13 món trang sức mang tính biểu tượng từ những bộ phim nổi tiếng
Trong những bộ phim nổi tiếng, ngoài diễn xuất, trang phục cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Không chỉ vậy, một số phụ kiện đi kèm trang phục như vòng cổ đã trở thành “thương hiệu” riêng độc đáo của các bộ phim.
1. Vòng cổ ngọc lục bảo từ Anastasia, bộ phim hoạt hình nổi tiếng.
Ảnh: BrightSide
2. Vòng cổ với mặt dây chuyền hình cây được Emma Watson đeo khi nhập vai Belle trong Beauty and the Beast.
Ảnh: BrightSide
3. Chiếc vòng cổ được Vivien Leigh đeo trong Cuốn theo chiều gió.
Ảnh: BrightSide
4. Chiếc vòng cổ nổi tiếng mang viên đá thời gian, luôn ở cạnh Doctor Strange.
Ảnh: BrightSide
5. Chiếc vòng cổ khắc tên riêng được Sarah Jessica Parker đeo trong Sex and the City.
Ảnh: BrightSide
6. Chiếc vòng cổ mang biểu tượng của rồng được Emilia Clarke đeo trong Game of Thrones.
Ảnh: BrightSide
7. Chiếc nhẫn huyền thoại trong series Chúa tể của những chiếc nhẫn.
Ảnh: BrightSide
8. Chiếc vòng cổ quyến rũ mà Margot Robbie mang khi hóa thân thành Harley Quinn trong Birds of Prey.
Video đang HOT
Ảnh: BrightSide
9. Chiếc vòng cổ mang trái tim đại dương trong Titanic.
Ảnh: BrightSide
10. Vòng cổ ngọc trai và vương miện kim cương mà Audrey Hepburn sử dụng trong Breakfast at Tiffany’s.
Ảnh: BrightSide
11. Vòng đeo tay được Carey Mulligan đeo trong The Great Gatsby.
Ảnh: BrightSide
12. Chiếc vòng cổ kim cương mà Marilyn Monroe đeo trong Gentlemen Prefer Blondes.
Ảnh: BrightSide
13. Chiếc vòng cổ hình giọt nước trong Pretty Woman.
Ảnh: BrightSide
12 NTK nữ ảnh hưởng làng mốt
Các NTK Jeanne Lanvin, Coco Chanel, Sonia Rykiel, Betsey Johnson... góp phần thay đổi làng thời trang 100 năm qua.
Jeanne Lanvin (sinh năm 1867 - mất năm 1946)
Lanvin sinh ra tại Paris (Pháp), là một trong những nhân vật đặt nền móng cho làng mốt hiện đại. Bà mở xưởng may vào năm 1889, được chú ý từ những mẫu váy lụa thêu tay cho con gái.
Đầu thập niên 1920, mẫu đầm dài chiết eo nhỏ "robes de style" của bà trở thành xu hướng, thu hút giới thượng lưu. Sau đó, Lanvin mở rộng quy mô công ty, sản xuất thêm nước hoa, đồ trang trí nhà cửa, trang phục nam, đồ thể thao, đồ lót, đồ bơi...
Bà phải thuê tới 1.200 nhân công vào năm 1920. Mọi công đoạn, quy chuẩn trong khâu sản xuất của xưởng may Lanvin lúc đó đều do bà đặt ra và hoàn toàn độc quyền. Jeanne Lanvin không thuê thêm bất kỳ một hãng nào khác để gia công hộ.
Bà qua đời năm 79 tuổi, để lại di sản cho con gái. Hiện thương hiệu Lanvin thuộc sở hữu của ông trùm truyền thông Đài Loan, đang trong quá trình tái cấu trúc để khôi phục danh tiếng.
Coco Chanel (1883-1971)
Coco Chanel (tên thật Gabrielle Bonheur Chanel) là biểu tượng của làng thời trang thế giới. Phong cách của bà ảnh hưởng sâu rộng đến thời trang haute couture sáu thập kỷ qua. Bà từng được Time vinh danh "Phụ nữ của năm 1924", "100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20".
