13 nhân viên an ninh bị sát hại trong “lửa” bạo loạn ở Kazakhstan
Truyền thông Kazakhstan đưa tin, ít nhất 2 sĩ quan an ninh đã bị chặt đầu trong các cuộc biểu tình bạo lực ở thành phố Almaty, ngoài hơn 10 người khác cũng bị sát hại.
Xe cảnh sát bị đốt cháy trong bạo loạn tại Kazakhstan (Ảnh: Reuters).
Kênh truyền hình Khabar 24 ngày 6/1 dẫn thông tin từ chính quyền Almaty cho biết, ít nhất 2 sĩ quan an ninh đã bị chặt đầu trong các cuộc biểu tình bạo lực ở thành phố lớn nhất của Kazakhstan.
Hiện vẫn chưa rõ liệu những kẻ bạo loạn đã chặt đầu các nạn nhân khi họ vẫn còn sống, hay phân cắt các thi thể khi họ đã tử vong.
Khabar 24 dẫn lời các quan chức nói rằng, các vụ chặt đầu là “bằng chứng cho thấy bản chất khủng bố và cực đoan của các nhóm bạo động”.
Tính đến nay, khoảng 353 sĩ quan được cho là đã bị thương. Số cảnh sát và sĩ quan an ninh thiệt mạng đã lên tới 13 người.
Hãng thông tấn RIA của Nga đã yêu cầu các nhà chức trách Almaty cung cấp thông tin, trong đó các quan chức khẳng định ít nhất 2 thi thể đã được tìm thấy trong tình trạng mất đầu.
Các cuộc biểu tình bùng phát từ ngày 2/1 ở tây Kazakhstan khi người dân ở đây bất bình vì giá năng lượng tăng cao. Chính phủ Kazakhstan không hỗ trợ giá và tuyên bố rằng từ giờ trở đi giá khí hóa lỏng (LNG) sẽ do thị trường quyết định. Giới chức Kazakhstan cho rằng mô hình cũ đã khiến các nhà sản xuất khí đốt liên tục thua lỗ.
Các cuộc biểu tình đã nhanh chóng lan ra khắp các thành phố của Kazakhstan yêu cầu giảm giá khí đốt. Ban đầu, đó chỉ là các cuộc biểu tình ôn hòa. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng, biến thành các cuộc biểu tình bạo loạn. Bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, làn sóng biểu tình không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.
Hãng thông tấn TASS dẫn thông tin từ Bộ Y tế Kazakhstan cho biết hơn 1.000 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình và hơn 400 người trong số họ đang phải nhập viện. Cảnh sát Kazakhstan cho biết họ đã tiêu diệt hàng chục đối tượng bạo loạn cố xông vào các tòa nhà công quyền ở Almaty.
Tổng thống Tokayev ra lệnh bảo vệ các đại sứ quán nước ngoài và các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của các công ty nước ngoài. Trước đó, uy tín về sự ổn định của Kazakhstan đã giúp nước này thu hút hàng trăm tỷ USD đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp dầu mỏ và kim loại.
Tổng thống Tokayev yêu cầu giải tán chính phủ, ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc và đề nghị sự hỗ trợ của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu. Ông Tokayev cáo buộc những người biểu tình phá hoại “hệ thống nhà nước” và cho rằng “nhiều người trong số này đã được đào tạo quân sự ở nước ngoài”.
Nga điều quân trấn áp bạo loạn tại Kazakhstan
Thông báo của CSTO gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan hôm nay cho biết, Nga đã đưa lính nhảy dù tới Kazakhstan để cùng lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế dập tắt tình trạng bạo loạn tại Kazakhstan. Bộ Quốc phòng Nga hôm nay cũng công bố video lính nhảy dù Nga lên máy bay vận tải Ilyushin Il-76 tới Kazakhstan.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên CSTO, thông báo “lực lượng gìn giữ hòa bình” đã được triển khai tới Kazakhstan trong khoảng thời gian “có giới hạn” để giúp quốc gia này ổn định tình hình.
Vì sao Nga không thể làm ngơ trước bạo loạn ở Kazakhstan?
Bất ổn tiếp tục leo thang ở Kazakhstan khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nga sẽ khó có thể làm ngơ trước những diễn biến ở quốc gia Liên Xô cũ này.
Người biểu tình Kazakhstan đốt phá các tòa nhà chính quyền (Ảnh: Getty).
Kazakhstan những ngày qua chìm trong bất ổn do các cuộc biểu tình phản đối chính phủ. Tình hình ở đây đang thay đổi từng giờ. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã phải yêu cầu giải tán chính phủ, ban bố tình trạng khẩn cấp và đề nghị sự hỗ trợ của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu.
Kazakhstan từng được coi là một trong những quốc gia ổn định nhất hậu Xô Viết với việc chuyển giao quyền lực suôn sẻ. Tuy nhiên, hiện nay Kazakhstan đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi độc lập cách đây 30 năm.
Lý do dẫn tới những bất ổn tại Kazakhstan
Hãng tin RT đã phân tích những lý do đằng sau bất ổn ở Kazakhstan. Những hình ảnh về làn sóng biểu tình ở Kazakhstan những ngày qua đã lan truyền khắp thế giới. Người biểu tình được nhìn thấy xông vào các tòa nhà chính quyền đốt phá, đụng độ với lực lượng an ninh.
Tuy nhiên, vụ bạo loạn này dường như chủ yếu là tự phát và không kiểm soát, không có thủ lĩnh cũng như không có đảng phái nào đứng sau phong trào biểu tình. Đơn giản là chính quyền Tổng thống Tokayev dường như không biết phải thương thuyết với ai trong khi những người biểu tình giành quyền kiểm soát nhiều tòa nhà chính quyền và phá hủy văn phòng đảng cầm quyền Nur Otan và trụ sở đài truyền hình quốc gia.
Kazakhstan chìm trong bạo loạn, Tổng thống cầu cứu liên minh do Nga dẫn đầu
Các cuộc biểu tình bùng phát từ ngày 2/1 ở tây Kazakhstan khi người dân ở đây bất bình vì giá năng lượng tăng cao. Chính phủ Kazakhstan không hỗ trợ giá và tuyên bố rằng từ giờ trở đi giá khí hóa lỏng (LNG) sẽ do thị trường quyết định. Giới chức Kazakhstan cho rằng mô hình cũ đã khiến các nhà sản xuất khí đốt liên tục thua lỗ.
Các cuộc biểu tình đã nhanh chóng lan ra khắp các thành phố của Kazakhstan yêu cầu giảm giá khí đốt. Ban đầu, đó chỉ là các cuộc biểu tình ôn hòa. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng, biến thành các cuộc biểu tình bạo loạn. Bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Tokayev, làn sóng biểu tình không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.
Nikita Mendkovich, chủ nhiệm câu lạc bộ phân tích Á - Âu của Nga, lý do đằng sau làn sóng biểu tình hiện nay ở Kazakhstan không chỉ là tình hình kinh tế khó khăn và còn do chính phủ nỗ lực tán dương những người theo chủ nghĩa dân tộc.
Roman Yuneman, một nhân vật chính trị người Nga đã định cư 18 năm ở Kazakhstan, cho rằng khủng hoảng kinh tế kéo dài và đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình hình.
Nga không thể làm ngơ
Bạo loạn nhấn chìm Kazakhstan trong khói lửa
Nga đã tuyên bố rằng họ coi những diễn biến hiện nay là vấn đề nội bộ của Kazakhstan và tin tưởng chính phủ Kazakhstan có thể kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, nếu các cuộc biểu tình tiếp diễn, Moscow chắc chắn sẽ không thể làm ngơ.
Nga và Kazakhstan có đường biên giới chung dài khoảng 7.000 km. Đây được coi là nhân tố quan trọng trong chiến lược an ninh của Moscow. Sự ổn định chính trị ở Kazakhstan có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với Nga.
Một yếu tố quan trọng khác là Baikonur, nơi được Nga thuê và có sân bay vũ trụ nổi tiếng Cosmodrome. Vostochny, một cơ sở không gian khác được Nga xây dựng gần đây, mới chỉ được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ không người lái. Cho đến khi sẵn sàng thay thế đầy đủ năng lực của Baikonur, Nga sẽ cần cả Baikonur và sự ổn định chính trị ở Kazakhstan.
Sary Shagan, một khu vực thử nghiệm quan trọng đối với an ninh của Nga, cũng nằm ở Kazakhstan. Đây là địa điểm đầu tiên và duy nhất ở khu vực Âu - Á thử nghiệm các hệ thống chống tên lửa đạn đạo (ABM). Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số cơ sở tại Sary Shagan đã được Nga thuê lại. Cơ sở này được cho là đóng vai trò quan trọng đối với năng lực phòng thủ của Nga.
Kazakhstan cũng tập trung một cộng đồng lớn người Nga. Sự an toàn của cộng đồng người Nga ở Kazakhstan là mối quan tâm lớn của Moscow.
Nói một cách tổng quát, tình hình ở Kazakhstan có ý nghĩa quan trọng đối với Nga cả về đối nội và đối ngoại. Moscow chắc chắn đang theo dõi sát những diễn biến ở quốc gia này.
Hãng tin Sputnik dẫn thông tin từ CSTO cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga hôm nay 6/1 đã tới Kazakhstan để hỗ trợ ổn định tình hình. "Các máy bay của lực lượng không quân vũ trụ Nga đã tới Kazakhstan. Các đơn vị gìn giữ hòa bình của Nga bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình", thông cáo của CSTO cho biết.
Trước đó, đại diện CSTO cho biết, liên minh quân sự do Nga đứng đầu này đồng ý cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan trong khoảng thời gian nhất định để ổn định tình hình.
Mỹ bác cáo buộc liên quan tới bạo loạn ở Kazakhstan Nhà Trắng ngày 5/1 khẳng định, những "tuyên bố của Nga" về việc Mỹ kích động bạo loạn ở Kazakhstan là "hoàn toàn không chính xác". Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki (Ảnh: ABC). Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki đã bác bỏ các cáo buộc nói rằng chính Mỹ đứng sau các cuộc biểu tình bạo lực làm rung chuyển...