13 bí mật có thể bạn chưa biết về Final Fantasy VII
Final Fantasy VII có thể xem là một trong những tựa game huyền thoại trên thế giới, thế nhưng, có những bí mật về tựa game này có thể bạn chưa từng biết đến.
Năm 2017 đánh dấu 30 năm ra đời của một trong những tựa game RPG nổi tiếng nhất lịch sử, Final Fantasy. Được hãng Square phát hành lần đầu vào ngày 18 tháng 11 năm 1987, Final Fantasy đã bán được hơn 115 triệu bản trên toàn thế giới và nằm trong top những thương hiệu video game bán chạy nhất mọi thời đại. Nếu như Final Fantasy được mang vương miện dành cho series trò chơi hay nhất thì viên ngọc trên đó phải là Final Fantasy VII.
20 năm sau ngày ra mắt, Final Fantasy VII vẫn chiếm được cảm tình rất lớn từ người hâm mộ. Nó là mốc son đánh dấu sự chuyển mình của cả dòng game. Ngày nay, nhiều trang đánh giá vẫn ca ngợi thành công của trò chơi này và liệt nó vào danh sách những game tuyệt vời nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bí mật mà có thể các bạn chưa bao giờ biết về Final Fantasy VII.
Nội dung có đi kèm một số spoiler, các bạn cân nhắc trước khi đọc.
1. Bối cảnh ban đầu của game là thành phố New York với nhân vật chính là một thám tử
Kế hoạch dành cho Final Fantasy VII bắt đầu từ năm 1994, ngay sau khi Final Fantasy VI phát hành. Cha đẻ của series, ngài Hironobu Sakaguchi và nhóm của ông đã phác thảo các kịch bản cho phần mới này. Một trong số đó là câu chuyện về thám tử đầy nhiệt huyết Joe. Dự tính của Sakaguchi là cho Joe sinh sống tại New York vào năm 1999. Nhiệm vụ của nhân vật này là truy tìm thủ phạm của một vụ đánh bom diễn ra trong thành phố.
Khi thực hiện phát triển dự án, mọi người cho rằng New York không phù hợp với trò chơi này, nhưng họ vẫn giữ lại cho một trò chơi khác trong tương lai. Địa điểm được chuyển qua thành phố công nghệ cao Midgar. Kế hoạch đánh bom vẫn có trong diễn biến cốt truyện. Nhân vật chính bị đổi thành Cloud Strife. Không biết một ngày nào đó liệu thám tử Joe đáng thương có được xuất hiện trong một tựa game nào đó hay không.
2. Game là nguồn cảm hứng cho Xenogears, Parasite Eve và Final Fantasy VIII
Không phải tất cả các ý tưởng đều biến mất như Joe. Nhiều thành viên đã sử dụng lại ý kiến của mình cho các dự án khác. Mặc dù khi phát triển một trò chơi, có rất nhiều kịch bản, phác thảo bị vất bỏ nhưng với trường hợp của Final Fantasy VII, các lập trình viên đã tận dụng chính những thứ bị loại đi đó để tạo ra 3 trò chơi: Xenogears, Parasite Eve và cả Final Fantasy VIII.
Trước khi các anh hùng của chúng ta nổi dậy ở Midgar, 2 tác giả Tetsuya Takahashi và Kaori Tanaka đã cho họ tham gia một cuộc chiến giữa 2 cường quốc Aveh và Kislev. Cốt truyện ban đầu của Final Fantasy VII, bị đánh giá là quá đen tối, được Takahashi hồi sinh cho một dự án có tên mã “Kế hoạch Noah”. Về sau nó được phát hành vào năm 1998 dưới tựa đề Xenogears và trở thành một RPG cực kỳ nổi tiếng. Bối cảnh New York cũng được chuyển qua trò chơi Parasite Eve (1998). Nhân vật chính là Aya Brea, nhân viên mới của cục cảnh sát. Có lẽ nào thám tử Joe cũng có mặt ở đó chăng?
Game tiếp theo thừa hưởng các yếu tố từ Final Fantasy VII là đàn em Final Fantasy VIII. Phác họa ban đầu về một phù thủy đã xuất hiện trong đầu nhóm phát triển nhưng không phù hợp với chủ đề cũng như sự kiện trong game. Nhân vật này bị bỏ qua một thời gian cho đến khi tìm được ngôi nhà mới là Final Fantasy VIII. Đó không ai khác ngoài Edea Kramer.
3. Tóc của Cloud Strife suýt chút nữa là màu đen
Cloud Strife là nam chính trong Final Fantasy VII. Hình ảnh một Cloud với thanh Buster Sword khổng lồ sau lưng đã trở thành quá đỗi quen thuộc với mỗi fan hâm mộ. Một đặc điểm nhận biết khác của Cloud chính là mái tóc vàng óng. Tuy nhiên đáng lẽ ra anh phải nổi tiếng với kiểu tóc đen mượt chứ không phải style hiện tại.
