13 sự cố quý ông thường gặp với ‘áo mưa’
Sử dụng bao cao su là một trong những cách giúp quan hệ tình dục an toàn và phòng tránh thai hiệu quả. Tuy nhiên, không phải quý ông nào cũng biết dùng “áo mưa” đúng cách.
Các chuyên gia thuộc Đại học Indiana (Mỹ) đã tiến hành phân tích 50 nghiên cứu khác nhau trong vòng 16 năm về cách sử dụng bao cao su. Họ phát hiện, đa phần cánh mày râu thường mắc ít nhất 1 trong 13 lỗi phổ biến sau đây khi dùng “áo mưa” trong khi ân ái:
1. Đeo bao quá muộn
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, khoảng 17% – 51,1% người được hỏi tiết lộ đeo bao su sau khi cuộc “yêu” đã bắt đầu. Điều này sẽ khiến bạn giảm khả năng ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục (STD).
2. Tháo bao quá sớm
Khoảng 13,6% – 44,7% người dùng cho biết họ đã tháo bỏ bao cao su trước khi cuộc giao hoan kết thúc, tạo cơ hội cho mầm bệnh STD tấn công thêm nạn nhân và tinh trùng tìm đường đến với trứng.
3. Kéo giãn bao hoàn toàn trước khi sử dụng
Trung bình 2,1% – 25,3% quý ông thừa nhận đã kéo giãn bao cao su hoàn toàn trước khi đeo nó vào “cậu nhỏ”. Đây là một sai lầm vì có thể khiến “áo mưa” bị giãn rộng, không còn vừa và ôm sát “súng ống” của họ.
4. Không để chừa không gian ở đầu bao
Không chừa chỗ để chứa tinh dịch ở đầu bao cao su cũng là lỗi xuất hiện ở 24,3% – 45,7% người sử dụng.
Video đang HOT
5. Không loại bỏ không khí trong bao
Rất nhiều người, tới 48,1% phái yếu và 41,6% phái mạnh “quên” bóp xẹp đầu bao cao su để loại bỏ không khí ra ngoài “áo mưa” trước khi dùng. Lỗi này sẽ khiến việc đeo bao cao su khó khăn hơn đôi chút, đồng thời cũng gia tăng nguy cơ “áo rách giữa đường” trong khi làm “chuyện ấy”.
6. Đeo bao lộn ngược
Khoảng 4% – 30,4% từng gặp sự cố với việc tuột và đeo bao cao su lộn ngược từ trong ra ngoài. Đây là một lỗi nặng, vì nó có thể khiến người phụ nữ tiếp xúc với dịch tiết ra trước khi người đàn ông xuất tinh, gia tăng nguy cơ “dính bầu”.
7. “Hành sự” khi mới đeo bao lưng chừng
Có thể do nóng vội hoặc dâng trào xảm xúc tới mức mất kiểm soát, 11,2% phụ nữ và 8,8% đàn ông bắt đầu mây mưa khi bao cao su mới nằm ở vị trí lưng chừng “cậu nhỏ”. Theo các chuyên gia, bao cao su chỉ đạt được hiệu quả tối đa khi trùm kín từ đầu tới gốc dương vật.
8. Mở bao bằng vật sắc nhọn
Khoảng 2,1% – 11,2% người được hỏi nói, họ đã dùng vật sắc nhọn để cắt mở gói đựng bao cao su. Vấn đề là, vật sắc nhọn có thể đâm xuyên bao bì và gây thủng, rách “áo mưa” bên trong.
9. Không kiểm tra lỗi trên bao
Khi tháo bỏ “áo mưa” khỏi lớp bao bì, 82,7% chị em và 74,5% không bao giờ kiểm tra xem nó có bị mắc lỗi gì không. Lời khuyên dành cho họ là, luôn phải để mắt xem bao cao su có thủng, rách hay không, có còn hạn sử dụng hay không hoặc xuất hiện điểm không hoàn hảo rõ thấy nào đó khi đeo cho “cậu nhỏ”.
10. Không dùng chất bôi trơn
Khoảng 16% – 25,8% người dùng bao cao su không có thói quen sử dụng kèm chất bôi trơn. Vấn đề ở chỗ, nếu âm đạo của người phụ nữ không tiết đủ chất nhờn và cuộc ân ái diễn ra rất dài, “chuyện ấy” có thể không còn trơn tru và “áo mưa” nhiều khả năng sẽ bị rách.
11. Rút bao không đúng cách
Gần 31% đàn ông và 27% phụ nữ được phát hiện đã tháo rút bao cao su không đúng cách sau khi xuất tinh. Lỗi này dẫn tới những tai nạn ngoài ý muốn, đặc biệt là việc tinh trùng “xâm nhập” vùng kín. Lời khuyên của các chuyên gia là: Do sau khi “nhả đạn”, dương vật sẽ nhanh chóng ỉu xìu và giảm kích cỡ đáng kể. Vì thế, nam giới cần nhanh chóng rút “cậu nhỏ” khỏi “khu cấm địa” để tránh việc bao cao su bị tuột hay tinh dịch tràn ra bên ngoài.
