13 trải nghiệm tuyệt vời dành cho du khách khi ghé thăm Tây Tạng
Với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng nền văn hóa tôn giáo lâu đời, Tây Tạng luôn được xem là vùng đất thiêng huyền bí để du khách khám phá.
Những trải nghiệm hấp dẫn khi đi du lịch Tây Tạng sau đây sẽ làm du khách thêm yêu vùng đất này hơn:
1. Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo
Chưa đặt chân vào cung điện Potala thì xem như bạn chưa hề đến Tây Tạng. Nơi đây được UNESCO bình chọn là di sản thế giới, là trung tâm hành chính, cũng là nơi trú đông của các Dalai Lamas. Tiếp đó là tu viện Dzongchen với kiến trúc Phật giáo thuần khiết, là một trong 6 tu viện lớn của Tây Tạng. Những cái tên khác cũng quan trọng không kém, gồm tu viện Tashilunpo, tu viện Samye, cung điện mùa hè Norbulingka, chùa Jokhang… Riêng thiền viện Drepung và Sera cuốn hút phượt thủ bởi phối cảnh đặc biệt, nhưng thú vị nhất vẫn là không khí sôi nổi tại khu vườn của tu viện. Nếu may mắn, du khách sẽ được chứng kiến các tu sĩ đang tranh luận sôi nổi, mà hành động dậm chân và vỗ tay thật mạnh chính là cách để bảo vệ quan điểm riêng.
2. Tìm góc đẹp chụp ảnh Cung điện Potala
Cung điện Potala là một trong những công trình nổi tiếng và là niềm tự hào của người dân Tây Tạng. Potala – cung điện của Bồ Tát là nơi sinh sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma các đời – ngọn đuốc tinh thần của người dân Tây Tạng và nhiều quốc gia Phật giáo khác.
Cung điện Potala được chia làm Bạch Cung và Hồng Cung, với kiến trúc lộng lẫy thấm nhuần đạo Phật từng được một tác gia người New Zealand Rewi Alley ca ngợi là một trong những thành phố đẹp nhất của Trung Quốc. Thậm chí còn có nhiều so sánh rằng cung điện này đẹp ngang tầm với Phượng Hoàng cổ trấn được xây từ thời vua Khang Hi của nhà Thanh. Vì vậy nếu có dịp tới đây du khách đừng quên tìm các góc chụp đẹp nhất để có những bức ảnh tuyệt vời.
Du khách có thể chụp từ núi Yao Wang. Bởi khi đó bức ảnh sẽ không bị các phần chướng ngại vật bao quanh. Tuy góc chụp này hơi xa nhưng đối với những ống kính xịn có thể lấy nét rất tốt. Hay Cung điện này về đêm cũng vô cùng đẹp. Nó có vẻ lãng mạn, có vẻ bí hiểm. Hơn nữa khi đi tìm các góc chụp cũng chính là khi du khách đang tìm hiểu về vùng đất này.
3. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Namtso về đêm
Hồ Namtso cách thành phố Lhasa (cũng chính là thủ phủ của Tây Tạng) 240 km. Hồ được xem là hồ nước mặn lớn thứ 2 ở Trung Quốc với tổng chiều dài là 70 km và diện tích mặt nước là 1.961 km2. Tuy nhiên, so về độ cao thì đây chính là hồ nước mặn cao nhất thế giới. Thậm chí chiều cao của hồ Namtso còn cao hơn cả hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca (Nam Mỹ). Vì thế, tuy địa phận nằm ở khu vực sa mạc nhưng nhiệt độ nước cũng như khí hậu ở đây khá lạnh, khi độ cao cách mặt nước biển là 4.720 m.
Hồ Namtso với khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp. Bức tranh của hồ này ban ngày có sức hấp dẫn kỳ diệu đối với bất cứ ai. Và nhiều du khách thường ghé vào ban ngày rồi trở về Lhasa khi màn đêm buống xuống. Tuy nhiên nếu du khách là người yêu chinh phục và mạo hiểm du khách có thể ở lại để khám phá Namtso về đêm.
Cảnh đêm ở hồ Namtso vô cùng tuyệt vời. Nó đủ sức làm say đắm bất cứ ai nếu có dịp ghé thăm. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc kỹ bởi khi này thời tiết rất lạnh. Có thể nói đó là cái lạnh thấu xương, thấu da thấu thịt. Nếu dừng chân vào ban đêm du khách hãy chuẩn bị các điều kiện cần thiết đầy đủ nhé! Tuy nhiên, khung cảnh đẹp như vậy cũng xứng đáng với những hi sinh và vất vả của du khách.