Với ý tưởng đơn giản hóa thiết kế nhân vật, Cloud ban đầu được cho một mái tóc đen tối màu. Việc này vừa giúp giảm thời gian tạo ra mô hình 3D, vừa làm nổi lên sự tương phản với phản diện chính Sephiroth do hắn có tóc dài và trắng bạc. Thế nhưng họa sĩ Tetsuya Nomura lại quyết định sử dụng tóc vàng để Cloud không bị quá nam tính. Họ cho rằng nhân vật manly quá mức sẽ không được người hâm mộ yêu thích.
4. Mối liên kết với Star Wars
Star Wars hiện diện ở khắp nơi. Bạn có thể bắt gặp thương hiệu này ở bất cứ đâu, từ phim ảnh, TV show, trò chơi điện tử cho đến đồ ăn theo. Final Fantasy cũng chịu ảnh hưởng trong rất nhiều phiên bản. Final Fantasy VII có 2 nhân vật liên kết trực tiếp đến Star Wars là Biggs và Wedge.
Video đang HOT
Hai thành viên của AVALANCHE này đã làm việc cùng với Cloud và Barret ở giai đoạn đầu game. Họ hỗ trợ công tác phá hủy lò phản ứng Mako ở Midgar. Đáng buồn là cả 2 đã thiệt mạng khi Shinra cho phá hủy thành phố. Lòng dũng cảm và sự hi sinh của họ rất giống với Biggs Darklighter và Wedge Antilles trong Star Wars.
Nhân vật Biggs của Star Wars là đồng hương của Luke ở hành tinh Tatooine. Họ đã bay cùng nhau trong cuộc chiến phá hủy Death Star. Nhưng Biggs hi sinh trước khi chiến tranh kết thúc. Wedge thì vẫn sống sót cho đến cuối phim. Anh cũng là một phi công starfighter, sát cánh cùng Luke trong các trận Yavin, Hoth hay Endor.
5. Sự xuất hiện của tín ngưỡng tôn giáo Kabbalah
Final Fantasy VII thêu dệt nên một câu chuyện hấp dẫn bao gồm cả những yếu tố thần thoại và tôn giáo. Rất giống với cái chết của Aerith phản ánh trải nghiệm thực tế, các thành phần tín ngưỡng đã có ảnh hưởng lớn đến cả dòng game Final Fantasy. Lấy cụ thể trường hợp Final Fantasy VII, chúng ta thấy được phảng phất những nét đặc trưng của Kabbalah, một tư tưởng của người Do Thái.
Điều này thể hiện rõ nét nhất qua tên gọi của các nhân vật. Ví dụ như Sephiroth được bắt nguồn từ chữ “Sephirot”, một trong mười nhân dạng của Chúa và là một phần của Cây Sinh Mệnh trong truyền thuyết của đạo Kabbalah. Còn Tifa thì giống với Tiferet, một mặt của Cây Sinh Mệnh và có ý nghĩa là cái đẹp. 7th Heaven và Final Heaven, tên quán bar và limit break của Tifa gắn với quan niệm trong Kabbalah rằng Tiferet liên kết tới tầng cao nhất của sự sống.
6. Cảm hứng đến từ Thần thoại về Thor
Final Fantasy VII có nhiều nét tương đồng với nhân vật Thor của Marvel: một người hùng tóc vàng có sức mạnh vô song, mang bên mình món vũ khí thần thánh và gắn liền với thần thoại Bắc Âu. Những câu chuyện dân gian này có sự xuất hiện của rất nhiều vị thần, quái vật và thực thể lạ lùng.
Gốc gác Bắc Âu tồn tại trong rất nhiều tên gọi của Final Fantasy VII. Midgar, một trong những thành phố phát triển nhất của game, được lấy từ chữ Trái Đất trong tiếng Na Uy (Midgard). Nibelheim, quê hương của Cloud và Tifa, chính là một địa danh trong Chín Vũ Trụ truyền thuyết. Ngoài ra, Ragnarok, cây kiếm thuộc hàng mạnh nhất game được mô phỏng theo tên của chuỗi sự kiện đánh dấu ngày tận thế.
Theo fffcvn
Top 7 tựa game được chuyển thể lên Mobile hay nhất 2016
Đừng bỏ lỡ những tuyệt phẩm đã được chuyển thể lên nền tảng di động này nhé, nếu không bạn sẽ cực kỳ hối tiếc đấy.
