhiều hơn thật.
4. Cuộn băng video (The Ring)
Phải thừa nhận là cái vật thể này lỗi thời rồi. Về lý mà nói, thì cái vụ cuộn băng ma quỷ này vẫn hay hơn là phăng đại ra một lời nguyền, một cái đĩa Blu-Ray hay upload một file nào đó trên Apple Store. Cũng hơi khó để mà thuyết phục dân tình bây giờ bật mấy cuốn băng VHS lên xem, ngoài chợ trời bây giờ bán đĩa phim chất lượng cao đầy ra kìa. Bỏ qua chuyện băng đĩa cổ lỗ đi, đến phần tiếp theo nó sẽ được nâng cấp, nội dung phim thật sự ám ảnh, và thoát khỏi lời nguyền là không hề dễ đâu.
Bảy ngày. Đó là thời gian sống trung bình của những ai xem đoạn video đó. Cuộn băng chứa đựng linh hồn không thể siêu thoát của cô gái mang tên Samara Morgan, một người có siêu năng lực, đã bị mẹ kế của mình giết chết và giấu xác dưới một cái giếng. Mỗi tấm ảnh trong cuốn băng đều là ký ức về vụ việc bị sát hại của Samara. Những ai xem cuốn băng này sẽ bị ám ảnh trong 7 ngày và rồi một cô gái ghê rợn ốm tong teo sẽ bò ra từ trong ti vi hù bạn cho đến chết. Ai muốn sống sót phải copy nó trong vòng 7 ngày và cho một kẻ tình nguyện khác xem để chuyển lời nguyền đi.
3. Khối vuông bị ám Lament (Hellraiser)
Một chiếc hộp lắp ghép có thể mở ra cánh cổng dẫn đến địa ngục của bọn quỷ dữ có thể lóc thịt của bạn, nghe không giống với cái khối Rubik mà bạn muốn chơi chút nào, nhưng với các nhà làm phim này thì không gì là không thể. Khối vuông này không phải là khối vuông duy nhất trong dòng phim Hellraiser của Clive Barker, nhưng nó lại là vật phẩm nổi bật nhất, biến nó thành thứ bị ám đặc sắc trong lịch sử phim kinh dị.
Thiết kế của khối vuông khá đơn giản. Được chế tạo bởi Phillip Lemarchand, người làm ra những chú chim máy biết hát, lúc nó được làm ra cho Duc de L’Isle, một nhà quý tốc đang học ma thuật hắc ám. Khi ráp cái hộp ấy đúng cách, nó sẽ mở ra cánh cổng dẫn đến một chiều không gian đầy tai ương của bọn Cenobites. Chiếc hộp chả có công dụng gì ngoài việc gọi một bầy quỷ dữ chạy lên ăn thịt bạn.
2. Mạng Internet (Unfriended)
Ừ thì cái này không hẳn là vật thể, nhưng nó cũng chứa đựng cả một động quỷ không kiểm soát được. Ngoài kinh dị, phim Unfriended còn để lại thông điệp về đạo đức liên quan đến việc bắt nạt trên mạng bằng việc dùng các mạng xã hội như Skype, YouTube hay Facebook.
Theo các thống kê gần đây thì giới trẻ hiện nay sử dụng đến 9 giờ đồng hồ để lên mạng. Những người sử dụng này len lỏi khắp nơi trên mạng, kể cả những góc khuất đen tối nhất, và rồi những thanh niên, và rồi cả một thế hệ đang tự lao đầu vào việc bị giết bởi những hồn ma giận dữ.
Thế mới nói mạng internet nguy hiểm lắm. Từ những đoạn video bạn còn không muốn nguyền lên kẻ thù tệ nhất của mình đến những kẻ điên giả làm người độc thân tìm kiếm quan hệ. Nhất là phải cẩn thận khi nhận một lời yêu cầu ngẫu nhiên trong phòng chat. Đó có thể là người, hoặc một hồn ma tìm kiếm sự trả thù.
1. Quyển sách ma thuật Necronomicon (The Evil Dead)
Khi nhắc đến các vật thể bị nguyền rủa, bạn sẽ không thể nào bỏ qua được quyển sách có thể gọi xác sống đội mồ dậy và đứng ngay trước của nhà bạn. Một thế lực ma quỷ cổ đại đạp đổ cây cối, ám bạn gái của bạn, mở ra một cái hố đen đưa bạn đến thời trung cổ thì nghe không hay chút nào đâu, nhưng có lẽ bạn có thể giải quyết được nếu có một cây cưa xích và một khẩu shotgun.
Quyển sách ma thuật Necronomicon được nhắc đến lầu đầu tiên trong mẩu truyện ngắn mang tên “The Hound” năm 1924 của H.P. Lovecraft. Trong dòng phim Evil Dead, quyển sách ấy được gắn kết với máu thịt của loài người.
Nội dung của sách chứa thông tin về các thây ma. Người chết có thể bị triệu hồi qua kiến thức đúng đắn và việc sử dụng những từ ngữ viết bên trong. Cuốn Necronomicon đứng đầu danh sách này vì sách chưa bao giờ lỗi mốt. Đặt vào nhầm kệ sách trong một thư viện công cộng và hỗn loạn sẽ nổ ra. Bất chấp những điều đó, liệu bạn có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của cuốn Necronomicon một khi đi ngang qua nó?
