13 răng cá mập thời tiền sử được tìm thấy trong hang động Mexico
Theo một báo cáo, các thợ lặn đã phát hiện 13 chiếc răng cá mập cổ đại trong một hố chìm khổng lồ giữa vùng trung tâm Mexico.
Nhà nghiên cứu sinh vật học (nhà khoa học nghiên cứu về các hang động) Erick Sosa Rodriguez và cộng sự Kay Nicte Vilchis Zapata cho rằng một trong số chúng có thể thuộc về loài cá mập Megalodon đã tuyệt chủng, một trong những loài săn mồi lớn nhất và mạnh nhất từng sống ở Mexico, Telemar Yucatán.
Hai nhà khoa học đã xác định những chiếc răng có thể có từ kỷ nguyên Pliocene (5,3 đến 2,6 triệu năm trước) và kỷ nguyên Miocene (23 đến 5,3 triệu năm trước).
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chiếc răng được nhúng vào các bức tường của một hố chìm tự nhiên hay được gọi là Xoc cenote, nằm ở phía Bắc thành phố Mérida thuộc bang Yucatán, Mexico.
“Chúng tôi nhìn vào bức tường và đột nhiên thấy có gì đó rất lạ rồi đến gần hơn; chúng tôi phát hiện đó rõ ràng đó là chiếc răng của một con cá nhám cưa”, Vilchis Zapata nói với hãng tin Mexico Exelsior. Xoc có nghĩa là cá mập trong ngôn ngữ Maya và cenote có nghĩa là một hố chìm tự nhiên.
Một cenote là một hố chìm tự nhiên được tạo ra khi nền đá vôi sụp đổ, để lộ mạch nước ngầm dưới mặt đất. Cenote đặc biệt gắn liền với bán đảo Yucatán ở Mexico và chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống đức tin của người Maya.
Video đang HOT
Trong quá trình khám phá hang động, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số mảnh xương manta hóa thạch và thậm chí cả xương người hóa thạch. Phân tích ban đầu cho thấy những thứ này có thể thuộc về một người độ tuổi vị thành niên hoặc trẻ hơn.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là cái hang thứ hai trong khu vực tìm thấy răng cá mập cổ đại. Việc nghiên cứu những chiếc răng mà các thợ lặn tìm thấy có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những loài sống ở khu vực này hàng triệu năm trước khi các bộ phận của bán đảo Yucatán còn ở dưới nước.
Bán đảo Yucatán là nơi có hệ thống hang động ngập nước lớn nhất thế giới, toàn bộ chỉ được phát hiện vào năm ngoái, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ Dự án Great Aquifier Aquifier.
Cá mập Megalodon, hiện đã tuyệt chủng, vốn là một loài săn mồi đáng sợ, dài tới 60 feet và nặng tới 37 tấn. Megalodon được cho là xuất hiện lần đầu tiên trong khoảng từ 28 – 23 triệu năm trước và có khả năng bị tuyệt chủng từ 2,6 đến 1,6 triệu năm trước.
Theo baoquocte.vn
"Kỷ vật" cuối cùng của một loài người khác để lại địa cầu
Một mặt dây chuyền 40.000 tuổi có thể là vật trang sức cuối cùng mà một loài người hoàn toàn khác với chúng ta đã làm ra trước khi biến mất khỏi thế giới.
Khoa học đã chứng minh Homo Sapiens - người tinh khôn chúng ta - không phải là loài duy nhất được gọi là "người" từng tồn tại trên trái đất. Chi "Người" (Homo) có thể có đến hàng chục loài, với lịch sử vài triệu năm, trong đó Homo Sapiens là loài sinh sau đẻ muộn nhất với thời gian tồn tại trên địa cầu chỉ hơn 300.000 năm.
