1/3 dân Iraq sống dưới mức nghèo khổ
Sau 9 năm có sự hiện diện của quân đội Mỹ, đến nay nhiều thành phố của Iraq vẫn chìm trong bạo lực sắc tộc và các cuộc đánh bom.
Cuối tháng này, ngày 31/12 tới, quân đội Mỹ sẽ chính thức rút toàn bộ khỏi Iraq sau 9 năm hiện diện tại nước Trung Đông này. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của nhiều người dân Iraq, thành công duy nhất mà Mỹ đạt được sau cuộc chiến tại Iraq là lật đổ được cựu Tổng thống Saddam Hussein. Ziyad al-Ajili, giám đốc Tạp chí Tự do tại Baghdad nói: “Theo tôi, ký ức duy nhất mà chúng tôi còn nhớ đến thời điểm này sau khi quân đội Mỹ rút đi sẽ chỉ là sự kiện lật đổ bức tượng của ông Saddam Hussein”
Những cảnh đau thương vẫn tiếp diễn
Video đang HOT
Vào ngày 9/4/2003, quân đội Mỹ đã chính thức lật đổ bức tượng cựu Tổng thống Saddam Hussein ở trung tâm thủ đô Baghdad của Iraq, chấm dứt hơn 35 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo được xem là “nắm đấm sắt” của đảng Baath tại Iraq.
Sau đó ít ngày, Tổng thống Mỹ George W. Bush lúc đó đã nói rằng, Iraq từ nay sẽ trở thành một mô hình của nền dân chủ tại khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, sau 9 năm quân đội Mỹ hiện diện tại Iraq, đến nay nhiều thành phố của Iraq vẫn chìm trong bạo lực sắc tộc và đánh bom. Hàng trăm nghìn người Iraq vẫn không có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Iraq ước tính vào khoảng 15%. Số người làm bán thời gian chiếm 28%. Anh Abu Mohammed, một công nhân xây dựng nói: “Người Mỹ chẳng làm gì ngoại trừ lật đổ chế độ cũ. Họ chưa làm gì tốt đẹp cho người dân chúng tôi. Người Mỹ từng hứa các công ty Mỹ sẽ đến đầu tư tại Iraq nhưng chỉ có một số ít đến Iraq. Chúng tôi chẳng có gì cả.”
Theo số liệu của chính phủ Iraq, khoảng 1/3 trong số 30 triệu dân Iraq đang sống dưới mức nghèo khổ. Theo ghi nhận của hãng tin Reuters, nhiều người dân Iraq đã bày tỏ sự thất vọng về “viễn cảnh tốt đẹp”./.
Theo VOV
Pakistan: bạo lực sắc tộc và chính trị làm 58 người chết
Trong vòng 5 ngày qua, ít nhất 58 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực liên quan đến sắc tộc và chính trị tại thành phố Karachi.
Trước tình hình này, Chính phủ Pakistan đã phải triển khai hàng trăm binh sỹ thuộc lực lượng bán quân sự để khôi phục trật tự. Một số người đã bị bắt giữ trong các chiến dịch và lực lượng an ninh đã thiết lập các chốt kiểm soát, tăng cường kiểm tra tại các khu vực xảy ra bạo lực.
Hàng chục người thiệt mạng trong các vụ bạo lực ở Karachi
Theo Ủy ban nhân quyền Pakistan, trong 6 tháng đầu năm nay có tới hơn 1.130 người bị sát hại tại Karachi, thủ phủ tỉnh Sindh. Trong số đó khoảng 490 người thiệt mạng có liên quan đến bất ổn chính trị và sắc tộc.
Ngày 3/8, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đã triệu tập người đứng đầu chính quyền tỉnh Sindh, ông Syed Qaim Ali Shah tới Islamabad để thảo luận tình hình an ninh tại Karachi.
Tháng trước được ghi nhận là một trong những tháng chết chóc nhất trong gần hai thập kỷ qua với việc có hơn 300 người thiệt mạng vì bạo lực và sắc tộc tại Karachi.
Sự kình địch trong nhiều năm giữa hai đảng chính trị là Phong trào Muttahida Qaumi Movement, gọi tắt là (MQM) và Đảng Dân tộc Awami National Party (ANP) đã làm tình hình an ninh tồi tệ hơn ở Pakistan, đất nước đang phải đương đầu với lực lượng phiến quân./.
Theo VOV
Bạo lực tiếp diễn tại Karachi làm 12 người bị chết Đêm 13/7 đã xảy ra bạo lực ở Karachi, làm ít nhất 12 người thiệt mạng và 23 người bị thương. 25 xe ôtô bị đốt phá. Nhiều cửa hàng và tiệm ăn, trạm xăng phải đóng cửa. Nhưng người ủng hộ đảng MQM đốt hình nộm ông Zullfiqar Mirza (Ảnh: AP) Cùng ngày, chính quyền đã phải triển khai thêm 500 cảnh...