13 “quả trứng” easter eggs được giấu kĩ trong Chúa Tể Godzilla đố bạn soi đủ!
Chúa Tể Godzilla đã ra rạp rồi, bạn đã xem chưa? Nếu rồi thì hãy tìm xem những easter egg nào được nhà làm phim cằi cắm trong cuộc chiến hoành tráng này nhé.
Trận chiến giữa Godzilla và Ghidorah là một trong những bước tiến lớn đầu tiên của vũ trụ quái vật. Và tất nhiên để tranh thủ cơ hội này nhà làm phim đã phải nhanh chóng cài các chi tiết gợi mở cho những bộ phim lâu dài tiếp theo của vũ trụ này.
1. Monarch 61
Một trong những cứ điểm nghiên cứu đầu tiên của tổ chức Monarch xuất hiện trong phim là Cứ điểm Monarch 61 cũng là nơi trông giữ quái thú Mothra. Con số 61 lấy theo lần đầu tiên Mothra có phim riêng vào năm 1961.
Trailer Mothra (1961)
2. Monarch 56
Tương tự như Mothra, nơi nghiên cứu quái thú Rodan là ngọn núi lửa Isla De Mona ở Mexico có tên là Cứ điểm Mornarch 56 cũng lấy theo năm Rodan xuất hiện trên màn ảnh với bộ phim Rodan (1956).
Trailer Rodan (1956)
3. Thử nghiệm hạt nhân đầu tiên
Căn cứ thứ 2 của Monarch – nơi giam giữ King Ghidorah có tên là “Castle Bravo”. Cái tên này cũng là tên của dự án hạt nhân tạo ra quả bom nguyên tử tiêu diệt Godzilla bất thành của chính phủ Mỹ đã được nhắc đến trong hồ sơ của phim Kong: Đảo đầu lâu (2017).
Dự án Castle Bravo đã có từ lâu
Vì là một fan của bộ phim hoạt hình kì thú Rick and Morthy nên hình tượng nhân vật tiến sĩ Rick Stand trong phim cũng có tạo hình giống nhân vật Rick của bộ phim hoạt hình này. Đồng thời trên laptop của Madison Russell cũng có dán logo của bộ phim.
5. Chiếc máy ORCA
Cái tên ORCA giống với chiếc thuyền trong phim Hàm Cá Mập (JAW), trong phim này con người cũng phải chống lại một con cá mập quái vật to hơn bình thường. Đồng thời trong phiên bản hoạt hình chiếc thuyền mà họ triệu hồi Godzilla cũng có tên Orca.
Cái tên cũng có ẩn ý
6. Nguồn gốc của Ghidorah
Điều thú vị nhất của quái vật Ghidorah là nhà làm phim đã giữ nguyên nguồn gốc của Ghidorah giống như phiên bản của Toho. Ghidorah được nhận định là quái vật ngoài hành tinh. Điều này cũng bắt đầu mở ra các mối nguy hại và các quái vật mà người ngoài hành tinh gửi xuống trái đất trong các bộ phim tiếp theo.
Quái vật đến từ hành tinh khác
7. Hai cô tiên bướm
Trong phim tiến sĩ Chen có nhắc đến bà và mẹ cô đều là sinh đôi. Điều này ám chỉ có đến hai tiên nữ luôn gắn liền với Mothra. Trong các phiên bản phim Mothra luôn đồng hành cùng 2 cô tiên nữ tí hon.
Hai cô tiên tí hon
8. Bức tượng Pazuzu
Trong ngôi đền của Godzilla nằm dưới đáy biền có tồn tại bức tượng Pazuzu và với những fan của bộ phim The Exoricist thì sẽ không còn lạ gì con quỷ này nữa. Pazuzu góp mặt trong phim liệu có một ngày nào đạo diễn lồng ghép 2 vũ trụ phim vào với nhau không nhỉ?
Đứa con của hai vị thần sa ngã trở thành quỷ
9. Kong trỗi dậy chuẩn bị cho trận chiến sắp tới?
Xuyên suốt bộ phim dù không trực tiếp xuất hiện nhưng cái tên Kong cùng Đảo Đầu Lâu được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần cùng đoạn Post Credit đã nói về hiện tượng trỗi dậy của quái thú tại Đảo Đầu Lâu. Việc này là để chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo vào năm 2020 của Godzilla vs Kong.
Kong đối đầu với Godzilla
10. Gợi mở về King Caesar
Là một trong những Easter Eggs thú vị nhất của phim, khi tiến sĩ Chen chia sẻ câu chuyện về gia đình cô có nói về nguồn gốc 3 đời của mình. Trong phiên bản gốc King Caesar là hộ pháp của dòng họ Azumi, nhưng với phiên bản trên rạp rất có thể King Caesar sẽ là quái thú bảo vệ dòng họ của tiến sĩ Chen. Hình tượng King Caesar cũng lấy từ một con kì lân trong truyền thuyết Trung Hoa.
Hộ pháp cổ xưa của dòng tộc
11. Các đàn em của Godzilla
Trong Godzilla: Đế Vương Bất Tử đã có đến 17 quái thú được đánh thức. Cho đến cuối phim chúng ta đã được thấy mặt của Rodan, Scylla (Quái vật Nhện), Methuselah (Ngọn núi di động), MUTO, Behemoth (Quái vật voi khỉ). Đây đều là những quái thú đã quỳ gối trước vị vua mới.
Godzilla trở thành vị vua mới
12. After credit về Mecha-King Ghidorah
Đoạn after credit đã gợi mở về một quái thú hùng mạnh mới sẽ được hồi sinh từ chiếc đầu đã đứt của Ghidorah. Đó là gợi ý cho Mecha-King Ghidorah dành cho các phần phim sau này.
Quái thú nửa rồng nửa máy
Đây là những phát hiện thú vị mà nhà làm phim đã cố tình cài cắm. Có vẻ như hiện giờ bất cứ vũ trụ phim nào cũng có xu hướng cài rất nhiều Easter Eggs vào phim của mình để chuẩn bị cho các bộ phim sắp tới trong tương lai thì phải!
Godzilla: Đế Vương Bất Tử đang chiếu rộng rãi tại rạp.
Theo trí thức trẻ
'Chúa tể Godzilla' - bom tấn quái vật có kỹ xảo hoành tráng, mãn nhãn
Kịch bản của "Godzilla: King of the Monsters" chứa đựng nhiều vấn đề. Tuy nhiên, bom tấn giải trí lại làm rất tốt về mặt hiệu ứng hình ảnh và kỹ xảo với các quái thú khổng lồ.
Trailer bộ phim 'Chúa tể Godzilla' Phần tiếp theo của Vũ trụ quái vật MonsterVerse với sự góp mặt của hàng loạt quái vật gồm Godzilla, Mothra, Rodan và King Ghidorah.
Thể loại: Giả tưởng, hành động
Đạo diễn: Michael Dougherty
Diễn viên chính: Kyle Chandler, Vera Farmiga, Millie Bobby Brown, Ken Watanabe, Chương Tử Di, Sally Hawkins, Charles Dance
Zing.vn đánh giá: 7/10
Godzilla: King of the Monsters là phần tiếp theo của Godzilla (2014), và nằm trong Vũ trụ quái vật MonsterVerse cùng Kong: Skull Island (2017).
Godzilla: King of the Monsters là phần tiếp theo của Godzilla (2014). Không chỉ tiếp tục nối dài thương hiệu "vua các loài quái thú" do Hollywood thực hiện, bộ phim còn thuộc vũ trụ điện ảnh quái vật MonsterVerse do Legendary và Warner Bros. hợp tác sản xuất.
5 năm sau các sự kiện xảy ra ở phần đầu, thế giới hiện đại lúc này đã biết đến sự tồn tại của những quái vật khổng lồ cổ đại giống như Godzilla và MUTO - hay giờ đây được gọi chung là "Titan".
Monarch - tổ chức chuyên nghiên cứu sinh vật huyền thoại - nhận nhiệm vụ tìm kiếm và kiểm soát những Titan còn đang ẩn mình trên Trái đất, nhằm phòng ngừa hậu họa khôn lường có thể xảy ra một khi chúng thức tỉnh.
Hàng chục Titan được phát hiện trên khắp địa cầu. Qua nhiều năm nghiên cứu, Emma Russell (Vera Farmiga) - một khoa học gia tại Monarch - phát minh ra loại thiết bị có khả năng phân tích bước sóng giao tiếp giữa các Titan được gọi là ORCA. Nhờ đó, họ có thể tái tạo cách thức chúng giao tiếp, qua đó điều khiển và kiểm soát hành vi quái thú khi cần thiết.
Tuy nhiên, sau một sự cố xảy ra tại căn cứ ở Trung Quốc của Monarch, Emma và con gái Madison (Millie Bobby Brown) bị một nhóm người bí ẩn có vũ trang bắt giữ. Chúng âm mưu lợi dụng ORCA nhằm đánh thức toàn bộ Titan, đưa thế giới trở về thời kỳ cổ đại.
Song, sức mạnh của các Titan thực tế không thể bị kiểm soát. Để cứu lấy thế giới, Monarch thêm một lần nữa cầu viện Godzilla - vị thần bất diệt chưa một lần tái xuất sau trận chiến cách đây nửa thập kỷ.
Cốt truyện giàu tiềm năng, nhưng quá ôm đồm
Godzilla: King of the Monsters sở hữu phần cốt truyện nối tiếp tập phim đầu tiên hồi 2014. Tuy nhiên, ngoại trừ hệ thống nhân vật phụ, bộ phim có câu chuyện cốt lõi cùng nhóm nhân vật chính hoàn toàn mới và tương đối độc lập. Do đó, khán giả nào chưa từng biết đến Godzilla hay phần phim đầu tiên thực tế vẫn có thể theo dõi và thưởng thức tác phẩm mới một cách thoải mái.
Nội dung Godzilla: King of the Monsters là một mạch truyện tuyến tính duy nhất, với hàng loạt sự kiện diễn ra liên tục, nhưng không quá rắc rối hay khó hiểu khi mọi chuyện đều được các nhân vật giải thích qua lời thoại trên màn ảnh.
MonsterVerse thực sự được mở rộng qua Godzilla: King of the Monsters với sự xuất hiện của nhiều quái thú mới.
Cốt truyện được xây dựng có điểm nhấn bất ngờ, với lý tưởng về bảo vệ môi trường, hệ sinh thái trên Trái đất cài cắm khá thú vị và tương đối mới mẻ, nếu so với nhiều bộ phim cùng thể loại.
Sau khi giới thiệu các quái vật khổng lồ mới trong phần mào đầu, Godzilla: King of the Monsters tiếp tục mở rộng hơn thế giới bí ẩn của nhóm Titan đang ẩn mình trong lòng Trái đất, đồng thời hé lộ thêm một vài tình tiết liên kết đến các tác phẩm khác cùng thuộc vũ trụ điện ảnh thông qua tổ chức Monarch.
Ngoài Godzilla, khán giả nay có cơ hội làm quen với nhiều Titan khác không kém phần ấn tượng: Mothra - nữ hoàng bướm trong truyền thuyết phương Đông, Rodan - con quỷ lửa vùng Trung Mỹ, và đặc biệt là Ghidorah - đại quái vật ba đầu với sức mạnh vô song đến từ ngoài vũ trụ.
Bộ phim dần hé lộ nguồn gốc các Titan, mối liên kết giữa chúng, cũng như vận mệnh mà nhóm sinh vật sẽ đem đến cho Trái đất. Nhờ đó, khán giả có thể dần nắm bắt được thế giới của nhóm Titan nói riêng, đồng thời cả thế giới loài người nói chung đã thay đổi ra sao từ khi chúng xuất hiện.
Dàn nhân vật con người cũng được mở rộng, nhưng gây ra nhiều vấn đề khác nhau.
Có tiềm năng rộng mở như vậy, nhưng trên thực tế, Godzilla: King of the Monsters tỏ ra ôm đồm khi cố gắng đề cập đến quá nhiều khía cạnh nội dung khác nhau, nhưng hầu như mặt nào cũng chỉ được nhắc đến qua loa thông qua vài ba câu thoại giải thích máy móc, mang tính áp đặt.
Hầu hết nội dung chưa được đào sâu thể hiện chi tiết, cụ thể cho khán giả. Hậu quả là thế giới trong phim miêu tả vẫn còn có phần sơ sài, và lý tưởng của các nhân vật chưa tạo ra sức nặng cần thiết.
Hành động hoành tráng, hiệu ứng hình ảnh đỉnh cao và mãn nhãn
Điểm nhấn lớn nhất của Godzilla: King of the Monsters nằm ở phần kỹ thuật sản xuất chất lượng. Bộ phim đem đến cho khán giả hiệu ứng hình ảnh đỉnh cao với những khung hình đẹp mắt thông qua các góc máy đa dạng, màu sắc phong phú.
Đám Titan trên phim xuất hiện đầy chân thực và choáng ngợp. Mỗi nhân vật quái thú lại có tạo hình cùng khả năng chiến đấu hoàn toàn khác biệt, giúp đem đến hiệu ứng độc đáo và đáng nhớ mỗi khi thể hiện bản lĩnh.
Nếu tìm đến bộ phim vì kỹ xảo và hành động, khán giả chắc chắn cảm thấy vô cùng thỏa mãn.
Nhờ kỹ thuật quay phim cùng hiệu ứng kỹ xảo hàng đầu, mảng hành động của bộ phim rất hoành tráng và dữ dội. So với phần phim đầu ra mắt cách đây nửa thập kỷ, Godzilla: King of the Monsters có thời lượng hành động vượt trội hơn hẳn, với hàng loạt trận chiến long trời lở đất giữa các Titan.
Góp phần vào thành công của bộ phim còn có mảng âm thanh và âm nhạc ấn tượng. Mỗi Titan sở hữu một bản nhạc nền riêng đặc thù với âm hưởng hùng tráng. Chúng giúp tạo ra cho khán giả bầu không khí đầy phấn khích mỗi lần đám quái thú chuẩn bị lâm trận.
Tuy nhiên, Godzilla: King of the Monsters vẫn mắc phải điểm trừ cố hữu không đáng có từ phần trước. Các trường đoạn hành động, đặc biệt là giữa nhóm Titan, có góc nhìn chưa thực sự phong phú, thường xuyên chỉ áp dụng một góc máy từ phía dưới lên hoặc góc máy cận.
Đồng thời, các trường đoạn hành động thường xuyên bị đứt đoạn bởi phân cảnh con người đan xen. Cảm xúc của người xem vì thế chưa kịp lên đỉnh đã bị ngắt quãng một cách hụt hẫng. Đây là điểm trừ không đáng có đối với một tác phẩm có quy mô hoành tráng và đồ sộ như Godzilla: King of the Monsters.
Hệ thống nhân vật con người "thừa lượng, thiếu chất"
Godzilla: King of the Monsters sở hữu hệ thống nhân vật tương đối đông đảo. Bên cạnh các gương mặt phụ từng xuất hiện ở phần đầu như tiến sĩ Ishir Serizawa (Ken Watanabe), bộ phim mang đến tuyến nhân vật chính hoàn toàn mới là gia đình nhà Russell, cùng nhóm phản diện bí ẩn do cựu đại tá Alan Jonah (Charles Dance) lãnh đạo. Tổ chức Monarch cũng mở rộng quy mô nhờ một số cái tên mới.
Song, số lượng thừa thãi nhưng chất lượng thì thiếu hụt. Nhiều nhân vật trong phim, đặc biệt là nhóm chính, có hoàn cảnh, cá tính sơ sài, với lập trường mơ hồ, không rõ ràng và dễ thay đổi mà chẳng có sự phát triển nào cụ thể.