4. Leo núi Everest
Đỉnh Everest có độ cao 8.848 m luôn là niềm khát khao của những con tim mê khám phá. Tuy nhiên, chinh phục “nóc nhà thế giới” là một hành trình đầy gian nan bởi địa hình hiểm trở và không khí loãng. Hiện tại, số lượng người leo núi Việt Nam đến được Everest chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu muốn trở thành người tiếp theo đặt chân trên đỉnh Everest, du khách cần một kế hoạch tập luyện gắt gao từ nhiều tháng trước để rèn luyện sức bền.
5. Trải nghiệm cuộc sống về đêm của Lhasa
Video đang HOT
Lhasa là thủ đô của Tây Tạng và cũng chính là nơi có nhiều công trình tuyệt đẹp. Không dừng ở đó, cuộc sống về đêm ở Lhasa cũng rất thú vị. Du khách có thể ghé Ganlamedo để trải nghiệm điều này. Đây là một trong những quán bar nổi tiếng nhất ở Tây Tạng. Với phong cách nghệ thuật, trên tường của quán bar này treo rất nhiều tranh dầu, tranh nước vẽ về Tây Tạng. Thêm vào đó nơi đây còn có nhiều cuốn sách lưu lại lịch sử Tạng và đồ cổ. Còn nếu du khách yêu thích âm nhạc, thì nên chọn bar Phòng Lùn. Ông chủ quán này rất sùng bái nhạc Tạng, nhạc Ấn Độ và Nepal. Đến đây, du khách có thể ngồi tĩnh lặng chìm mình trong những giai điệu da diết.
6. Tìm về chuyện tình của Latma Tsangyang Gyatso
Lạt Ma Tsangyang Gyatso là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử Tây Tạng. Ông nổi tiếng với những bài thơ tình làm say lòng người, mặc dù cuộc đời tác giả rất ngắn ngủi, lúc mất đang tha hương.
Trong đó, câu chuyện tình đẫm nước mắt của đức Lạt Ma thứ 6 – Tsangyang Gyatso và nàng Majiami xinh đẹp đã trở thành đề tài bất hủ của thơ ca ở vùng đất cao nguyên Thanh Hải, và những câu thơ tình làm thổn thức trái tim ngàn thiếu nữ:
“Thế gian na đắc song toàn pháp
Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh…”
Những lớp bụi trầm mặc của thời gian dần khép lại kết thúc bi thảm và day dứt của câu chuyện tình đức “Đạt Ma sinh vì Phật, sống vì tình”, mà đâu đó du khách còn ngậm ngùi, xót xa, luyến tiếc.
Một trong những địa điểm du khách nên ghé thăm để tìm hiểu thêm về Latma Tsangyang Gyatso là Majiami. Đây là nơi đã lưu dấu lại bao nhiêu câu chuyện tình lãng mạn của ông và người yêu Majiami. Để hiểu sâu sắc hơn về mối tình đó cũng như các bài thơ đã được lưu giữ lại tại đây du khách đừng quên đi cùng hướng dẫn viên nhé! Nhiều vị khách du lịch khi ghé thăm địa điểm này đã viết lại nhiều suy tư, tình cảm cho mối tình của tác giả.
7. Xoay vòng luân hồi
Đây là hoạt động mang đậm nét tôn giáo đặc trưng của vùng đất thiêng Tây Tạng, và là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của các tín đồ nơi đây. Lhasa có 3 dãy vòng luân hồi, dãy đầu tiên là “Lang Lang”, nằm trong chùa Jokhang, đi vòng quanh chùa chính là trọn một vòng. Dãy thứ hai là “Bát Lang”, dài 2 km xung quanh toàn bộ chùa, dãy thứ ba là “Lâm Lang”, bao gồm toàn bộ Lhasa. Du khách muốn tham gia xoay vòng luân hồi chỉ cần đi đúng theo đường đã được chỉ dẫn, vừa đi vừa cầu nguyện và xoay vòng luân hồi. Khách du lịch Tây Tạng thường chọn “Bát Lang” để đỡ quá xa, và đi theo chiều kim đồng hồ.
