13 tỉnh miền Tây kiến nghị tạm ngưng cho người dân về quê
Trưa 3-10, ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê.
Người dân Sóc Trăng tự về quê đang chờ được đưa vào khu cách ly sáng 3-10 – Ảnh: KHẮC TÂM
“Thời gian tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày. Trong thời gian này, các địa phương chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về. Sau khi ổn định, tỉnh sẽ xin ý kiến tiếp”, ông Lâu nói.
Ông Lâu cho biết những ngày qua, người dân từ các tỉnh, thành phố đổ về quê quá đông. Riêng đêm 2-10, có khoảng 20.000 người tự về quê, đông nghẹt một đoạn quốc lộ 1. “Như vậy chỉ trong vài ngày, đã có gần 30.000 người tự về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về thêm nữa, sẽ vỡ trận”, ông Lâu nói.
Những người tự về khi vào địa phận Sóc Trăng sẽ có lực lượng chức năng dẫn đường đưa vào Khu văn hóa Hồ nước ngọt để khám sàng lọc. Sau đó, người dân ở địa phương nào sẽ được đoàn dẫn đường đưa về địa phương đó cách ly tập trung.
“Trước mắt, tỉnh tận dụng trường học làm cơ sở cách ly tập trung. Khẩn trương xây dựng nhà vệ sinh, lo chỗ nghỉ ngơi cho người dân. Ngoài ngân sách, tỉnh vận động xã hội hóa, kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cùng chung sức lo bữa ăn cho ngời dân được tươm tất”, ông Lâu cho biết.
Hàng ngàn người về quê tự phát chờ tại trạm T2, cửa ngõ vào TP Long Xuyên, An Giang trong đêm 2-10 – Ảnh: MINH TRÍ
Sáng 3-10, ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh An Giang – cho biết trong đêm 2-10, người dân về quê trên 10.000 người. Đến 8h30 ngày 3-10, số người về tỉnh An Giang đã lên trên 15.000 người. Các huyện đã tổ chức đón về 5.221 người. Hiện còn lại 9.966 người chưa bố trí cho các huyện.
“Chúng tôi tạm thời bố trí tất cả bà con tại các trường học hay nhà thi đấu đa năng của TP Long Xuyên để làm nơi tiếp nhận. Sau đó, tỉnh sẽ giao lại cho các huyện, thị, thành phố. Bà con về quê tự phát làm tỉnh quá tải sức chứa. Hầu như các trường học trong tỉnh đều trở thành khu cách ly”, ông Bình nói.
Các trường học ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp đều trở thành nơi tiếp nhận hoặc khu cách ly tập trung người về quê – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Sở GD-ĐT tỉnh An Giang đã đồng ý cho 700 điểm trường học ở tỉnh làm nơi cách ly tập trung hoặc tiếp nhận công dân về quê.
Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho rằng hiện nay, tình hình dịch bệnh trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, các ca mắc trong cộng đồng tiếp tục tăng, đặc biệt các ổ dịch mới phát sinh trong thời gian gần đây tại các huyện cù lao Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới.
Trong khi đó, nguồn nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ phòng, chống dịch trong tỉnh còn hạn chế, các khu cách ly tập trung, thu dung điều trị trong tỉnh hiện nay gần như quá tải, tỉ lệ bao phủ vắc xin/dân số trong tỉnh chỉ đạt 21% mũi 1 và 7,5% mũi 2. Việc người dân ồ ạt về địa phương đang tạo áp lực rất lớn cho tỉnh trong công tác tổ chức cách ly tập trung, xét nghiệm, thu dung điều trị. Đặc biệt là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh, gây bùng dịch trong tỉnh là rất lớn.
Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang khẳng định việc bà con về quê tự phát đã làm quá tải sức chứa, khu cách ly của tỉnh – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
“Qua xét nghiệm, sàng lọc trong ngày 1-10 đã có trên chục trường hợp dương tính COVID-19. Việc về ồ ạt, tập trung như hiện nay rất nguy hiểm trong công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Nếu không khéo, cả vùng ĐBSCL sẽ trở thành vùng đỏ do dịch lây lan”, ông Bình nói thêm.