Từ các thành viên trong gia đình của nhà khoa học tài năng Emma Russell cho đến tuyến phản diện bí ẩn, tất cả hầu như không để lại ấn tượng nào đặc biệt. Họ cứ thế hành động với niềm tin thiếu thuyết phục, chẳng có cơ sở nào vững chắc.
Với nhóm con người, các nhân vật chính tỏ ra thiếu thuyết phục hoặc được cường điệu thái quá. Còn các nhân vật phụ hoàn toàn có thể bị gạt bỏ mà không gây ra nhiều hậu quả.
Nhóm nhân vật phụ cũng không khá hơn là bao. Bên cạnh một vài nhân tố mới đáng kể với vai trò rõ ràng như nữ Đại tá Diane Foster (Aisha Hinds), những cái tên khác được bổ sung một cách mờ nhạt, hoàn toàn có thể bị gạt bỏ mà chẳng gây ảnh hưởng gì đến bộ phim.
Đáng bàn nhất là nhân vật nhà thần thoại học Ling Chen do Chương Tử Di thể hiện. Có thời lượng xuất hiện đáng kể, song, nhân vật của cô chẳng đóng vai trò gì nổi bật, mà chỉ chủ yếu đứng kể chuyện nhằm giải thích cho khán giả nghe về huyền thoại cổ xưa xoay quanh các Titan.
Vai trò ấy từng do tiến sĩ Ishir Serizawa đảm nhận ở Godzilla, và ông hoàn toàn có thể tiếp tục "nhiệm vụ" của mình mà chẳng cần đến người mới. Đáng tiếc thay, vị tiến sĩ người Nhật sang phần hai bỗng nhiên trở thành "fan cuồng" của Godzilla, lúc nào cũng tìm cách đeo bám chúa tể các loài quái vật đầy kỳ cục.
Cố gắng tôn vinh vai trò của con người trong phim, Godzilla: King of the Monsters vô tình xây dựng và miêu tả họ trở nên có phần phi logic và cường điệu thái quá. Nhóm con người có thể sẵn sàng lăn xả vào chiến trường hỗn loạn của đám siêu quái vật khổng lồ một cách liều lĩnh, rồi sau đó vẫn an toàn sống sót.
Hay nhân vật một cô bé có thể tự tin tiếp cận siêu quái vật, hoặc dễ dàng đánh lừa cả một tổ chức cấp độ quân đội, cũng là điều gây ra sự thiếu thuyết phục cho kịch bản của bom tấn.
Nhìn chung, nếu xét về cấp độ hoành tráng, Godzilla: King of the Monsters xứng đáng nằm trong danh sách dẫn đầu mùa phim hè năm nay. Hiệu ứng hành động, kỹ xảo đỉnh cao có thể giúp bom tấn phần nào đó khỏa lấp phần câu chuyện và hệ thống nhân vật sơ sài, thiếu ấn tượng.
Hy vọng rằng bước sang Godzilla vs. Kong vào mùa hè năm 2020, các nhà làm phim có thể giải quyết những điểm yếu còn tồn đọng trong MonsterVerse, và đem đến cho khán giả một tác phẩm giải trí thực sự thuyết phục.
Godzilla: King of the Monsters đang được trình chiếu tại các rạp trên toàn quốc dưới tựa Chúa tể Godzilla.
Theo zing.vn
Siêu quái vật nào sẽ xuất hiện trong 'Chúa tể Godzilla'? Bộ phim Godzilla: King of the Monsters (tựa Việt: Chúa tể Godzilla) sẽ tiếp tục khám phá những sinh vật cổ đại Titan khổng lồ bên cạnh quái vật Godzilla đã được giới thiệu trong phần trước cách đây 5 năm. Ngoài Godzilla và rồng ba đầu Ghidorah, Chúa tể Godzilla còn hứa hẹn đem tới nhiều Titan với sức mạnh khủng khiếp...