Cận cảnh "kỷ vật cuối cùng" của người Neanderthals - ảnh: Antonio Rodriguez-Hidalgo
Trong đó loài người có các đặc điêm tương đồng và có thời gian sinh tồn trên trái đất gần với chúng ta nhất là Neanderthals, một giống người mạnh mẽ, là những tay săn bắn hảo hạng. Họ được cho là đã biến mất một cách bí ẩn khỏi trái đất vào khoảng gần 50.000 năm về trước. Nhưng mới đây, một hiện vật chỉ 40.000 năm tuổi, đại diện cho những vị tổ tiên Neanderthals cuối cùng, đã xuất hiện ở làng Calafell, Tây Ban Nha.
Theo nhà khảo cổ Antonio Rodriguez-Hidalgo từ Viện Tiến hóa ở Châu Phi (trụ sở ở Madrid, Tây Ban Nha, chuyên nghiên cứu sự tiến hóa của con người từ "cái nôi" Châu Phi), mặt dây chuyền làm từ vuốt đại bàng có thể là kỷ vật cuối cùng mà người Neanderthals đã làm ra và để lại thế giới.
Ảnh: Antonio Rodriguez-Hidalgo
Mặt dây chuyền còn có những vết hằn sâu, rõ ràng là được chạm khắc để thành một lá bùa. Điều này là minh chứng cho bước thay đổi quan trọng của các sinh vật thuộc chi Người về mặt nhận thức, cho thấy họ bắt đầu có ý niệm thao túng thế giới.
Tạo vật quý giá này được phát hiện trong một hang động mang tên Foradada từ năm 2015, nhưng mãi đến nay, bí ẩn đằng sau nó mới được hé lộ sau quá trình nghiên cứu chi tiết, đối chiếu với các bằng chứng khảo cổ khác về người Neanderthals.
Hang động của loài người cổ Neanderthals nơi tìm thấy hiện vật - ảnh: Antonio Rodriguez-Hidalgo
Trước đây, giới khảo cổ cho rằng người Neanderthals không có bất kỳ hình thức văn hóa biểu tượng nào cho đến khi Homo Sapiens chúng ta di cư vào Châu Âu và giới thiệu cho họ những khái niệm đó.
Tuy nhiên bằng chứng mới này đã đảo lộn tất cả: dấu vết bí ẩn của đại bàng đã được tìm thấy tại hàng loạt địa điểm khác của người Neanderthals ở Châu Âu, vì vậy rất có thể loài người cổ này đã thao túng hoặc thường xuyên săn bắt đại bàng để lấy móng tạo nên những chiếc bùa - tạo nên thứ văn hóa biểu tượng của riêng họ.
Và có thể chính người Homo Sapiens chúng ta mới là kẻ đi sao chép thói quen dùng vuốt đại bàng làm vật trang sức, theo đồng tác giả Juan Ignacio Morales từ Đại học Barcelona (Tây Ban Nha).
Kỷ vật đặc biệt này có thể đã được làm ra trong thời điểm 2 quần thể Homo Sapiens và Neanderthals giao thoa nhau ở Châu Âu. Và gọi người Neanderthals là "tổ tiên" bởi họ không hề đối địch với những người Homo Sapiens mới di cư, mà còn đến với nhau trong các cuộc hôn phối dị chủng. Một nghiên cứu gây sốc năm 2018 cho thấy ở một số người dân vùng Bắc Âu, hình dáng sọ dài của người Neanderthals vẫn tồn tại cùng với 2% yếu tố Neanderthals trong bộ gene.
A. Thư
Theo nld.com.vn/EurekAlert
Dấu vết cá mập "quái thú" 2,5 triệu tuổi xuất hiện... giữa thành phố Trong một hố chìm tự nhiên nằm ngay giữa thủ phủ của bang Yucatan - Mexico, các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết của megalodon, loài "quái thú" lớn gấp nhièu lần cá mập thông thường. 2 nhà nghiên cứu hang động Kay Nicte Vilchis Zapata và Erick Sosa Rodriguez đã có phát hiện bất ngờ khi lặn xuống một hố...