13 học sinh đi du học, 12 em ở lại nước ngoài!
Dẫn ra chuyện 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đi du học nhưng có tới 12 em ở lại nước ngoài làm việc, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM) đặt vấn đề: “Chúng ta có trăn trở việc này không, trong khi đó nhiều địa phương đang cố gắng cân đối ngân sách cho chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ?”.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM) phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 2/11 (Ảnh chụp qua màn hình).
Phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng nay 2/11, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM) cho rằng dân tộc ta có truyền thống hiếu học, người dân cũng đang đầu tư rất lớn cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đi du học nước ngoài. “Nhiều bậc cha mẹ và bản thân các cháu rất mong muốn về làm việc trong nước nhưng rất tiếc chúng ta đã lãng phí nguồn lực quý báu này do thiếu cơ chế phù hợp để khai thác” – ông Hòa nhận xét.
Dẫn ra chuyện 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đi du học nhưng có tới 12 em ở lại nước ngoài làm việc, ông Hòa đặt vấn đề: “Chúng ta có trăn trở việc này không, trong khi đó nhiều địa phương đang cố gắng cân đối ngân sách cho chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ?…”.
Đại biểu Hòa kiến nghị thời gian tới cần có sự đột phá mạnh mẽ trong việc thu hút, sử dụng nhân tài, hết sức chú trọng nguồn nhân lực đã được xã hội đầu tư bài bản, chứ không chỉ dựa vào nguồn nhân lực nhà nước đầu tư đào tạo. Làm thế nào có thể thu hút lực lượng này vào làm việc trong hệ thống chính trị thông qua cơ chế thi tuyển rộng rãi, công khai, minh bạch dựa trên các tiêu chí tuyển chọn khách quan, khoa học.
Đi liền với đó, theo ông Hòa, phải có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để tinh giảm bộ máy và rà soát, hợp lý hóa các đầu mối, hợp nhất các bộ phận tránh chồng chéo, tiết giảm chi phí bộ máy để có điều kiện nâng cao thu nhập cho những người lao động làm việc có hiệu quả.
Chung lo lắng về vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, đại biểu Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) cho biết tâm tư, nguyện vọng của người dân gửi đến kỳ họp Quốc hội ngày càng nhiều do yêu cầu xã hội đặt ra ngày càng cao và những kiến nghị mà cử tri đặt ra qua nhiều năm nhưng chưa được giải quyết kịp thời.
Video đang HOT
“Tình hình khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều ngoài nguyên nhân có thể do nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, có nguyên nhân sâu xa là do cán bộ, công chức khi thi hành công vụ năng lực hạn chế, đạo đức yếu kém, hướng dẫn không đến nơi đến chốn, thái độ xa dân khiến người dân bức xúc phải tìm đến nơi mà họ cảm thấy tin tưởng, công lý, đạo đức”- ông Tuân thẳng thắn.
Với tồn tại yếu kém trên, ông Tuân đề nghị Chính phủ, các bộ ngành chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ ở những ngành, những lĩnh vực nhạy cảm có nguy cơ tham nhũng cao.
Liên quan đến công tác cán bộ hiện nay, đại biểu Tuân cho biết cử tri và nhân dân đang rất lo lắng cho một đội ngũ lãnh đạo mới từ cấp cơ sở cho đến trung ương mà báo cáo kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam đã phản ánh ngay tại đầu kỳ họp. “Đây là nguyện vọng chính đáng của toàn dân thể hiện trách nhiệm cao cả của mình về đội ngũ lãnh đạo. Dẫu rằng vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau về lựa chọn đội ngũ lãnh đạo, cả những băn khoăn của dư luận gần đây về sắp xếp, bố trí cán bộ, theo tôi cán bộ trước hết phải là người có trách nhiệm phục vụ nhân dân, đất nước, dân tộc”- ông Tuân nêu quan điểm.
Đại biểu tỉnh Khánh Hòa bày tỏ hy vọng tới đây Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam hiệp thương, giới thiệu ứng cử những đại biểu xứng đáng bầu làm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Trong khi đó, đề cập đến Hiệp định TPP, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) cho rằng muốn hội nhập thành công thì cần phải có thể chế hội nhập và con người hội nhập. Về mặt thể chế, Quốc hội và Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là chúng ta chưa có con người hội nhập.
“Quy định của pháp luật có tiến bộ đến đâu cũng vẫn có thể bị vô hiệu hóa bởi hàng tá những “lệ làng”, những thói quen, sự quan liêu, cửa quyền, sự thờ ơ và vô cảm. Một cái lắc đầu của ông chủ tịch tỉnh, một cái xua tay của ông giám đốc, thậm chí sự chậm trễ vòi vĩnh của một anh công chức hành chính quèn thôi cũng có thể tước đoạt đi cơ hội làm ăn của doanh nghiệp, người dân. Chúng ta không thể hội nhập thành công nếu như 63 tỉnh, thành trở thành 63 khu vực cát cứ, không có sự liên kết, phân công. Các đại biểu Quốc hội đã từng đề cập đến tình trạng “chỉ thị mồm” rằng phải sử dụng thép tỉnh nhà, xi măng tỉnh nhà, thì mới đây thậm chí người ta còn ký cả văn bản hành chính yêu cầu phải uống bia tỉnh nhà”- ông Tâm thắn thắn.
