1/3 tàu Hải quân New Zealand nằm bờ vô thời hạn do khủng hoảng thiếu hụt nhân sự
1/3 tổng số tàu của hải quân New Zealand đang phải cập cảng vô thời hạn theo chế độ “chăm sóc và coi giữ” vì không đủ nhân sự.
Tàu HMNZS Wellington ngoài khơi Whakatane, New Zealand vào năm 2019. Ảnh: Getty Images
Theo ABC News, ba trong số chín tàu hải quân của New Zealand đang nằm cảng không hoạt động khi các nhân viên rời lực lượng quốc phòng đầu quân cho các ngành công nghiệp với mức lương cao hơn.
Tàu tuần tra xa bờ HMNZS Wellington dài 85m mới đây trở thành tàu thứ ba bước vào thời kỳ không hoạt động, cùng với một tàu tuần tra xa bờ khác của Hải quân New Zealand là HMNZS Otago và một trong hai tàu tuần tra ven bờ HMZNS Hawea.
Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ New Zealand (NZDF), Nguyên soái Không quân Kevin Short tuyên bố việc cho các tàu cập cảng vô thời hạn sẽ giải phóng nhân viên kỹ thuật trong bối cảnh lực lượng nhân sự đang thiếu. Ông lập luận rằng việc đưa một con tàu vào chế độ “chăm sóc và giám sát” sẽ củng cố lực lượng lao động và cho phép quản lý tốt hơn các tác động của tình trạng tiêu hao.
Hồi tháng 8, trong một lưu ý gửi bộ trưởng quốc phòng, Nguyên soái Kevin Short cho biết “các vấn đề về lực lượng lao động đang ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng của tàu trong cung cấp các dịch vụ hải quân”. Ông nói: “Những rủi ro vẫn còn đối với việc cung cấp đầu ra cho hải quân nếu tình trạng tiêu hao và trống rỗng không được giải quyết kịp thời”.
NZDF có hơn 15.000 nhân viên, bao gồm cả nhân viên dân sự, trong đó có khoảng 2.800 người thuộc lực lượng hải quân. Vào tháng 5, NZDF cho biết họ sẽ chi 90 triệu đô la New Zealand (85 triệu USD) trong bốn năm để tăng lương cho những người lao động được trả lương thấp nhất với hy vọng mức lương sẽ được cải thiện vào năm 2026 – 2027.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu quyết định trên có cho phép phần còn lại của hạm đội Hải quân tiếp tục hoạt động hay không, một phát ngôn viên của NZDF nói với Defense News rằng điều đó phụ thuộc vào một số yếu tố.
Người phát ngôn cho biết: “Nếu tỷ lệ thiếu hụt nhân sự hiện tại là 16,5% có thể được ngăn chặn, dự kiến [rằng chúng tôi] sẽ có đủ thủy thủ để vận hành phần còn lại của hạm đội. Tuy nhiên, vẫn còn một mức độ không chắc chắn cho đến khi tình trạng được đảo ngược. Điều này đòi hỏi một số sáng kiến, bao gồm cả việc giải quyết khoảng cách ngày càng lớn giữa thù lao thủy thủ của chúng tôi và những gì thị trường việc làm cạnh tranh cao đang cung cấp.”
Tỷ lệ thiếu hụt nhân sự của hải quân New Zealand là khoảng 16,5% trong năm tính đến tháng 11, đây là mức cao nhất trong nhiều thập kỷ do nhân viên nghỉ việc để nhảy sang khu vực tư nhân, nơi có mức lương cao hơn.
Tuy vậy, theo nhà tư vấn quốc phòng độc lập Gordon Crane, vấn đề lương không nhất thiết là lý do chính của tỷ lệ tiêu hao. “Nhiều nhân sự được lệnh quản lý các cơ sở cách ly trong đại dịch COVID sau đó đã nghỉ việc”, ông Crane nói với Defense News.
Bộ trưởng Quốc phòng Peeni Henare thừa nhận việc thiếu hụt nhân viên đang gây tổn hại cho lực lượng quốc phòng, nhưng cho biết chính phủ cam kết xây dựng lại lực lượng này.
New Zealand đã bán hai tàu tuần tra gần bờ cho Ireland vào tháng 3/2022. Vào thời điểm đó, Chuẩn đô đốc Hải quân David Proctor cho biết hai tàu còn lại (tổng cộng bốn chiếc đã được đóng) cung cấp các cơ hội quan trọng về huấn luyện và chỉ huy cho các sĩ quan cấp thấp.
Người phát ngôn của Hải quân New Zealand nói với Defense News rằng giờ đây chỉ còn một tàu tuần tra ven biển là HMNZS Taupo vẫn sẵn sàng hoạt động. Tàu này đã có một chương trình làm việc đầy đủ cho năm tới.