Theo Mai Phương Thảo – Ân Nguyễn / Trí Thức Trẻ
Đã tìm ra bộ phim còn ám ảnh hơn cả "The Conjuring 2"
Phải chăng James Wan đã "học hỏi" một bộ phim Ấn Độ ra đời trước The Conjuring 2 tận hơn 27 năm, để mang đến một trong những cảnh quay rùng rợn nhất phim?
Là nhân vật "đinh" trong phần 2, con quỷ Valak với trang phục bà sơ liên tục có những màn dọa nạt thót tim đầy ám ảnh. Hẳn không khán giả nào quên được cảnh Valak chậm rãi hiện nguyên hình từ bức tranh và đối mặt trực diện với Lorraine.
Ban đầu chỉ là những ngón tay xương xẩu trắng toát, rồi bất thình lình con quỷ như bước thẳng từ trong tranh ra, lao thẳng đến Lorraine, thậm chí còn "bonus" thêm chiếc miệng đỏ máu há hốc. Màn hù dọa từ tĩnh sang động, chuyển file ảnh thông thường đơn điệu thành file GIF rất "có tâm" này của Valak được nhiều khán giả đồng loạt bình chọn là cảnh kinh dị gây mất ngủ nhất Conjuring 2.
Valak hẳn là ngôi sao của phim "The Conjuring 2"
Đáng nhớ là thế, nên The Conjuring 2 liên tục được fans kinh dị phân tích. Mới đây, trong quá trình đào bới, những khán giả tinh mắt đã kịp phát hiện: The Conjuring 2 không phải là bộ phim đầu tiên áp dụng thủ pháp dọa dẫm "ảnh động" này.
Ngay từ thập niên 80, Bollywood đã đi tiên phong, gây choáng cho khán giả với một cảnh na ná Conjuring 2 trong bộ phim kinh điển Ram Lakhan của đạo diễn Subhash Ghai. Thậm chí, trong Ram Lakhan, màn "làm ảnh động" này còn ấn tượng hơn khi không chỉ cử động mà người trong ảnh còn... biết hát hò vô cùng truyền cảm trong tận hơn 30 giây! Rõ ràng, James Wan đã "hít khói" Bollywood và Valak hẳn sẽ "phát hờn" khi biết chiêu trò dọa dẫm của mình đã sớm được áp dụng từ gần 30 năm trước.
Bộ phim làm Valak cũng phải... GATO là đây
Là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất trong thập niên 80 của Ấn Độ, Ram Lakhan xoay quanh câu chuyện trả thù cho người cha quá cố của 2 anh em Ram và Lakhan cùng theo nghiệp cảnh sát, nhưng mỗi người lại có những cá tính hoàn toàn trái ngược nhau. Ngoài những cảnh hành động, bộ phim không thể thiếu đi một lô những bài hát sôi động và... dài dòng - "đặc sản" quen thuộc của phim Ấn Độ. Được nhiều thế hệ yêu thích nên từ tháng 4 năm nay đã rộ lên thông tin bộ phim sẽ được remake, với một dàn diễn viên Ấn Độ trẻ trung, sẵn sàng làm sống lại tác phẩm huyền thoại ngày nào của Bollywood.
Nói thêm về The Conjuring 2, thì phim vẫn đang tiếp tục làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Cuộc chiến dữ dội chống lại quỷ Valak của cặp vợ chồng Ed - Lorraine đã lôi cuốn khán giả của hơn 25 nước, thu về cho Warner Bros. hơn 188 triệu đô-la sau 2 tuần công chiếu toàn cầu.
Đáng chú ý, chỉ sau 10 ngày khởi chiếu, bộ phim với kinh phí 40 triệu đô-la đã nhanh chóng hoàn vốn sau 10 ngày khởi chiếu. Không chỉ thắng về doanh thu, blockbuster kinh dị của mùa hè cũng được khen ngợi cả về chất lượng. Hẳn ê-kíp làm phim đã cực kỳ "mát mặt" khi cả 2 website đánh giá phim uy tín là IMDB và RottenTomatoes đều dành những điểm số tích cực cho Conjuring 2 là 8.0 (IMDB) và 77% (RottenTomatoes).
Valak và Annabelle - chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
Fans của James Wan và những khán giả còn nhiều thắc mắc về xuất thân của Valak cũng vừa nhận một tin vui: Dự kiến sẽ có một phần phim riêng về con quỷ mới toanh này. Để khai thác hết những câu chuyện tăm tối của Valak, James Wan sẽ tiếp tục làm đạo diễn. Nếu Valak chính thức được "tỏa sáng" trong một bộ phim riêng, con quỷ Bà Sơ sẽ nối gót búp bê ma Annabelle, trở thành nhân vật thứ 2 trong franchise The Conjuring được Warner Bros ưu ái đầu tư hẳn một bộ phim để tha hồ "nắn gân" khán giả.
Theo Minh Phúc / Trí Thức Trẻ
Có bao nhiêu phần trăm sự thật được kể trong "The Conjuring 2"? Ngoài những dữ kiện lịch sử, đạo diễn James Wan còn thêm thắt nhiều chỗ để tăng sự kịch tính trong bộ phim kinh dị "The Conjuring 2". Trong những ngày qua, The Conjuring 2 đã thực sự tạo ra được những trải nghiệm kinh sợ cho khán giả với nhiều chi tiết gây hiệu ứng mạnh. Cộng với lối dẫn dắt mượt...