1/3 thế giới sẽ sống với nhiệt độ như vùng sa mạc
Thảm họa tới gần
Ai đó có thể đang nghĩ tới việc con người sẽ sống trên một hành tinh nào đó ngoài trái đất trong tương lai. Nhưng với nhiều người, việc làm sao để bảo vệ ngôi nhà chung trái đất lúc này trước tác động của biến đổi khí hậu còn quan trọng hơn thế. Tuy nhiên nếu lượng phát thải CO2 vẫn tiếp tục tăng lên và không được kiểm soát chặt chẽ như hiện nay thì đó sẽ là một thảm họa khủng khiếp đối với nhân loại vào cuối thế kỷ này.
Do hạn hán kéo dài, sản lượng ngũ cốc của Romania trong niên vụ 2020-2021 được dự báo sẽ giảm 2,6%. Ảnh: Reuters
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, mức nhiệt độ cao thường thấy tại sa mạc Sahara có khả năng xuất hiện ở khoảng 20% diện tích toàn cầu, tức chiếm tới 1/3 nơi nhân loại sinh sống nếu lượng CO2 vẫn tiếp tục tăng như hiện nay.
Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu lịch sử từ khoảng 6.000 năm trước để khám phá những điều kiện khí hậu mà con người đã trải qua. Nền văn minh nhân loại thích nghi rất tốt với những mảnh đất màu mỡ có sự nuôi dưỡng của nước từ các con sông. Nhưng hiếm khi chúng ta thấy các nền văn minh xuất hiện ở những nơi khô hạn và quá nóng như ở sa mạc.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, con người chỉ có thể tiến hóa và phát triển trong một dải nhiệt độ hẹp. Trong đó nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 11-15C. Nếu con người được sinh sống ở khu vực có nền nhiệt độ ổn định, ít biến động, năng suất trồng trọt và chăn nuôi sẽ tốt hơn rất nhiều so với khu vực có biến động nhiệt lớn, nóng bức quanh năm. Tác động nền nhiệt độ cao cũng đang lan ra cả miền nam nước Mỹ, vùng địa Trung Hải. Lúc này chỉ còn một phần diện tích ở các vùng xa xích đạo và gần Bắc cực và Nam cực trở thành nơi có thể sinh tồn.
Chuẩn bị sớm các kịch bản
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ sử dụng RCP8.5, một kịch bản mô tả mức phát thải carbon ở mức cực đoan nhất nhằm mô hình hóa những gì có thể xảy ra vào cuối thế kỷ này, cho thấy, các khu vực có nhiệt độ tương tự như sa mạc Sahara chiếm tới 20% diện tích trái đất, cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 tỷ người. Và nếu không di cư tới khu vực khác, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với nền nhiệt độ cao như sa mạc Sahara trong tương lai.
Video đang HOT
Vẫn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của con người nhưng trên hết, nhiệt độ vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động tới sự tồn vong và phát triển của nhân loại. Đặc biệt mức nhiệt độ tăng đột biến trong 50 năm nữa sẽ trở nên khắc nghiệt hơn nhiều những gì mà con người đã từng trải qua suốt 6 ngàn năm trước.
Cảnh báo trên sẽ buộc chúng ta phải thay đổi nếu không muốn nhận lấy hậu quả cay đắng nhất. Nếu con người vẫn tiếp tục thải CO2 mà không có lộ trình cắt giảm mạnh mẽ, làn sóng di cư vào năm 2070 là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Một khi khí hậu vượt ngưỡng chịu đựng của con người, đó cũng là lúc quá trình chọn lọc tự nhiên bắt đầu và con người là những sinh vật trải qua quá trình đó. Tất nhiên mục tiêu hàng đầu hiện nay là cắt giảm khí thải nhà kính và quan trọng không kém là cần chuẩn bị từ sớm các kịch bản di cư do biến đổi khí hậu trong tương lai để tránh xảy ra biến động lớn.
Kỳ lạ bộ tộc sống ở nơi Thần Chết không bao giờ ngủ
Nhiệt độ trung bình từ 37 độ C đến 62 độ C, những cư dân ở vùng đất Thần Chết không bao giờ ngủ quên đã sinh hoạt theo cách không giống ai.
Vùng lõm Danakil (Ethiopia) được xem là "vùng đất khắc nghiệt nhất Trái Đất", không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Danakil là "vùng đất Thần chết không bao giờ ngủ quên".
Nằm trong sa mạc, Danakil ở Ethiopia là một quốc gia thuộc châu Phi, vùng đất này được xem là nơi nóng nhất thế giới.
Vẻ đẹp siêu thực được chụp tại vùng đất của Thần Chết.
Một nhà thám hiểm người Anh tên là Wilfred Thesiger đã mô tả về Danakil rằng: "Đây thực là một vùng đất chết. Chỉ có những con chim tuyệt vọng nhất cố gắng để đi qua khu vực cằn cỗi này, và thậm chí thử ít uống nước".
Bên dưới vùng trũng là dòng dung nham sôi sục chỉ cách bề mặt 20km. Lớp đất ở đây cũng đang ngày một mỏng đi do những chuyển động địa chất nguyên thủy.
Được hình thành do sự va chạm của những mảng kiến tạo ở biên giới Ethiopia, Eritrea và Djibouti, vùng trũng Danakil sở hữu kỳ quan địa chất tuyệt đẹp. Cũng có người ví Danakil giống như một miếng vá phồng rộp của Trái đất.
Nơi đây có những cánh đồng thủy nhiệt đầy màu sắc, chảo muối khổng lồ và hồ nước nóng đầy hóa chất bên dưới là dòng dung nham ngầm sôi sục.
Thung lũng Danakil thấp hơn mực nước biển khoảng 100m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.
Sức nóng khủng khiếp tại sa mạc làm nước lũ bốc hơi nhanh chóng và để lại những lớp muối kết tinh. Và đây cũng chính là mảnh đất muối sinh tồn của người Afar.
Bất chấp nắng nóng, khô hạn và những núi lửa đang hoạt động mạnh mẽ, bộ tộc Afar vẫn sinh sống và khai thác muối từ vùng trũng Danakil, Ethiopia.
Với người Afar muối đồng nghĩa với tiền vì toàn bộ nền kinh tế nơi đây phụ thuộc vào hoạt động khai thác và buôn bán muối khoáng.
Một ngày, một người Afar cắt được khoảng 120 khối muối nặng 4kg. Sau khi cắt, muối được chuyển tới làng Berahile, cách đó 80 km để bán.
Trước đây, họ thường chuyển muối tới chợ Mekele, cách đó khoảng một tuần đi bộ. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những con đường, xe tải có thể trực tiếp lấy muối từ làng Berahile.
Người Afar cũng sinh sống theo lối du mục. Họ ở trong những túp lều có thể tháo dỡ và chăm sóc đàn gia súc gồm dê, lừa, lạc đà. Sông Awash là dòng nước chính chảy vào khu vực, mang lại sự sống cho người Afar và đàn gia súc của họ.
Do khí hậu quá nóng, ở Danakil người ta di chuyển bằng lạc đà, sử dụng phương pháp và công cụ truyền thống như cuốc, dây thừng để khai thác muối.
Đây là công việc khá nguy hiểm vì nhiệt độ cao có thể gây tử vong cho những người thợ khai thác và đôi khi có những trận động đất xảy ra làm lở đất và nuốt chửng cả những chú lạc đà.
Ngạc nhiên cách san hô tự bảo vệ mình trước sự gia tăng nhiệt độ nước biển Một số loại san hô đang tạo ra 'lớp chống nắng' để tự bảo vệ mình trước sự gia tăng của nhiệt độ nước biển - một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Southampton (Anh) cho biết. Các nhà nghiên cứu phát hiện san hô phát ra màu sắc để cố gắng khuyến khích tảo quay trở lại. Nhiều loại...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ

Khai thác đá trên núi, công nhân nổ mìn trúng "hang động" lạ: Kho báu 2,25 triệu vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục được đào lên

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về

Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng

Bị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng váng

Chuyến bay bị hoãn lâu nhất thế giới vì lý do không tưởng

Đang đánh golf, người đàn ông bỗng hét lớn, nhân viên chạy ra chứng kiến cảnh tượng "suýt chết đứng"

9 triệu người theo dõi 1 sự kiện kéo dài 500 tiếng đồng hồ: Hơn 30 camera nhưng không quay một bóng người nào cả

Giới khoa học chấn động khi tìm thấy loài cá 'hiếm nhất thế giới' sau 85 năm được cho là đã tuyệt chủng

Cá heo sông Amazon: Huyền thoại hồng giữa lòng rừng rậm

Bé 2 tuổi đi lạc vào khu vực hoang dã, được giúp đỡ bởi một chú chó lạ
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Lê Phương đến tiễn đưa Quý Bình về biển Cần Giờ, chi tiết 8 bông hoa tím gây xôn xao
Sao việt
08:08:33 27/04/2025
Những địa điểm du lịch 30/4 - 1/5 vừa đẹp vừa không quá đông người
Du lịch
08:05:59 27/04/2025
Scrambler 400 X chốt giá 189 triệu: Xe chất, giá phê
Xe máy
08:05:11 27/04/2025
Hơn 10.000 người đặt cọc SUV điện của Mazda
Ôtô
08:01:33 27/04/2025
Có 1 thực tế đang xảy ra trên Top Trending báo hiệu tình hình Vpop hiện nay, nhìn 7/10 vị trí cao nhất mà giật mình!
Nhạc việt
07:57:21 27/04/2025
Tại sao trà xanh lại tốt cho da dầu?
Làm đẹp
07:51:40 27/04/2025
Lý do siêu sao số 1 Hàn Quốc bị "ghét cay ghét đắng"
Nhạc quốc tế
07:49:20 27/04/2025
Không thể nhận ra Park Bom (2NE1) được nữa!
Sao châu á
07:41:10 27/04/2025
Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân
Sức khỏe
07:34:31 27/04/2025
Người được ông Trump đề cử lãnh đạo NASA từng bị bắt vì gian lận
Thế giới
07:24:41 27/04/2025