12. Tái sử dụng bao cao su
1,4% – 3,3% người từng thú nhận đã tái sử dụng một bao cao su tới ít nhất 2 lần trong một cuộc “giao ban”. Họ đã quên rằng, “áo mưa” là sản phẩm dùng một lần. Việc tiết kiệm, tái sử dụng một “áo mưa” nhiều lần trong một cuộc “yêu” sẽ gia tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây hại vào “vùng kín”, gây bệnh cho đôi tình nhân.
13. Không bảo quản bao đúng cách
3,3% – 19,1% người trong các nghiên cứu đã bảo quản bao cao su của họ trong những điều kiện không tuân theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Hãy luôn ghi nhớ, việc bảo quản “áo mưa” dưới ánh nắng hoặc trong ví có thể làm suy giảm chất lượng cao su.
Theo VNE
Bệnh phổ biến chị em thường gặp trong kì kinh nguyệt
Chị em có thể gặp phải một số bệnh phổ biến trong kì kinh nguyệt như đau mắt, đau đầu, căng thẳng thần kinh, sưng vú, rối loạn tiêu hóa...
Em năm nay 23 tuổi, có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Tuy nhiên, cứ mỗi khi đến kì kinh nguyệt là em có hiện tượng tiêu chảy và rất đau bụng, đại tiện bất thường. Tình trạng này thậm chí kéo dài cho tới khi hết kinh nguyệt mới thôi. Em đã đi khám thì được bác sĩ nói là bình thường, đó là biểu hiện rất phổ biến của nhiều chị em trong ngày "đèn đỏ". Ngoài tình trạng đi tiêu bất thường, có những người còn mắc những chứng bệnh khác mà sau đó sẽ tự biến mất khi chu kì kinh nguyệt kết thúc.
Vậy bác sĩ cho em, trường hợp của em được coi là mắc bệnh gì trong kì kinh nguyệt? Và ngoài bệnh này thì chị em có thể mắc phải những bệnh nào nữa? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Mỹ Phương)
Trả lời:
Bạn Mỹ Phương thân mến,
Thời gian có "đèn đỏ" là những ngày khá nhạy cảm của nhiều chị em. Trong những ngày này, sự thay đổi hormone khiến cho cơ thể chị em khá nhạy cảm và dễ gặp nhiều bệnh. Những bệnh này có thể có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chị em nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ tự hết khi chu kì kinh nguyệt kết thúc.
Chị em có thể gặp phải một số bệnh phổ biến trong kì kinh nguyệt như đau mắt, đau đầu, căng thẳng thần kinh, sưng vú, rối loạn tiêu hóa... Ảnh minh họa
Nếu bạn gặp tình trạng đi tiêu bất thường trong những ngày có kinh nguyệt và tình trạng này cũng hết khi hết kinh thì bạn cũng không nên lo lắng quá. Vì như bác sĩ đã khám cho bạn nói thì đó là một trong số những bệnh phổ biến chị em có thể gặp trong ngày "đèn đỏ". Trường hợp của bạn được coi là rối loạn hệ tiêu hóa trong kì kinh nguyệt. Các triệu chứng khi bị rối loạn hệ tiêu hóa có thể bao gồm như tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu và có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi kì kinh nguyệt kết thúc. Mặc dù nó không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoat động sống hàng ngày của chị em.
Chính vì vậy, trong thời gian nhạy cảm này bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống sao cho đảm bảo cân bằng, đủ chất và phù hợp với thể trạng cơ thể. Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước để đường ruột hoạt động trơn tru, hạn chế táo bón. Cần tránh những thực phẩm dễ gây tiêu chảy như thức ăn không có nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng, thực phẩm có vị chua,... và hạn chế các chất kích thích, các thực phẩm có tính cay, nóng...
Ngoài ra, chị em có thể gặp phải một số bệnh phổ biến khác trong những ngày "đèn đỏ" như đau mắt do hệ thần kinh thực vật và thần kinh thị giác bị ảnh hưởng vì rối loạn estrogen, đau đầu do thiếu máu, căng thẳng thần kinh, sưng vú...
Bạn nên nắm được những sự thay đổi của cơ thể trong những ngày này để có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình. Nếu thấy tình trạng rối loạn tiêu hóakéo dài liên tục, thậm chí xuất hiện ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt thì bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Các bệnh thường gặp khi tiếp xúc với sương mù Sương mù không chỉ gây cản trở giao thông mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người và gây ra một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tục ngữ có câu: "Sương mù là lưỡi dao của sức khỏe" nó là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh, chính vì vậy chúng ta không thể chủ quan khi tiếp xúc...