New Zealand, quốc gia dành khoảng 1,5% GDP cho quốc phòng, đã tuyên bố vào đầu năm nay rằng họ sẽ xem xét lại chính sách quốc phòng của mình trong bối cảnh những biến đổi về địa chính trị khu vực và khí hậu. Việc xem xét dự kiến sẽ không được hoàn thành cho đến năm 2024.
Ngoài vấn đề nhân sự, NZDF cũng đang đối phó với tình trạng các thiết bị cũ kỹ. Nước này đang thay thế phi đội máy bay chở hàng C-130 và máy bay tuần tra hàng hải P-3 bằng chiếc đầu tiên trong số 4 chiếc máy bay Boeing P-8A Poseidon sẽ được chuyển giao trong tháng này. Tuy nhiên, các kế hoạch về một tàu quân sự mới, được chế tạo phù hợp các điều kiện ở Nam Đại Dương và Nam Cực, đã bị gác lại trong năm nay.
Nhân tố giúp Ukraine gỡ bế tắc xuất khẩu lương thực
Nhà bảo lãnh an ninh bên thứ ba có thể giúp gỡ bỏ cấm xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Ukraine đang gặp khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực bằng cảng biển do xung đột. Ảnh: ANSA
Theo trang tin Euractiv.com, một số quốc gia châu Âu đã tăng cường nỗ lực mở lại các hành lang hàng hải để vận chuyển ngũ cốc của Ukraine, có thể với sự giúp đỡ của bên bảo đảm an ninh bên thứ ba, nhưng vẫn chưa rõ liệu Nga có đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào hay không. Nga đã kiểm soát một số cảng lớn nhất của Ukraine.
Trước đó, Ukraine cho biết họ đang làm việc với các đối tác quốc tế để thành lập một sứ mệnh do Liên hợp quốc hậu thuẫn nhằm khôi phục các tuyến vận chuyển trên Biển Đen và xuất khẩu nông sản Ukraine.
"Ukraine sẵn sàng tạo các điều kiện cần thiết để nối lại xuất khẩu từ cảng Odessa. Chúng tôi cùng Liên hợp quốc và các đối tác đang tìm kiếm các giải pháp, nhưng cần có các đảm bảo từ Nga", Ngoại trưởng nước này Dmytro Kuleba viết trên Twitter.
Trong khi đó, một giải pháp quân sự, liên quan đến NATO hoặc một phái bộ hải quân của EU, để bảo vệ các cảng biển của Ukraine đã bị loại trừ do nguy cơ tiềm ẩn leo thang xung đột.
"Chúng tôi cần giải phóng các cảng bởi một lực lượng thứ ba, vốn sẽ đảm bảo an ninh với tư cách là trọng tài", Thủ tướng Slovakia Eduard Heger, phát biểu tại diễn đàn GLOBSEC ở Bratislava cùng với Thủ tướng Áo Karl Nehammer.
Ông Heger cho biết, Liên hợp quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò là những người bảo đảm an ninh cho việc mở lại cảng Odessa của Ukraine để đảm bảo vận chuyển an toàn các sản phẩm ngũ cốc và thực phẩm bị mắc kẹt tại nước này.
Thủ tướng Slovakia nói thêm: "Đó là cách chúng tôi có thể nhập khẩu được ngũ cốc", nhấn mạnh rằng các phương án vận tải đường bộ và đường sắt sẽ không đảm bảo đủ năng lực để vận chuyển hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine.
"Chúng tôi cần bến cảng và câu hỏi quan trọng nhất là làm thế nào chúng tôi đạt được mục tiêu đó. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta không có thời gian - thế giới cần ngũ cốc ngay bây giờ", Thủ tướng Áo Nehammer lưu ý.
Ủy ban châu Âu đã và đang tăng cường nỗ lực điều phối xuất khẩu hàng triệu tấn ngũ cốc bằng đường bộ và đường sắt qua các nước thành viên láng giềng của EU nhưng đã gặp phải các vấn đề về cơ sở hạ tầng và năng lực vận tải.
Giải pháp tốt nhất là chuyển một triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine qua Belarus nhưng điều này đã gặp khó khăn do yêu cầu của Minsk và Moskva dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU đối với Belarus.
EU cũng đang lên kế hoạch đối phó với thông tin mà Nga đưa ra rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây là nguyên nhân gây ra gián đoạn nguồn cung cấp ngũ cốc và phân bón toàn cầu.
Mỹ sẵn sàng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ Nga Trong những tuần gần đây, các nhà lãnh đạo phương Tây bày tỏ lo ngại về nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới do cuộc xung đột ở Ukraine. Xuất khẩu lương thực của cả Nga và Ukraine bị ảnh hưởng do xung đột. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn Nga Interfax ngày 1/6, Chính quyền Mỹ ủng hộ việc Nga...