Thế Kha
Theo Dantri
TPP không chỉ toàn màu hồng với Việt Nam
Việt Nam được cho là nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP, song đối với các đơn vị sản xuất, vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua.
Theo tính toán của bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Economist, trong một thập kỷ qua, chi phi tiên lương lao động sản xuất tại Việt Nam (bao gôm cả phúc lợi) đã tăng hơn 3 lần, lên mức 1,96 USD/giờ. Măc dù vậy, con số này vân thâp hơn so vơi mức 3,27 USD/giờ tại Trung Quốc và 37,96 USD/giờ tại Mỹ.
Trong khi nhiều chuyên gia dự báo về khả năng dòng vốn đầu tư sẽ tăng mạnh vào Việt Nam và một số nhà đầu tư cho rằng Việt Nam sẽ trở thành địa điểm sản xuất lý tưởng thì ông Stanley Szeto, Giám đốc Lever Style, một công ty Hồng Kông chuyên sản xuất áo thun và quần bò cho các thương hiệu như Hugo Boss va J. Crew, lại tỏ ra không mấy "hao hưng".
Ông Stanley lo ngại khi dong vôn ngoai ồ ạt vào Việt Nam se lam chi phí sản xuất tại đây tăng cao hơn. Trong 5 năm qua, Công ty Lever Style đã chuyển 1/4 dung lương san xuât của công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đông thơi, Công ty cung giam gân 50% sô lao đông tai Trung Quôc.
Tuy nhiên, ông Stanley cung cho biêt, Công ty cua ông chưa thể chuyển toàn bộ dây chuyên sản xuất sang Việt Nam do Viêt Nam vân thiêu vê công nghê hiên đai trong san xuât.
"Măc du TPP đươc ky vong xoa bo hang rao thuê quan giưa 12 quôc gia thanh viên đôi vơi cac măt hang xuât khâu như quân ao, nhưng tôi cho răng, cac nha san xuât tai Viêt Nam se nhân đươc it lơi ich hơn so vơi cac công ty sơ hưu thương hiêu" - ông Stanley lo ngai.
Ly giai quan điêm trên, ông Stanley cho biêt, khi hàng hoa đươc nha nha san xuất bán cho hãng sở hữu thương hiệu thì trách nhiệm trả thuế nhập khẩu thuộc về hãng đó. Vi vậy các quy định về thuế quan trong TPP se mang lai lơi ich cho cac công ty nắm thương hiệu, chứ không phải các nhà sản xuất.
Trong khi đo, ông Roger Lee - Giam đôc điêu hanh Tập đoàn TAL, san xuât hang may măc cho cac thương hiêu lơn cua My như Banana Republic hay Brooks Brothers, cho rằng các nhà sản xuất va công ty nắm thương hiệu co thê thương lương vơi nhau trong viêc "chia se lơi ich".
Tuy nhiên, Đai diên Tâp đoan TAL cung cho biêt, cac nhà sản xuất chỉ có thể làm được việc đó nếu họ là nhà sản xuất chính cho thương hiệu. Bơi mưc gia qua thâp se khiên nha san xuât găp kho khăn va gây rui ro cho kinh doanh.
Ngươc lai, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam Adam Sitkoff cho rằng, TPP sẽ mang lai lơi ich cho cac nha san xuât Viêt Nam bởi chăc chăn se co nhiều thương hiệu toàn cầu chọn nguồn cung ứng tại Việt Nam, thuc đây cac công ty đăt nha may san xuât tai Viêt Nam.
"Nêu noi răng 10 cents tiêt kiêm đươc nhơ xoa bo hang rao thuê quan se rơi vao tui công ty sơ hưu thương hiêu la không chinh xac. Cac nha san xuât vân đươc hương lơi nhơ thu hut thêm đâu tư va mơ rông quy mô san xuât" - ông Adam nhân manh.
Con theo ông Frank Smigelski - Pho Chu tich Avery Dennison, môt công ty chuyên san xuât nhan mac va đong goi co tru sơ tai California (Hoa Ky), va hiên đa mơ nha may ơ miên Nam Viêt Nam, TPP chưa hăn đa mang lai lơi ich căt giam chi phi cho cac nha san xuât.
"TPP chăc chăn se tao ra nhưng cơ hôi lơn, thuc đây tăng trương. Tuy nhiên, no cung cho thây răng chung ta phai sông trong môi trương canh tranh gay găt hơn mơi co thê năm băt đươc cơ hôi" - ông Frank khăng đinh.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Lo bong bóng tài sản vì tín dụng tăng "nóng" Theo VEPR, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau. Tại Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III vừa phát hành, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đánh giá, nền kinh...