8. Xem Latma biện kinh
Đây là cách các tăng nhân Phật giáo ở Tây Tạng thảo luận, ôn tập về những điều Phật dạy, hỏi một đáp một, hoặc hỏi một đáp nhiều, hoặc hỏi nhiều đáp một. Ở khu biện Kinh, khá đông các Latma khi đưa ra câu hỏi thường hay kèm theo một số động tác minh họa. Tuy nghe không hiểu họ nói gì, nhưng nhìn thái độ ham học, âm thanh giọng nói và cả động tác minh họa, rất nhiều du khách tỏ ra vô cùng thích thú.
9. Xem kịch Tạng ở Norbulingka
Cung Norbulingka nằm trong khuôn viên vườn cây lớn nhất Tây Tạng, ngày nay có tên gọi Công viên Nhân dân. 11h hằng ngày nơi đây có biểu diễn kịch Tạng. Đa phần du khách tuy thấy thú vị, nhưng không thực sự hiểu lắm về loại hình nghệ thuật này, họ mô tả khi xem cảm giác giống như thoại kịch pha ca kịch, biểu diễn từng màn một.
10. Thưởng thức thịt bò và thịt dê cao nguyên
Thịt bò và dê là hai loại thịt phổ biến nhất ở cao nguyên Tây Tạng. Cách chế biến cũng phong phú vô cùng, tạo nên nền ẩm thực truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Những tảng thịt bò, thịt dê nướng thơm phức là món ăn thường thấy trong các gia đình Tây Tạng cũng như những dịp Lễ tết.
11. Uống trà bơ, trải nghiệm cuộc sống chậm
Người Tây Tạng có một thú vui nhỏ: uống trà bơ trong lúc rảnh rỗi, kể chuyện cuộc sống hay đàm đạo biện kinh. Dừng chân ở quán trà ven đường, lắng nghe những tiếng trò chuyện thầm thì, những nụ cười hồn nhiên và thưởng thức hương vị thanh mát của ly trà bơ là trải nghiệm không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Tây Tạng.
12. Cười như nắng, sống đời như gió
Trời Tây Tạng thường có màu xanh ngát đến nao lòng nhưng cũng rất nhiều mây. Tiết trời có thể thay đổi nhanh đến chóng mặt và các cơn “bão mây” có thể giăng kín không gian của cả một vùng rộng lớn. Có lẽ vì tập quán du mục mà người Tây Tạng sống thanh thản và hiền hòa giữa trời đất.
Đến với vùng của người Kyrgyz, du khách được sống trong những ngôi lều của các gia đình dân tộc, tham gia vào những chuyến chăn cừu trên thảo nguyên, thu thập củi để đốt cháy cho mùa đông. Những chuyến chăn cừu lên núi hay tới những vùng thảo nguyên mới có thể kéo dài vài ngày. Du khách có thể đi bằng lạc đà, ngựa hoặc xe máy. Về đêm, bạn sẽ được ngồi bên đống lửa, uống một cốc chay (trà trong tiếng Kyrgyz), tâm sự và nếm món mì tự làm ngon tuyệt.
Da đỏ và rạn nắng nhưng nụ cười thì hồn hậu vô tư, họ trìu mến với bất cứ vị khách du lịch quốc tế nào cũng như sẵn lòng để du khách được tham gia chung cuộc sống của họ trong vài ngày lưu trú. Dường như tất cả làm toát nên nét thiền tâm của người Tây Tạng.
13. Phơi nắng Lhasa
Đây cũng là một hoạt động được nhiều khách du lịch lựa chọn. Với hơn 3.000 giờ nắng mỗi năm, nhất là vào mùa thu, ánh nắng vàng óng lấp lánh như mật của Lhasa thanh lọc tâm hồn, khiến người ta có cảm giác thư thái và khoan thai khó tả. Một buổi sáng phơi nắng và trò chuyện, nhấm nháp tách trà bơ Tây Tạng, cuộc sống chẳng còn gì tuyệt vời hơn thế.
Du khách có thể đến đảo Xian Zu, hoặc đi ngồi dọc sông Lhasa. Cũng có nhiều du khách chọn cách thưởng thức nắng ở chùa Jokhang, hoặc ở sân rộng bên dưới, hoặc trên nóc nhà.
5 điểm tham quan hàng đầu ở thành phố Shigatse, Tây Tạng
Thành phố Shigatse nằm ở vị trí ngã ba sông Yarlong Tsangpo và sông Nyangchu. Đây cũng chính là thành phố cao nhất thế giới.
