1/3 số người Mỹ được hỏi tin rằng Covid-19 được tạo ra từ phòng thí nghiệm
Dù đa số tin rằng Covid-19 ra đời tự nhiên, vẫn có tới 1/3 người Mỹ được hỏi cho rằng virus gây ra bệnh này được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Báo Guardian (Anh) đưa tin, tổ chức nghiên cứu nổi tiếng Pew đã công bố kết quả thăm dò xã hội cho thấy vẫn có tới 1/3 số người Mỹ được hỏi tin rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 là đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Các lọ xét nghiệm Covid-19 ở Louisiana, Mỹ. Ảnh: AP.
Các nhà khoa học tin rằng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ tự nhiên. Tuy nhiên việc hiện nay vẫn chưa xác định rõ rằng con người đã lần đầu bị nhiễm SARS-CoV-2 như thế nào đã tạo ra mảnh đất cho các hoài nghi và thông tin sai lệnh về dịch bệnh Covid-19.
Ở Mỹ, theo một báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew (có trụ sở ở thủ đô Washington), khoảng 1/3 số người Mỹ tham gia cuộc thăm dò của họ đã tin rằng virus gây ra Covid-19 là do con người tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Video đang HOT
Cụ thể, Pew đã khảo sát 8.914 người lớn Mỹ, hỏi họ liệu họ tin vào điều nào: Chủng mới của virus corona là 1- xuất hiện một cách tự nhiên, 2- được cố tình phát triển trong phòng thí nghiệm, 3- được tạo ra một cách ngẫu nhiên trong phòng thí nghiệm, hoặc 4- không thực sự tồn tại.
Hầu hết người Mỹ trong báo cáo này (chiếm 43%) tin rằng Covid-19 xuất hiện một cách tự nhiên. Nhưng vẫn có tới 3 trong số 10 người Mỹ được hỏi (chiếm 29%) tin rằng virus gây bệnh này được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Không những vậy, hầu hết những người này còn tin rằng virus được cố tình tạo ra trong phòng thí nghiệm. Một phần tư cho hay, họ không biết virus bắt nguồn từ đâu và cũng có tới 1% tin rằng virus này thậm chí không tồn tại.
Đa số những người tin vào việc SARS-CoV-2 được tạo ra trong phòng thí nghiệm là những người thuộc đảng Cộng hòa và những người ngoài đảng nhưng nghiêng về ủng hộ đảng Cộng hòa (37% phe Cộng hòa so với 21% bên phe Dân chủ).
Nghiên cứu cũng cho thấy người trẻ bị ảnh hưởng bởi thuyết âm mưu nhiều hơn so với người trung niên hoặc cao tuổi./.
Trung Hiếu
Philippines cấm nhân viên y tế ra nước ngoài làm việc
Philippines cấm bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác ra nước ngoài làm việc trong thời gian đất nước đối phó khủng hoảng Covid-19.
Cơ quan Quản lý Việc làm ở Nước ngoài của Philippines hôm qua thông báo cấm các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm việc vào thời gian đất nước đang trong tình trạng khẩn cấp do đại dịch Covid-19, gồm 14 công việc được xác định là "nhiệm vụ quan trọng" như bác sĩ, y tá, nhà vi trùng học và dược sĩ.
Lệnh cấm cũng bao gồm các kỹ thuật viên sửa chữa thiết bị bệnh viện, điều dưỡng và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, những người "không dễ dàng thay thế".
Philippines hiện ghi nhận gần 4.200 ca nhiễm nCoV và hơn 220 trường hợp đã tử vong, là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, sau Malaysia. Hơn 200 nhân viên y tế đã nhiễm virus, trong đó ít nhất 10 người chết.
Thủ đô Manila đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, khiến người dân các thị trấn xung quanh chịu ảnh hưởng nặng nề. Những lao động tự do như tài xế xe ba bánh, người bán hàng rong đều không thể vào trung tâm để mưu sinh.
Nhân viên y tế tại điểm xét nghiệm nCoV ở bệnh viện đa khoa thành phố Quezon, thuộc vùng thủ đô Manila của Philippines, hôm 6/4. Ảnh: Philstar.
Covid-19 cũng đang đe dọa hệ thống y tế vốn yếu kém ở Philippines, một trong những quốc gia có tỷ lệ bác sĩ trên dân số thấp nhất khu vực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Philippines chỉ có 6 bác sĩ/10.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 23 và Malaysia là 15,36. Hàng nghìn chuyên gia y tế Philippines đã ra nước ngoài làm việc. Theo dữ liệu, hơn 30.000 bác sĩ, y tá và kỹ thuật viên y tế đã rời Philippines vào năm 2010.
Đại dịch cũng khiến kiều hối từ người Philippines đang làm việc ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/10 GDP, có thể giảm tới 30% trong năm nay do hàng nghìn lao động phải về nước, Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Ernesto Pernia cho hay.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,7 triệu người nhiễm bệnh và hơn 102.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 500.000 ca nhiễm và gần 18.800 ca tử vong.
Huyền Lê
Người Mỹ lái ôtô, xếp hàng dài cả km để nhận thực phẩm miễn phí Nhu cầu hỗ trợ lương thực tại Mỹ gia tăng với mức độ chưa từng có trong đợt bùng phát dịch Covid-19. Các điểm phát đồ ăn miễn phí thiếu hụt nghiêm trọng cả thực phẩm và nhân lực. Tại Omaha, bang Nebraska, một bếp ăn miễn phí thông thường chỉ nhận 100 người đã bất ngờ đón hơn 900 người đến nhận...