13 nhà hoạt động Hong Kong đi Trường Sa để… ‘đánh cá’?
Ngày 13/11, một nhóm gồm 13 người Hong Kong tự xưng là “các nhà hoạt động” và 2 nhà báo đã rời cảng bắt đầu chuyến hành trình đi về hướng quần đảo Trường Sa của Việt Nam với lý do… đi đánh cá. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là “bổn cũ soạn lại” giống như những gì họ đã từng làm ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.
Chiếc tàu chở theo các “nhà hoạt động” Hong Kong đi cắm cờ ở Senkaku hồi tháng 8/2013.
“Chúng tôi đi đánh cá”, Tsang Kin-shing, một người trên con tàu có tên Kai Fung số 2 nói với phóng viên của hãng tin AFP.
Nhân vật này từ chối tiết lộ lộ trình của chuyến đi và chỉ cho biết nhóm của ông ta gồm 13 người cùng với 2 nhà báo, tuyên bố sẽ khởi hành đi về hướng quần đảo Trường Sa.
Mục đích của nhóm 13 “nhà hoạt động” này đã lập tức lộ rõ khi Lo Chau – một nhân vật khác trong nhóm, tuyên bố: “Nếu như không có cá ở Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam), chúng tôi sẽ đi bất kỳ đâu thuộc “lãnh thổ” của Trung Quốc mà có cá, chính vì thế chúng tôi không thể nói ngay lúc này là chỗ nào sẽ có cá” .
Đáng chú ý hơn nữa, cũng chính nhóm “nhà hoạt động” này hồi tháng 8 năm ngoái đã đi thuyền ra cắm cờ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản.
Tại Senkaku, nhóm người này đã cắm cờ nhưng ngay sau đó đã bị các nhà chức trách Nhật Bản bắt và trục xuất về sau đó. Sau lần cắm cờ thất bại đó, hồi tháng 8 năm nay, chính nhóm này lại tiếp tục tái diễn hành động đó nhưng có điểm khác là họ thực hiện trong khi có một tàu của lực lượng hàng hải Hong Kong neo cách đó khoảng 50m với lý do “để đảm bảo an toàn”.
Video đang HOT
Các quan chức của chính quyền Hong Kong – Trung Quốc đã nhiều lần ngăn cản các chuyến đi của “những nhà hoạt động” này từ đó dấy lên những đồn đoán rằng chính quyền Bắc Kinh không có ý định cổ xúy cho những hành động nguy hiểm và có nguy cơ gây ra đụng độ ở mức cao như vậy.
Trong lần ra biển này, nhóm các nhà hoạt động Hong Kong cũng đã phải hoãn thời gian xuất phát bởi họ bị cảnh sát và quan chức chính quyền Hong Kong yêu cầu khám xét. Thậm chí có cả một toán cảnh sát mặc áo giáp và mũ chống đạn đã lên tàu để ngăn cản việc những người này khởi hành trong suốt gần 1 giờ đồng hồ.
Khi con tàu Kai Fung số 2 ra khơi, một số tàu của chính quyền đã đi theo.
Theo Infonet
Đầu não tình báo quân sự Syria bị tấn công
Một vụ đánh bom tự sát đã xảy ra ngay tại trụ sở cơ quan tình báo quân sự Syria ở thành phố phía nam Suweida hôm 6/11, khiến ít nhất 8 nhân viên an ninh thiệt mạng và làm bị thương hàng chục người khác. Cùng lúc đó, ở thủ đô Damascus, một vụ nổ khác cũng đã cướp đi sinh mạng của 8 người.
Phe nổi dậy Syria
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết, vụ nổ bom xe hơi ở Suweida là rất hiếm hoi bởi khu vực này phần lớn không phải hứng chịu tình trạng bạo lực dù cuộc nội chiến ở đất nước Syria đã kéo dài gần 3 năm qua và đã cướp đi sinh mạng của khoảng 120.000 người.
Theo các nhà hoạt động địa phương, một kẻ đánh bom tự sát đã phóng xe qua một chốt chặn an ninh bên ngoài trụ sở tình báo quân sự của Lực lượng Không quân ở Suweida và cho nổ tung khối chất nổ mang theo trong xe. Các chiến binh nổi dậy sau đó đã cố tìm cách xông vào tòa nhà và một cuộc giao tranh ác liệt đã nổ ra. Nhiều chiến binh phe nổi dậy đã bị thiệt mạng.
Một bức ảnh được các nhà hoạt động tung lên mạng cho thấy hình ảnh một cột khói đen kịt bốc lên trời từ tòa nhà ở Suweida.
Hãng thông tấn chính thức của Syria - SANA cho biết, vụ tấn công tự sát ở Suweida đã cướp đi sinh mạng của 8 nhân viên an ninh. Người đứng đầu Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria - ông Rami Abdelrahman, cho biết, trong số những người thiệt mạng có một sĩ quan cấp cao và một vị thiếu tá - trước đó được xác định là đại tá. Ông này được tin là người đứng đầu chi nhánh tình báo quân sự của Không quân Syria trong khu vực. Ngoài ra, vụ đánh bom tự sát còn làm bị thương 41 người khác.