Đặc biệt nơi đây có phong cảnh thiên nhiên vô cùng tuyệt vời. Thêm vào đó khi ghé thăm thành phố này du khách có thể khám phá nhiều công trình kiến trúc độc đáo.
1. Đỉnh Everest
Everest là đỉnh núi cao nhất của Hy Mã Lạp Sơn. Ở đây có 38 đỉnh có độ cao trên 7.000 m, và có tới 4 đỉnh cao trên 8.000 m. Vì vậy, nơi đây còn được mệnh danh là "cực thứ ba của trái đất". Quanh năm trên đỉnh núi bao quanh đầy tuyết phủ. Và khi mặt trời chiếu xuống nó như một kim tự tháp trắng. Chính điều này đã làm du khách không khỏi ngạc nhiên và thích thú.
Đó là lý do trong hành trình du lịch khám phá Shigatse nhiều vị khách du lịch muốn chinh phục đỉnh núi này. Hành trình khám phá rất khó khăn nhưng thành quả của nó chắc chắn làm du khách thích thú. Bởi đó là một không gian với tuyết phủ trắng xóa. Ngoài ra ở khu vực núi Everest đã xây dựng một khu bảo tồn thiên nhiên. Đó là nơi sinh sống của hàng ngàn thực vật, động vật hoang dã và rừng nguyên sinh... Rất nhiều trong số đó là các loài quý hiếm.
3. Phố cổ Gyangtse
Đây là một con đường dài và rộng được lát bằng đá. Các căn nhà ở xung quanh được thiết kế theo lối kiến trúc địa phương. Các phần tường được trang trí bằng các bức tường trắng như tuyết và có cửa mạ vàng. Đi dọc con phố này bạn sẽ thấy được hình ảnh các đứa trẻ dang chơi đùa. Đặc biệt người dân địa phương ở đây rất thích di chuyển bằng xe ngựa. Và nó là phương tiện di chuyển hằng ngày và phổ biến nhất của người dân. Vì thế một bầu không khí vô cùng hài hòa và yên bình giữa con người và động vật, thiên nhiên. Đó cũng chính là điều làm du khách yêu mến vùng đất này.
3. Tu viện Palcho
Được xây dựng vào năm 1418, tu viện Palcho vẫn còn khá nguyên vẹn và nổi tiếng bởi vì đây là ngôi nhà chung cùa ba hệ phái lớn của Phật giáo Tây Tạng.
Nằm giữa Lhasa và Shigatse, Gyangtse là thị trấn đậm tính truyền thống và an nhiên của Tây Tạng. Và tu viện Palcho, nằm tại trung tâm của phố cổ, là lý do chính làm cho Gyangtse nổi tiếng.
Palcho là một tu viện có những đặc điểm kiến trúc của người Hán, Tây Tạng và Nepal. Nó cũng là ngôi nhà chung của ba hệ phái tôn giáo của Tây Tạng - Sakyapa, Kadampa và Gelugpa. Các hệ phái này cùng chia sẻ một chánh điện và các phòng nghiên cứu Phật giáo. Trong tu viện có Hội quán chính, tranh tường và Zhacang vô cùng nổi tiếng.
4. Tu viện Tashilhunpo
Tu viện Tashilhunpo nằm ở trên đỉnh đồi Drolmari (thuộc dãy núi Tara), trung tâm Thành phố Shigatse. Tu viện hiện là một cơ sở tôn giáo lớn nhất ở Tây Tạng, và là một trong sáu đại tu viện của phái Gelugpa (phái Mũ Vàng) ở Trung Quốc, và cũng được xem là đại diện cho nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng.
Tu viện này được thành lập năm 1447 bởi Gendun Drup - đức Đạt Lai Lạt Ma đời đầu tiên, người vừa là cháu trai, vừa là đệ tử truyền thừa của Ngài Tông Khách Ba, tổ sư phái Mũ vàng (Hoàng Mạo giáo) của Tây Tạng. Tu viện dần dần được mở rộng bởi đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ tư và các vị Ban Thiền Lạt Ma đời kế tiếp. Trải qua năm thế kỷ kể từ khi thành lập, Tashilhunpo trở thành một tu viện đồ sộ với hàng ngàn người cư trú, cũng là nơi lưu giữ vô số kinh sách và những di sản văn hóa quý giá khác.
