13 lỗi vi phạm liên quan căn cước công dân bị xử phạt từ 1/1/2022
Từ ngày 1/1/2022, các vi phạm hành chính về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ Căn cước công dân (CCCD) sẽ bị xử phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Cụ thể 13 lỗi và mức phạt như sau:
1. Không xuất trình Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
2. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Nhiều mức phạt liên quan đến vi phạm khi sử dụng CMND/CCCD được áp dụng từ năm 2022. (Ảnh minh họa).
3. Không nộp lại Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
4. Chiếm đoạt, sử dụng Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
5. Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Video đang HOT
6. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
7. Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
8. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
9. Làm giả Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
10. Sử dụng Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND giả sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
11. Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
12. Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
13. Mượn, cho mượn Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
Ngoài ra, tại Điều 22 của Nghị định trên đề cập về những vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (CCCD).
Theo đó, sẽ phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi cố ý không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, sai sự thật hoặc giả mạo thông tin, giấy tờ, tài liệu phục vụ xây dựng, thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu CCCD;
Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với một trong những hành vi làm sai lệch sổ sách, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, dữ liệu và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu CCCD; Khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu CCCD nhưng không được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu; Cản trở hoặc ngăn chặn, làm gián đoạn hoạt động quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu CCCD.
Điều 22 cũng qui định, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong những hành vi cung cấp, khai thác trái phép thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu CCCD; Cố ý làm lộ bí mật thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu CCCD;
Đồng thời, điều 22 còn qui định, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong những hành vi truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu CCCD; Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền và các trang, thiết bị phục vụ hoạt động bình thường của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chỉ một cán bộ bị kỷ luật vì kê khai tài sản không trung thực năm 2021
Thanh tra Chính phủ cho biết năm 2021, số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập là 10.769 người nhưng chỉ có một người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.
Theo báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng và khiếu nại tố cáo năm 2021 do ông Đặng Công Huẩn - Phó tổng Thanh tra Chính phủ ký duyệt, số người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ thống kê là 603.759 người; số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập 10.769 người. Số người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là một người.
Cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật 26 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
"Qua hoạt động kiểm tra nội bộ phát hiện 15 vụ, 25 người; qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 20 vụ, 39 người; qua giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 16 vụ, 19 người liên quan đến tham nhũng"- Thanh tra Chính phủ cho hay.
Ông Đặng Công Huẩn - Phó tổng Thanh tra Chính phủ (Ảnh: TTCP).
Cơ quan này đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản, thu nhập; giúp Ban cán sự đảng Chính phủ xây dựng, trình Bộ Chính trị Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập".
Năm 2021 Thanh tra Chính phủ cũng đã quan tâm, kịp thời chuyển 7 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra ngay trong quá trình thanh tra (khi chưa ban hành kết luận thanh tra).
Dù vậy, trong công tác thanh tra còn nhiều cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch. Một số cuộc thanh tra kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra; công tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra chưa thường xuyên, hiệu quả chữa cao. Trong khi đó, việc đôn đốc, xử lý về thanh tra của toàn ngành có nhiều cố gắng nhưng tỷ lệ thu hồi về kinh tế chưa cao.
"Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc tiếp công dân định kỳ và đối thoại của thủ trưởng một số bộ, ngành, địa phương còn chưa thực hiện theo quy định. Mặc dù số đơn khiếu nại, tố cáo giảm nhưng tổng số đơn các loại tăng so với cùng kỳ năm 2020 (do số đơn kiến nghị, phản ánh tăng cao), công tác xử lý đơn còn chậm, chồng chéo, sai sót về trình tự, thủ tục. Một số địa phương chưa giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, còn tình trạng công dân lên Trung ương khiếu kiện dài ngày"- lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nhìn nhận.
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, tình trạng "tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn hiệu quả. Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế, có rất ít vụ việc, vụ án được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ.
Trong năm 2022, hoạt động thanh tra chuyên ngành sẽ tập trung vào những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội, các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
Đặc biệt là đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, trọng tâm là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, Đề án về cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản, thu nhập ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dữ liệu quốc gia về dân cư là "trái tim" của Chính phủ số Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được coi là dữ liệu gốc, nền tảng, "trái tim" của Chính phủ số, giúp kết nối, chia sẻ thông tin dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Với tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc...