13 sai lầm lớn nhất mà bạn thường mắc phải khi sử dụng lò vi sóng
Một trong những thiết bị nhà bếp không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà là lò vi sóng. Nhưng bạn có chắc là đang sử dụng thiết bị phổ biến này một cách chính xác?
Thực ra có một sự thật rằng, bạn có thể đang mắc hàng tấn lỗi rất phổ biến khi dùng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn.
“Hầu hết mọi người đều biết rằng lò vi sóng và lò nướng thông thường có thể nấu thức ăn theo nhiều cách khác nhau, nhưng họ không biết sự khác biệt đó ảnh hưởng đến thực phẩm như thế nào”, Lan Lam, biên tập viên cao cấp của Cook’s Illustrated ở Boston, Massachusetts đã nói.
Để đảm bảo bạn tận dụng tối đa thức ăn cũ, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia để biết về 13 sai lầm chúng ta có thể mắc phải khi dùng lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm và các cách để xử lý.
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 1: Không khuấy hoặc đảo đều thức ăn
Ngay cả những lò nướng nóng nhất cũng làm nóng thực phẩm với tốc độ khá chậm.
“Cần có thời gian để nhiệt truyền đến trung tâm của đồ ăn và làm cho thực phẩm nóng đều. Lò vi sóng làm nóng bề mặt thực phẩm rất nhanh, nhưng chúng không thể giúp nhiệt truyền nhanh đến giữa khối thực phẩm.”
Kết quả là bề mặt đồ ăn đã nóng trong khi bên trong vẫn còn lạnh.Vì vậy, tốt nhất là bạn nên khuấy, trộn, lật hoặc đảo đều thức ăn khi dùng lò vi sóng.
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 2: Không đậy đồ ăn khi hâm nóng đồ ăn
Những tấm nắp đậy không chỉ có tác dụng để che mà còn giúp đảm bảo thức ăn được chín đều.
Suzanne Lasagna, Chef Evaluator tại Trường Nghệ thuật Ẩm thực Auguste Escoffier, Los Angeles, California, cho biết: “Nên sử dụng bộ bảo vệ hoặc nắp đậy an toàn cho lò vi sóng. Chúng sẽ giúp giữ hơi nước để giúp nấu chín thức ăn và giảm thiểu sự văng vãi.”
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 3: Dùng tấm đậy sai
Hãy nhớ rằng “Không đặt xốp trong lò vi sóng”, bao gồm cả thùng chứa và nắp đậy.
“Chúng ta cũng nên tránh đặt bọc nhựa và túi giấy trong lò vi sóng vì những vật phẩm này có thể chứa hóa chất không an toàn có thể lẫn vào thực phẩm trong khi nấu.” Lasagna nói.
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 4: Không biết sự quan trọng của bàn xoay
Trong thực tế, lò vi sóng (giống như tên của nó) phản xạ từ thành bên lên nắp đến đáy của lò và chúng tương tác với nhau để tạo ra một môi trường nóng hơn, Lam giải thích.
Và đó chính là nơi bàn xoay làm việc.
Video đang HOT
“Việc quay có thể là cần thiết. Một số nhà sản xuất đặt bàn xoay vào lò vi sóng để thực phẩm của bạn di chuyển vào, ra khỏi những điểm nóng để giúp thức ăn nóng đều. Một số nhà sản xuất khác bỏ qua bàn xoay và tản nhiệt bằng cách lắp các thiết bị như quạt vào các thành của lò để điều khiển vi sóng theo những hướng khác nhau.” Lam nói.
“Món ăn cũng được quấy đều khi đĩa được quay. Ngay cả khi bạn có bàn xoay, khuấy thức ăn trong khi nấu là một cách khác để giúp hâm nóng hoặc nấu chín thức ăn đều hơn”, Lasagna nói.
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 5: Cho vào lò một hộp chứa không an toàn về nhiệt
Mặc dù việc đặt đồ ăn với hộp nhựa vào trong lò vi sóng rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian, nhưng hãy dành thêm vài phút để chuyển đồ ăn lạnh vào một hộp đựng phù hợp để sử dụng trong lò vi sóng vì điều đó là tốt hơn cho sức khỏe.
Lam nói: “Lò vi sóng làm nóng mọi thứ, không chỉ riêng thực phẩm. Chỉ cho thực phẩm vào trong các hộp chứa được dán nhãn an toàn cho lò vi sóng. Nếu nghi ngờ, hãy chuyển thực phẩm từ hộp nhựa sang hộp thủy tinh hoặc gốm chịu nhiệt.”
Hơn nữa, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy có một bữa ăn đúng nghĩa khi ăn bằng các dụng cụ nhà bếp hay hộp đựng không phải làm từ nhựa.
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 6: Bỏ quên nĩa
Hãy chắc không có những chiếc nĩa và bất đồ kim loại nào bên trong lò trước khi nhấn “Start”.