Sự nghiệp của Chanel gắn liền với các thiết kế kinh điển như: "little black dress" (váy đen nhỏ), áo khoác vải tweed, vòng cổ ngọc trai cocktail... Chanel là người khởi xướng xu hướng dùng vải jersey - chất liệu dành cho đồ lót - để may trang phục mặc ngoài. Bà cũng tiên phong thiết kế loạt mẫu đầm ngắn, dễ di chuyển, giải phóng phụ nữ khỏi váy bó chật chội. Năm 1921, Chanel ra mắt dòng nước hoa No.5, được hàng triệu phụ nữ mê mẩn và luôn nằm trong danh sách bán chạy nhất thế giới.
Stephanie Zacharek - cây bút của Time nhận xét: "Đến tận bây giờ, trang phục của Chanel vẫn là cuộc hôn nhân kiểu mẫu giữa cái đẹp và tính thiết thực. Người phụ nữ mang nó đến thế giới biết rằng để tiến về phía trước, trước tiên bạn phải có khả năng di chuyển".
Elsa Schiaparelli (1890-1973)
Elsa Schiaparelli sinh tại Rome (Italy), bước vào làng mốt đầu thập niên 1920. Sự nghiệp của bà thăng hoa từ năm 1927, khi mẫu áo len dệt kim thủ công được giới thượng lưu Paris yêu thích. Phong cách Elsa mang dấu ấn chủ nghĩa siêu thực, hơi hướng lập dị nhưng vẫn cổ điển và nữ tính. Tên tuổi bà cũng gắn với kiểu mũ tôm hùm, váy xương sống hay váy in họa tiết bản nhạc với cấu trúc chặt chẽ.
Elsa là đối thủ Coco Chanel, cạnh tranh cả lĩnh vực may mặc lẫn nước hoa, phụ kiện trong thập niên 1920. Bà từng hợp tác với những nghệ sĩ nổi tiếng như Salvador Dali và Meret Oppenheim và là nữ thiết kế đầu tiên lên trang bìa Time.
Sonia Rykiel (1930-2016)
Sonia Rykiel (Pháp) từng được báo chí phương Tây tôn là "Nữ hoàng dệt kim", gây tiếng vang khi mẫu áo len "poor boy" (cậu bé đáng thương) xuất hiện trên trang bìa tạp chí Elle năm 1963. Thiết kế tay áo cao ra mắt năm 1962, khi bà mang thai và mong muốn tạo nên dòng thời trang sành điệu cho bà bầu.
Thời trang của Rykiel hướng tới những phụ nữ tự hào về thiên chức làm mẹ, muốn có vẻ ngoài hợp thời nhưng ưu tiên cuộc sống thực tại hơn các trào lưu phù phiếm. Nhiều ngôi sao như Audrey Hepburn, Brigitte Bardot, Catherine Deneuve, Francoise Hardy là khách hàng quen thuộc của bà.
Nữ thiết kế người Pháp cũng là nguồn cảm hứng cho nhân vật Simone Lowenthal trong bộ phim "Prêt-à-porter". Rykiel qua đời năm 2016, sau 20 năm chống chọi bệnh Parkinson. Tổng thống Pháp Francois Hollande ca ngợi bà là "biểu tượng cho sự hài hòa giữa màu sắc với thiên nhiên, sự tươi mới và sáng sủa".
Carolina Herrera (sinh năm 1939)
Trước khi theo đuổi ngành thiết kế, Carolina Herrera (Venezuela) đã là điển hình cho phong cách thời trang thanh lịch. Năm 1972, bà được xướng tên trong danh sách International Best-Dressed List (mặc đẹp nhất thế giới) do tạp chí Vanity Fair bình chọn.
Năm 1982, Diana Vreeland - cựu Tổng biên tập tạp chí Vogue - đề nghị Carolina thiết kế một dòng quần áo. Bà đã thực hiện gợi ý của cô bạn, ra mắt BST tại câu lạc bộ Metropolitan ở quận Manhattan, thành phố New York và nhận nhiều lời khen. Nhà thiết kế lăng xê mốt vai độn, cho rằng vai rộng có thể khiến vòng eo của phụ nữ trông nhỏ hơn.
Carolina cũng được các Đệ nhất phu nhân Mỹ như Jacqueline Kennedy Onassis, Michelle Obama tin tưởng, đặt may y phục. Giới mộ điệu mong ngóng thiết kế của bà, từ đầm dạ tiệc, váy cocktail dài trang nhã đến váy liền vest, áo sơ mi trắng, jacket...
Mary Quant (1934)
Mary Quant là một trong những người tiên phong đưa váy mini phổ biến trên bản đồ thời trang thế giới. Năm 1965, chỉ với động tác "kéo váy" cao lên trên đầu gối vài cm, trang phục do bà thiết kế lập tức trở thành hiện tượng. Chiếc váy ngắn lấy cảm hứng từ những buổi ngắm nhìn các cô gái trẻ dạo chơi trên những con đường ở thành phố London (Anh).
Khi hình thành thiết kế, bà muốn tạo ra "những bộ quần áo đơn giản, trẻ trung, đơn giản, với nó bạn có thể di chuyển, bạn có thể chạy và nhảy". Váy được đặt theo tên chiếc xe "Mini" mà bà yêu thích. Giới mộ điệu nhận xét trang phục của Mary đại diện cho tinh thần London vào giữa thập niên 1960: tự do, tràn đầy năng lượng, sức trẻ.
Betsey Johnson (1942)
Betsey Johnson có thiên hướng nghệ thuật, thích vẽ và nhảy từ thời thơ ấu. Trong quá khứ, bà từng là vũ công, tự thiết kế trang phục biểu diễn. Vào thập niên 1960, Betsey lập thương hiệu thời trang của riêng mình, ghi dấu làng mốt với gu thẩm mỹ kỳ lạ, thường diện váy bồng, ngắn, thêu hoa cầu kỳ, làm từ vải tuyn.
Bà cũng tiên phong cho street style vào cuối những năm 1970 ở New York (Mỹ). Các show thời trang của bà gây chú ý bởi sự vui nhộn, trong đó có các màn xoạc chân, nhào lộn hoặc biến sàn diễn thành lễ cưới, phòng gym...
"Những kiểu dáng tôi sáng tạo không bao giờ lỗi mốt và nó được các cô gái trẻ ưa chuộng, vì trong trang phục như thế, lúc nào trông họ cũng như chỉ mới 20 tuổi!", Betsey nói.
Năm 1999, Betsey nhận giải "tài năng không tuổi" của Hiệp hội thời trang Mỹ. Tên bà còn được đưa vào bảo tàng thời trang ở New York.
Rei Kawakubo (1942)
Rei Kawakubo - nhà thiết kế Nhật Bản - gây ấn tượng khi cắt tóc bất đối xứng, diện phong cách thời trang hầm hố lúc còn là thiếu nữ. Các sáng tạo của bà nhấn mạnh yếu tố tự do, thoải mái của trang phục nữ, đúng với tên thương hiệu Comme des Garons (giống như con trai). Bà thay đổi quan niệm thời trang gợi cảm của phương Tây, thích người mẫu mặc kín đáo, không đi giày cao gót trên đường băng.
Kawakubo chuộng các gam tối như xám, đen, đen - trắng và các thiết kế quá khổ, không nhằm tôn đường nét cơ thể. Giới chuyên môn cho rằng những sáng tạo của bà dẫn đầu xu hướng "phản thời trang", trầm lắng, mộc mạc nhưng vẫn chứa nội lực.
Diane Von Frstenberg (1946)
Từ NTK vô danh, Diane von Frstenberg tạo dựng tên tuổi bằng mẫu váy quấn công sở cho phụ nữ. Frstenberg hình thành ý tưởng từ năm 1972, sau khi nhìn thấy nhà văn Julie Nixon Eisenhower trên truyền hình với set áo quấn váy. Ngay khi ra mắt, thiết kế của bà tạo cơn sốt làng mốt. Diana Vreeland - biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Bazaar - hâm mộ mẫu váy này cuồng nhiệt.
Nhiều người so sánh thiết kế của Frstenberg tạo ra cuộc cách mạng tương tự như chiếc "little black dress" của Coco Chanel. Ba năm sau, mỗi tuần bà xuất xưởng 15.000 chiếc váy quấn, hiện váy vẫn được tín đồ thời trang ưa chuộng.
Donna Karan (1948)
Năm 1985, Donna Karan tạo dấu ấn với BST "Seven Easy Pieces" gồm những món đồ làm từ vải jersey, có tính ứng dụng cao, mặc thành nhiều lớp nhưng vẫn nữ tính. Giới chuyên gia đánh giá tại thời điểm đó, thiết kế của bà tạo cách mạng cho trang phục nữ ở Mỹ, thay thế suit độn vai cứng nhắc.
Ba năm sau, Donna Karan tiếp tục giới thiệu thương hiệu DKNY với phân khúc giá rẻ hơn, "bá chủ" các góc phố Mỹ suốt hơn một thập kỷ. Năm 1990, Donna Karan gây tiếng vang khi mời Demi Moore và chồng cũ - Bruce Willis - chụp hình cho chiến dịch quảng bá. Nhờ sự nghiệp lẫy lừng, bà được đặt ngang Calvin Klein và Ralph Lauren, tạo thành "tam đế" quyền lực ngành thời trang Mỹ một thời.
Vera Wang (1949)
Hơn 20 năm qua, Vera Wang là thương hiệu váy cưới thuộc top đầu thế giới. Trang phục dạ hội và các sáng tạo couture của bà cũng được giới sao Hollywood ưa chuộng.
Wang có năng khiếu trượt băng nghệ thuật, nhưng quyết định trở thành biên tập viên cao cấp cho tạp chí Vogue. Từ 1987, bà chuyển việc, làm giám đốc thiết kế cho hãng Ralph Lauren trong hai năm.
Năm 1990, NTK người Mỹ gốc Hoa tự may váy cưới và mở cửa hàng. Bà thiết kế váy cô dâu và vương miện cho nhiều minh tinh như Kim Kardasian, Victoria Beckham, Jennifer Lopez, Jennifer Lopez Garner, Kate Hudson... Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ Obama cũng từng đặt Wang may trang phục dạ hội.
Miuccia Prada (1949)
Trước khi bước chân vào lĩnh vực thời trang, Miuccia Prada có bằng tiến sĩ về khoa học chính trị, từng gia nhập Đảng cộng sản Italy và tham gia vào phong trào nữ quyền thập niên 1970 ở thành phố Milan. Từ năm 1978, bà tiếp quản thương hiệu đồ da cao cấp của gia đình, biến nó thành "cường quốc" thời trang hiện đại.
Với sự giúp đỡ của doanh nhân Patrizio Bertelli, Miuccia sáng tạo dòng túi không nhãn chế tác từ nylon Pocono, độ bền cao và chống nước. Ngay khi ra mắt, sản phẩm chưa được đón nhận. Đến năm 1985, khi túi tái bản, trang trí thêm dây chuyền vàng và logo chữ ký, doanh số bán hàng đã tăng vọt. Từ không chuyên về thời trang, sau loạt BST có sức ảnh hưởng với giới trẻ, bà được Hội đồng thiết kế thời trang ở Mỹ trao nhiều giải thưởng, nhận giải "Thiết kế của năm" từ CDFA.
Giai đoạn phụ nữ Anh coi xác côn trùng là trang sức mốt nhất Thời kì Victoria chứng kiến những xu hướng kì lạ trong trang sức của người Anh. Trang sức từ côn trùng Mặc dù đây không phải là phong cách thời trang thân thiện với động vật nhưng xu hướng nghịch lý này bắt đầu trong thời kì cách mạng Công nghiệp như một cách để phụ nữ cảm thấy gần gũi với thiên...