Khu vực Suweida hiện vẫn đang nằm trong quyền kiểm soát của chính phủ và đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Druze. Những người này phần lớn đứng trung lập trong cuộc nổi dậy ở Syria mặc dù một số họ đã tham gia vào lực lượng bán quân sự ủng hộ Tổng thống Assad.
Trước đó cùng ngày, SANA còn đưa tin, một vụ đánh bom cũng đã xảy ra ở Quảng trường Hejaz thuộc khu vực trung tâm đông đúc của thủ đô Damascus. Vụ tấn công này đã cướp đi sinh mạng của 8 người và làm bị thương ít nhất 50 người khác.
Trong khi đó, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria dựa vào mạng lưới thông tin của các nhà hoạt động trên khắp đất nước cho rằng, con số người chết là 7 và số bị thương là 20. Tuy nhiên, tổ chức này cũng không biết vụ tấn công trên là do bom nổ hay đạn súng cối gây ra.
Người dân thủ đô Damascus còn cho biết, họ đã thấy một quả đạn súng cối được bắn vào trụ sở Tổng tham mưu Quân đội Syria ở Quảng trường Umayyad Square nhưng không có báo cáo nào về tình trạng thương vong ở đây.
Ngoài các vụ đánh bom tự sát, ngày hôm qua còn chứng kiến có tới 25 đợt tấn công bằng đạn súng cối nhằm vào một loạt quận trong thủ đô Damascus.
Những vụ nổ và các cuộc tấn công bằng đạn súng cối đã dồn dập xảy ra trên khắp đất nước trong ngày hôm qua, đúng một ngày sau khi hội nghị hòa bình quốc tế được chờ đợi lâu nay lại một lần nữa bị trì hoãn vì sự mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ phe nổi dậy Syria. Thêm một lần nữa, các cường quốc lại bất lực trước cuộc chiến ở Syria và đây có thể là lý do khiến tình trạng bạo lực, giao tranh lại được dịp trỗi dậy mạnh mẽ.
Phe nổi dậy đã chiếm được một loạt các khu vực ngoại ô bao quanh thủ đô Damascus nhưng quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã phong tỏa, bao vây những khu vực đó nhằm giữ cho thủ đô Damascus - thành trì chính của chính quyền, được an toàn. Trong tình thế đó, các chiến binh nổi dậy gần đây đang áp dụng chiến thuận đánh bom tự sát để tấn công vào các mục tiêu chính trị và an ninh trong những khu vực của chính phủ.
Al Qaeda đang đè bẹp phe nổi dậy chính thống?
Trong lúc này, tình hình nội bộ phe nổi dậy Syria tiếp tục căng thẳng và chia rẽ. Giới các nhà hoạt động và các chuyên gia phân tích cho biết, các nhóm chiến binh nổi dậy có liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaeda đang dần chiếm quyền thống trị ở khu vực phía bắc Syria và lực lượng này đang tìm cách áp đặt tư tưởng Hồi giáo hà khắc lên những vùng chiếm đóng.
Các nhóm chiến binh được Al-Qaeda hậu thuẫn như nhóm Quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) đang đóng vai trò là lực lượng quân sự chủ chốt, có vai trò áp đảo ở phía bắc Syria - nơi phần lớn lãnh thổ đang nằm trong tay phe nổi dậy. Từ đó, lực lượng này cũng đang có ảnh hưởng rất mạnh đến đa số người dân ở khu vực này.
Ông Rami Abdul Rahman thuộc Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết: "ISIS là nhóm mạnh nhất ở phía bắc Syria - 100% là như vậy và bất kỳ ai nói với bạn về một điều khác thì rõ ràng họ đang nói dối".
Nhiều người Syria ở phía bắc đã bí mật tiết lộ thông tin về ảnh hưởng và quyền lực ngày càng gia tăng của các nhóm nổi dậy có liên quan đến Al-Qaeda ở nơi họ sinh sống. Tuy nhiên, những người này không dám tiết lộ tên thật vì sợ làm ISIS nổi giận. Họ cho biết, ở một số nơi, chỉ cần nói tên của mình cũng bị ISIS coi là một tội lỗi và trừng phạt bằng cách đánh roi.
Sự mở rộng ảnh hưởng và quyền lực nhanh chóng của Al-Qaeda ở Syria đang đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Mỹ và các đồng minh Châu Âu trong việc ứng xử thế nào với phe nổi dậy Syria mà lâu nay họ vẫn đang ủng hộ.
Theo_VnMedia
12 phát ngôn nổi tiếng của nữ sinh suýt được Nobel Hòa bình Dù không nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình 2013 song nữ sinh Malala Yousafzai (16 tuổi) - người từng bị Taliban giết hụt vì đấu tranh giành quyền học tập cho các bé gái, đã chiếm trọn trái tim của hàng triệu người trên khắp thế giới. Malala Yousafzai phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Trước khi Hội đồng...