“Một số đồ dùng không nên cho vào lò vi sóng vì chúng có thể gây hại và nguy hiểm. Các đồ dùng như chảo kim loại, đồ bạc, và giấy nhôm có thể làm hỏng lò vi sóng hay thậm chí có thể dẫn đến hỏa hoạn”, Lasagna giải thích.
Sai lầm 7: Không quan sát đồ ăn khi hâm nóng
(Ảnh: Shutterstock)
Tất cả chúng ta đều được khuyến khích đi 10.000 (hoặc 15.000) bước trong một ngày, nhưng thời gian nấu ăn không phải là thời điểm lý tưởng để làm điều đó, Lasagna nói.
Cô nói “Thật dễ dàng khi cho đồ ăn vào lò vi sóng và làm gì đó, nhưng đừng đi quá xa. Ta nên ở gần để kiểm tra thực phẩm để đảm bảo rằng chúng được làm nóng đều và không bị bắn tung tóe, hoặc quá nóng.”
Sai lầm 8: Ăn quá nhanh sau khi hâm nóng
Để có bữa ăn ngon nhất và an toàn nhất, hãy hít thở sau khi mở lò và lấy thức ăn ra. Điều đó có nghĩa là không ăn một đĩa thức ăn nóng ướt ngay lập tức, vì một chút kiên nhẫn thì sẽ tốt hơn cho bữa ăn về lâu dài.
“Hãy để thức ăn nguội sau khi hâm nóng trong lò vi sóng. Bằng cách đó, hơi nóng sẽ có thời gian để thoát ra ngoài”, Lam nói.
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 9: Hâm nóng đồ dễ phát tia lửa
Một tia sáng trong một ngày đầu tiên là tốt nhưng vào bữa ăn đầu tiên thì rất tệ. “Một số loại thực phẩm với hoàn cảnh phù hợp sẽ phát ra tia lửa trong lò vi sóng”, Lam nói.
Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn lí do tại sao điều đó xảy ra và rất khó để dự đoán. Vì vậy “Cách tốt nhất là chú ý đến đồ ăn khi hâm nóng trong lò vi sóng”, cô nói. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA – United States Department of Agriculture), không nên dùng lò vi sóng với xúc xích, cà rốt, cải xoăn, và rau bina.
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 10: Hâm nóng đồ dễ phát nổ
Ngoài nguy cơ về tia lửa, hãy tránh hâm nóng bất cứ thứ gì có khả năng bị cháy hoặc phát nổ. Lasagna nói: “Một số thực phẩm đơn giản là không phù hợp để nấu trong lò vi song. Thứ đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến là trứng nguyên vỏ. Trứng còn nguyên vỏ sẽ khó chín và nên được luộc trên bếp lò vì chúng có thể sẽ nổ tung trong lò vi sóng.”
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 11: Ớt
Ớt cay có thể tỏa ra một số chất capsaicin, một chất chiết xuất mạnh có thể làm cay mắt, mũi và cổ họng ngay khi ta mở cửa lò vi sóng. Las Lasagna khuyên rằng chúng ta nên xào chúng trên bếp.
(Ảnh: Shutterstock)
Sai lầm 12: Để lò vi sóng cáu bẩn
(Ảnh: Shutterstock)
Nước là tất cả những gì ta cần để giữ cho thiết bị hoạt động tốt.
Lam nói,”Cho vào trong lò một bát chứa khoảng hai cốc nước trong hai phút. Sau đó, hãy đóng cửa lại và để chúng trong năm phút. Hơi nước nóng sẽ làm mềm bất kỳ thực phẩm nấu chín nào và sau đó ta có thể lau sạch các mảnh vụn bằng vải.”
Lasagna khuyên chúng ta nên làm điều này hàng ngày nếu ta sử dụng lò vi sóng thường xuyên hoặc có thể làm hàng tuần nếu ta làm theo các bước từ 1 đến 11.
Sai lầm 13: Dùng lò vi sóng cho đến lúc hỏng hoàn toàn
(Ảnh: Shutterstock)
Lam và Lasagna khuyên chúng ta nên mua một cái lò vi sóng mới nếu lò vi sóng cũ của bạn xuất hiện một trong những tình trạng sau:
Cửa không mở hoặc đóng được
Mất nhiều thời gian hơn để làm chín các món ăn
Các phím bấm “rườm rà”
Có khói tỏa ra trong khi hâm nóng
3 bước vệ sinh nồi chiên không dầu sạch nhanh, bền bỉ mấy năm không hỏng
Thay vì có một món ăn thơm ngon, chiếc nồi cáu bẩn có thể góp phần khiến món ăn mất đi hương vị, bởi sự tích tụ các mùi cũ, dầu mỡ lâu ngày, hơi khói...
