13 năm sau vụ khủng bố 11/9: Không hồi kết nhãn tiền
13 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9, người ta đã kỳ vọng sẽ có một mùa thu nhẹ nhõm cho nước Mỹ, với Iraq có thể tự đứng trên đôi chân của mình và hầu hết lính Mỹ cuối cùng cũng chấm dứt nhiệm vụ tham chiến ở Afghanistan. Thế nhưng…
Một máy bay bị bọn khủng bố cướp đang chuẩn bị đâm vào tháp thứ hai của Trung tâm thương mại Thế giới ngày 11/9/2001.
…thay vào đó, người Mỹ đang phải dành “cả người và của” cho một cuộc chiến đang có nguy cơ lan rộng ở khu vực. Khắp thế giới, một thế hệ khủng bố mới giờ đây đã trưởng thành. Và không có một hồi kết nhãn tiền cho cuộc chiến chống khủng bố.
“Chiến tranh Lạnh đã kéo dài 45 năm”, Elliott Abrams, một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là cố vấn cấp cao về Trung Đông cho Tổng thống Mỹ George W. Bush chỉ ra. “Chắc chắn cuộc chiến này cũng sẽ như vậy…Thậm chí sẽ khó có thể thấy nó kết thúc như thế nào”.
Giờ đây, Tổng thống Mỹ Obama có vẻ như đã giành được sự ủng hộ của lưỡng viện khi ông đưa ra kế hoạch cho một chiến dịch mở rộng chống phiến quân hồi giáo được gọi là “Nhà nước Hồi giáo”, hay còn gọi tắt là IS, nhóm đã chiếm nhiều vùng rộng lớn ở miền bắc Iraq.
Trong những tuần qua, Mỹ đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS ở miền bắc Iraq. Và theo quyết định mới nhất của Obama, cuộc không kích dự kiến sẽ mở rộng sang Syria, nơi IS cũng đã chiếm nhiều khu vực rộng lớn ở nước này. Có điều, Mỹ đã loại trừ khả năng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Syria Assad trong cuộc không kích này.
Về thời gian hoàn thành sứ mệnh tiêu diệt IS, mà Phó Tổng thống Biden cách đây ít tuần đã tuyên bố là Mỹ quyết theo IS xuống tận “cửa địa ngục”, chính quyền của ông Obama tỏ ra thận trọng, khi cho rằng chiến dịch có thể kéo dài nhiều năm.
Kể từ mùa thu năm 2001, Mỹ cùng với các đồng minh, đã tuyên chiến với các phe phái của phiến quân Hồi giáo và khủng bố, trong đó có Taliban và al-Qaeda, cũng như chân rết của chúng ở Yemen, Somali và nhiều nơi khác.
Trên thực tế, một số nhà phân tích còn cho rằng cuộc chiến này còn bắt đầu từ trước đó nữa. Họ lấy dẫn chứng về vụ đánh bom Trung tâm thương mại ở New York năm 1993 và vụ đánh bom năm 1983 đã khiến 241 quân nhân Mỹ tại một doanh trại tại Li-băng thiệt mạng. Nhà sử học quân sự Max Boot cho rằng thời điểm bắt đầu là năm 1979, khi đại sứ quán Mỹ tại Tehran bị chiếm giữ và nhân viên của sứ quán bị giữ làm con tin trong 444 ngày.
“Lần đầu tiên chúng ta hiểu được mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo có vũ trang”, ông Boot, một thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và là cựu cố vấn cho các chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ cho hay. “Chúng ta đã không đối diện với nó. Chúng ta đã cố tình lờ đi càng lâu càng tốt. Nhưng sau vụ 11/9, chúng ta không thể lờ đi được nữa”.
Vụ tấn công khủng bố 11/9 đã khiến Mỹ và đồng minh cấp tốc mở chiến dịch quân sự ở Afghanistan vào tháng 10/2001, chỉ một tháng sau thảm họa khủng bố tồi tệ nhất lịch sử Mỹ, với mục tiêu xóa sổ căn cứ hoạt động của al-Qaeda và lật đổ chính quyền Taliban. Taliban mặc dù nhanh chóng bị lật đổ, nhưng vẫn phản kháng kể từ đó.
Năm 2003, Mỹ mở một mũi tấn công nữa vào Iraq, viện dẫn nhiều lý do, nhưng không có lý do nào được xếp vào “Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”. Lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị bắt, bị xét xử và bị xử tử nhưng các cuộc tấn công chống lại liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn tiếp tục được tiến hành bởi nhiều phe nhóm khác nhau, bao gồm cả các nhánh của al-Qaeda và chiến binh dòng Sunni – điềm báo của nhóm phiến quân “Nhà nước Hồi giáo”.
Video đang HOT
Trung Anh
Theo dantri
Mỹ: Tháp ánh sáng chọc trời kỷ niệm 13 năm vụ 11/9
Hai "tòa tháp" bằng ánh sáng khổng lồ đã phát sáng rực rỡ ở New York để tưởng niệm các nạn nhân ngã xuống trong vụ tấn công khủng bố 11/9.
Đêm thứ Tư (tức ngày 11/9 theo giờ Việt Nam), hai chùm ánh sáng khổng lồ rực rỡ đã được phóng lên từ Trung tâm Thương mại Thế giới thắp sáng bầu trời khu vực Hạ Manhattan để tưởng niệm gần 3000 nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố kinh hoàng diễn ra cách đây đúng 13 năm.
Như mọi năm, trong dịp kỷ niệm đặc biệt và đầy đau thương này, người Mỹ từ khắp nơi sẽ đổ về Quảng trường Tưởng niệm 11/9 để tổ chức buổi lễ xướng tên những người đã ngã xuống khi những chiếc máy bay do bọn không tặc khống chế đâm vào tòa tháp đôi, Lầu Năm Góc và một cánh đồng ở Pennsylvania.
Hai chiếc máy bay do bọn không tặc điều khiển lao vào tòa tháp đôi ngày 11/9/2001
Hai chùm sáng tưởng niệm nhìn từ phía cầu Brooklyn
Đây sẽ là nơi người thân các nạn nhân tề tựu để tham dự lễ xướng danh những người thiệt mạng
Hai chùm sáng này sẽ thắp sáng bầu trời New York cho đến sáng thứ Sáu
Hai chùm sáng khổng lồ này được tạo thành từ 88 ngọn đèn pha công suất lớn
Hai tòa nhà chọc trời xây quanh nơi tòa tháp đôi đổ sập đã được mở cửa cho công chúng
Một Tòa tháp Trung tâm Thương mại mới sẽ được mở cửa vào cuối năm nay
Năm nay, Đài Tưởng niệm 11/9 hoành tráng sẽ lần đầu tiên mở cửa đón người dân đến tưởng niệm từ 6 giờ sáng đến lúc nửa đêm. Đài Tưởng niệm khổng lồ được xây dựng tại khu đất nơi tòa tháp đôi bị sụp đổ và cướp đi sinh mạng của 2.753 người đã gần như hoàn thiện.
Hai tòa nhà chọc trời xung quanh khu vực tòa tháp đôi đổ sập đã mở cửa cho công chúng, trong khi một tòa Trung tâm Thương mại Thế giới mới cao nhất Tây Bán cầu cũng sẽ mở cửa vào cuối năm nay.
Trong buổi lễ này, những người tham dự sẽ 6 lần cúi đầu mặc niệm, đánh dấu các khoảnh khắc 2 máy bay đâm vào 2 tòa tháp, vào Lầu Năm Góc, thời điểm tòa tháp sụp đổ và lúc chuyến bay số 93 đâm xuống vùng Shanksville, Pennsylvania.
Người thân mang theo 40 ngọn nến lớn tưởng niệm 40 hành khách thiệt mạng trên chuyến bay số 93
Người dân cúi đầu tưởng niệm trước bức tường khắc tên các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố
Cậu bé Logan Hurwitt, ở hạt Bergen, New Jersey lần tìm tên của người bác Jeremy Logan Glick trên bức tường tưởng niệm
Người thân cầm lá cờ lớn tưởng niệm 40 người thiệt mạng trên chuyến bay số 93
Các hướng dẫn viên giới thiệu với du khách về nơi chuyến bay số 93 đâm xuống cánh đồng ở Pensylvania
Địa điểm nơi chuyến bay số 93 đâm xuống đất khiến 40 hành khách thiệt mạng
Huy chương của Quốc hội Mỹ truy tặng cho những hành khách đã chiến đấu với bọn khủng bố trên chuyến bay số 93
Một lá cờ Mỹ đặt dưới bức tường tưởng niệm các hành khách thiệt mạng trên chuyến bay số 93
Theo Vietbao
Tâm sự của góa phụ mất chồng trong thảm kịch 11/9 Năm 1980, Denise Matuza gặp chồng lần đầu tiên ở Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), nơi mà hơn 20 năm sau, cô không thể nào tưởng tượng được người bạn đời của mình lại qua đời tại chính đây trong vụ khủng bố 11/9/2001.Năm 1980, Denise Matuza gặp chồng lần đầu tiên ở Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), nơi...