Còn ông Phạm Thiện Nghĩa – chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – cho hay đến sáng nay ông vẫn đang ở chốt cửa ngõ Đồng Tháp. Trong đêm 2-10, có trên 15.000 người dân đổ về quê. Tính từ ngày 1-10 đến nay, Đồng Tháp đã tiếp nhận trên 20.000 người về quê.
“Hiện tại chúng tôi đã đưa bà con vào các điểm trường học tạm thời. Sau đó người dân ở huyện nào đưa về huyện đó để sàng lọc, phân loại. Hiện tại chúng tôi đang vận động cơm, nước, bánh mì và tiền xăng cho bà con về nhà. Nếu tình trạng này tiếp tục, có thể sẽ không đủ lực lượng kiểm soát và phòng chống dịch”, ông Nghĩa nói thêm.
Khỉ quậy phá trong khu dân cư Sài Gòn
Con khỉ quý hiếm khoảng 10 kg quậy phá, trộm đồ ăn nhà dân, trong chợ ở quận 8 trong nhiều tháng khiến người dân bất an.
Khỉ trộm đồ ăn, quậy phá trong khu dân cư, sáng 29/5. Video: Người dân cung cấp.
Sáng 29/5, con khỉ đực đuôi dài trưởng thành đu từ cây dừa xuống khu dân cư ở chợ Lò Than, phường 6, lấy trộm bịch đậu phộng tại quán ốc của ông Thái Hoa Minh, 40 tuổi. Nó chạy đến bờ kênh Đôi, xé bịch đậu ngồi ăn trong khoảng 5 phút trước khi leo lên mái nhà, nhảy qua cây mắm cao khoảng 20 m rồi mất dạng.
"Nhiều lần tôi đang bưng tô mì gói, trứng vịt lộn, nó xuống lấy ăn ngon lành. Khi tôi đuổi theo thì nó còn hù ngược lại", ông Minh nói.
Theo người dân ở đây, con khỉ này thường xuất hiện buổi sáng, liên tục gần 4 tháng qua. Nhiều tiểu thương, quán ăn tại chợ bị nó lấy tôm, cá, hủ tíu, gà nướng...
Ông Lê Xuân Hiền, Phó chủ tịch UBND phường 6 cho biết, ở địa phương không có hộ dân nuôi khỉ nên chưa rõ nguồn gốc con khỉ này. Phường đã phối hợp với Chi cục kiểm lâm TP HCM bốn lần bắn thuốc mê để bắt con khỉ, trong có một lần nó bị trúng mũi tiêm nhưng không thành công.
"Khỉ không sợ người dân ở khu dân cư nhưng thấy người lạ, đoàn chức năng thì nó bỏ chạy", ông Hiền nói và cho biết sẽ tiếp tục cùng kiểm lâm phục kích những nơi khỉ hay lui tới để xử lý.
Ông Minh chỉ vị trí con khỉ thường xuống trộm đồ ăn. Ảnh: Đình Văn.
Theo Chi cục Kiểm lâm TP HCM, con khỉ này nằm trong nhóm 2 thuộc Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Loài này có bản năng tự nhiên khi đói sẽ vào nhà dân trộm đồ ăn và tấn công người, nhất là trẻ em. Người dân không nên tự ý bắt khỉ mà nên báo lực lượng chuyên trách.
Hồi đầu năm, đàn khỉ đuôi dài gần chục con cũng quậy phá trong khu dân cư ở khu phố 6, phường Thạnh Xuân. Kiểm lâm TP HCM sau đó đã bắn thuốc mê di dời 6 con khỉ trong đàn về chăm sóc trước khi thả về tự nhiên.
Nhiều người dân TP HCM phải đi xét nghiệm Người dân tại một số quận huyện, công nhân ở trọ và khu công nghiệp được vận động lấy mẫu tầm soát Covid-19 trong cộng đồng sau khi thành phố bùng phát dịch. Trưa 29/5, hơn 30 người ngồi hàng dài, cách nhau 2 m tại khuôn viên nhà thờ Tử Đình, phường 15, quận Gò Vấp, rộng chừng 100 m2 chờ xét...