Về tên gọi Tashilhunpo, nó có nghĩa là "tất cả sự kiết tường và phúc lạc đều hội tụ ở đây". Ngay từ khi thành lập, Tashilhunpo là nơi cư trú truyền thống của những vị Ban Thiền Lạt-ma, những người xếp vị trí thứ hai ở trong dòng Tulku của truyền thống Gelugpa.
Tu viện Tashilhunpo có tổng diện tích gần 300.000 m2. Đứng ở lối vào tu viện Tashilhunpo, du khách có thể nhìn thấy những tòa nhà uy nghi với mái vàng và tường trắng. Kiến trúc chính ở tu viện Tashilhunpo gồm: Tháp thờ Đức Phật Di Lặc (Jamba Chyenmu), hội đường chính (Maitreya Chapel), cung điện của Ban Thiền Lạt-ma (Gudong), thư viện, phòng trưng bày, bảo tháp thờ xá-lợi các vị Ban Thiền Lạt-ma, điện Kelsang,...
Bên cạnh cung điện uy nghi, Tu viện Tashilhunpo còn nổi tiếng bởi các bức tường với vô số bức phù điêu ấn ký của Đức Thích Ca. Có khoảng hơn 1000 hình vẽ chỉ ấn khác nhau, xen kẽ bởi tám biểu tượng cát tường của Phật giáo được tìm thấy bên trong tu viện. Bởi vì sự đa dạng về kích cỡ, màu sắc nổi bật và những hình vẽ tinh tế, những bức bích họa này được xem là những kiệt tác nghệ thuật Phật giáo.
5. Pháo đài Dzong Drugyel
Nằm cuối con đường lát đá cách thị trấn Paro 14 km là tàn tích của pháo đài Dzong Drugyel. Pháo đài do Ngài Zhabdrung Ngawang Namgyal xây dựng năm 1649 để kiểm soát con đường dẫn đến Tây Tạng. Không giống với các pháo đài khác do Ngài Zhabdrung Ngawang Namgyal xây dựng, pháo đài này chỉ có vai trò phòng thủ chứ không đảm nhiệm chức năng hành chính và tôn giáo. Kho vũ khí ở pháo đài thuộc loại tốt nhất ở Bhutan thời bấy giờ. Pháo đài được cho là có một cổng giả được thiết kế có chủ đích nhằm đánh lừa quân địch đi vào sân cụt.
Pháo đài được đặt tên Dzong Drugyel theo tiếng Bhutan có nghĩa là "pháo đài vinh quang" để kỷ niệm chiến thắng của Bhutan trước quân xâm lược Tây Tạng năm 1644.
Do trận hỏa hoạn năm 1951, pháo đài ngày nay chỉ còn sót lại tàn tích. Dù trong tình trạng bị phá hủy, tàn tích của pháo đài vẫn tiếp tục được bảo tồn như một di tích quan trọng, là sợi dây liên kết giữa người dân Bhutan và sự kiện trọng đại đã góp phần gìn giữ độc lập chủ quyền của Vương quốc Bhutan. Bởi đây từng là nơi lính Bhutan đương đầu và đánh đuổi quân đội Tây Tạng.
Phần tàn tích của pháo đài được gìn giữ khá tốt. Du khách vẫn có thể dễ dàng hiểu và phân biệt các đặc điểm khác nhau của pháo đài này. Mặc dù hầu hết những phần làm từ gỗ như khung mái, khung cửa sổ và cửa ra vào, sàn nhà, trần nhà gần như bị phá hủy hoàn toàn nhưng những phần chính làm từ đá và đất nện thì vẫn còn. Công trình giúp du khách hiểu thêm những sáng kiến, cách vận dụng trong việc phòng thủ ở thời trước. Hơn thế, vào những ngày quang đãng, du khách có thể nhìn thấy đỉnh núi Jhomolhari từ pháo đài.
Hà Nội nằm trong 6 điểm đến du lịch bằng xe đạp lý tưởng nhất thế giới Trang Booking.com đã dựa theo đánh giá của khách du lịch để chọn ra 6 điểm đến tuyệt vời nhất có thể du lịch trải nghiệm bằng xe đạp, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Khu vực quanh hồ Tây được nhiều người chọn đạp xe bởi không khí thoáng mát. Theo Booking.com, khoảng 1/5 (18%) lượng khách du lịch trên toàn...