Theo xu hướng, việc sử dụng nồi chiên không dầu đã trở nên thông dụng bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại như: hạn chế tối đa lượng dầu ăn khi sử dụng, tiết kiệm thời gian chế biến... Đây không chỉ là sản phẩm hỗ trợ đắc lực giúp các bạn tạo ra các bữa ăn ngon phục vụ khẩu vị cho cả nhà mà còn giúp bảo vệ tốt sức khỏe cho gia đình.
Giống như tất cả các thiết bị nhà bếp, nếu nồi chiên không được làm sạch sẽ hạn chế khả năng hoạt động tối ưu. Thay vì có một món ăn thơm ngon, chiếc nồi cáu bẩn có thể góp phần khiến món ăn mất đi hương vị, bởi sự tích tụ các mùi cũ, dầu mỡ lâu ngày, hơi khói... Ám dầu mỡ cũng khiến nồi bốc khói khi đang vận hành. Bởi vậy, hãy thường xuyên vệ sinh cho "trợ lý" đắc lực trong căn bếp - nồi chiên không dầu.
Về dụng cụ để vệ sinh nồi chiên không dầu bạn cần có khăn vải mềm, mút chùi rửa, bao tay cao su và chất tẩy rửa. Bạn nên dùng loại tẩy rửa nhẹ, có thành phần từ thiên nhiên để làm sạch nồi chiên không dầu. Sản phẩm từ thiên nhiên sẽ an toàn cho sức khỏe mà vẫn đảm bảo được hiệu quả trong việc tẩy rửa.
1. Các bước vệ sinh nồi chiên không dầu
Bước 1: Rút phích cắm ra khỏi ổ điện
Trước khi vệ sinh nồi chiên không dầu, bạn nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ điện và để nồi nguội hoàn toàn. Bước này giúp bảo vệ bạn an toàn, không bị điện giật hoặc làm hỏng nồi. Yêu cầu đơn giản vậy thôi nhưng nhiều người do vội vàng hoặc đãng trí mà quên không rút phích cắm điện khiến bản thân bị thương tích hoặc gây chập điện cho thiết bị.
Bước 2: Sử dụng vải mềm ẩm để lau chùi nồi chiên bên ngoài lòng nồi và vỏ nồi chiên
Lau bên ngoài bằng vải ẩm hoặc miếng bọt biển với chất tẩy nhẹ. Tránh sử dụng nước rửa kính, chất tẩy trắng hoặc chất tẩy rửa mạnh. Tuyệt đối không sử dụng miếng vệ sinh có độ cứng, sắc nhọn để đảm bảo lớp chống dính luôn được bảo vệ.
Bước 3: Làm sạch lồng chiên
Làm sạch chảo, khay nướng và rổ chiên bằng nước ấm, một ít xà phòng và miếng chùi rửa mềm. Để tiết kiệm thời gian, bạn còn có thể rửa bằng máy rửa chén.
Nếu như vết bẩn cứng đầu dính vào rổ hoặc phía đáy chảo, ngâm chảo trong nước nóng với một ít xà phòng. Còn rổ đặt vào chảo và ngâm khoảng 10 phút, sau đó lau sạch.
Đặc biệt lưu ý chỉ tái sử dụng khi nồi chiên khô hoàn toàn.
2. Những lưu ý khi vệ sinh nồi chiên không dầu
Trong quá trình vệ sinh nồi chiên không dầu bạn phải lưu ý thêm những điều sau:
- Làm sạch những thành phần bên trong với nước nóng và miếng chùi rửa mềm.
- Làm sạch bộ phận làm nóng và không để dính vụn đồ ăn.
- Làm sạch nồi chiên không dầu của bạn sau mỗi lần sử dụng để ngăn chặn tích tụ các vụn thức ăn và tích tụ dầu mỡ.
- Sau khi làm sạch nồi chiên, hãy để nó khô hoàn toàn, sau đó bảo quản trong thùng đựng ban đầu hoặc ở nơi khô ráo và sạch sẽ.
- Không sử dụng vật liệu sắc nhọn hoặc chất tẩy có độ tẩy mạnh để làm sạch chảo, rổ và các thành phần bên trong đều phủ lớp chống dính nên sẽ dễ trầy tróc.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Phòng bếp chỉ rộng 6m nhưng nhờ kinh nghiệm sắp xếp tối giản mẹ đảm ở Hà Nội vẫn khiến không gian ngăn nắp, gọn gàng Những chia sẻ về cách sắp xếp nhà bếp khéo léo để vừa tối giản lại gọn gàng hết ý của chị Thanh Ly dưới đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho nhiều bà nội trợ. Không gian phòng bếp của gia đình chị Thanh Ly (Hà Nội) khá nhỏ và hẹp. Theo chị chia sẻ, diện tích mặt sàn của...