Final Fantasy VII
Vốn được phát hành đầu tiên vào năm 1997 trên hệ PS1 xa xưa. Final Fantasy VII được xem như một trong những tựa game đi đầu trong việc đưa ra khái niệm JRPG (game nhập vai Nhật Bản) và cũng là một trong các tựa game gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Trò chơi đã được tái phát hành lại lên PC, PS4 rồi cả nển tảng di động nữa.
Phiên bản Final Fantasy VII trên di động thực tế được giữ nguyên mọi yếu tố từ phiên bản gốc trên Consle hay PC. Có khác biệt thì cũng chỉ là giao diện được thu nhỏ, mọi hành động của người chơi giờ đây sẽ thông qua thao tác chạm màn hình cảm ứng mà thôi. Nhưng dẫu sao, với những tín đồ yêu thích series Final Fantasy thì chỉ cần như vậy là quá đủ để thỏa lòng đam mê bên chiếc điện thoại của mình. Tuy nhiên, để tương thích với các thiết bị di động nên hình ảnh trong game cũng không còn được đẹp và hoành tráng như những người anh em của mình.
Do cơ chế chiến đấu, gameplay trong Final Fantasy VII vẫn được giữ nguyên nên tôi sẽ nói lại một cách ngắn gọn. Game thủ sẽ đến với các trận chiến một cách ngẫu nhiên tại một số khu vực trong khi đang di chuyển. Các trận đấu diễn ra theo hình thức đánh theo lượt, bạn sẽ đưa ra hình thức hành động của nhân vật thông qua vài thao tác chạm màn hình đơn giản.
Trên thực tế, phiên bản trên di động của Final Fantasy VII vẫn mang tới một số thay đổi trong tính năng. Nếu như ngày xưa, bạn cần phải tìm các mã cheat để cải thiện sức mạnh cho nhân vật thì giờ đây mọi thứ đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần vào Menu và lựa chọn Max-stats là tất cả nhân vật của bạn sẽ vào trạng thái không thể ngăn cản. Nhưng trên thực tế, những người hâm mộ lại cho rằng hãng phát triển đã không tôn trọng người chơi khi một trong những điểm cộng lớn nhất của series Final Fantasy là cày cuốc.
Neon Chrome
Neon Chrome là một game bắn súng TPS có góc nhìn từ trên cao thẳng xuống. Công việc của mỗi người chơi khi tham gia vào game là thực hiện các nhiệm vụ đột nhập căn cứ và tiêu diệt hết tất cả kẻ địch tại đó. Bằng các vũ khí tối tân được trang bị, người chơi sẽ phải tính toán tới từng bước di chuyển, từng phát bắn để tránh bị thương và đánh bại lũ quái vật máy.
Bên cạnh đó, qua đoạn trailer có thể thấy rằng, Neon Chrome nhờ được thiết kế trên nền đồ họa 3D nên mặc dù với góc nhìn từ trên thẳng xuống khiến mọi thứ trở nên rất nhỏ bé nhưng các chi tiết đều rất rõ nét, sống động. Nhờ vậy, người chơi sẽ có được tầm quan sát rất rộng và bao quát, đủ để đưa ra chiến thuật hợp lý. Ngoài ra, các hiệu ứng vật lý hứa hẹn sẽ đem tới cho người chơi những pha hành động quyết liệt đến mức rung chuyển màn hình.
Thêm nữa, khi tham gia vào Neon Chrome, người chơi sẽ không chỉ có một mà sẽ có rất nhiều nhân vật để lựa chọn trước khi dấn than vào mỗi nhiệm vụ. Các tay súng mà game cung cấp đều mang trong mình những ưu nhược điểm, khả năng riêng khiến sự tính toán của người chơi trở nên đa dạng, thú vị hơn rất nhiều.
Yếu tố nhập vai trong Neon Chrome cũng được thể hiện rất tốt khi game cho phép người chơi nâng cấp các trang thiết bị, vũ khí cần thiết cho tay súng trước khi bước vào mỗi nhiệm vụ.
Shovel Knight
Khi người trong mộng của bạn bị quái vật sát hại, bạn sẽ làm gì? Đóng vai người hùng và lên đường báo thù phải không? Tuy nhiên với chàng hiệp sĩ trong Shovel Knight thì lại hơi đặc biệt một chút bởi sẽ không có kiếm khiên, không có bạch mã mà tất cả những gì anh ta có lại chỉ là một... cái xẻng! Bạn sẽ cùng chàng hiệp sĩ "cuốc xẻng" lên đường tiêu diệt kẻ thù Enchantress và trả thù cho "tình yêu" của mình!
Lối chơi của game là một sự pha trộn giữa những màn chạy nhảy kiểu Mario, những pha hành động tốc độ cao của Megaman và một chút giải đố từ thời Legend of Zelda trên các máy điện tử "4 nút". Bạn sẽ luôn bị đặt trong tình thế phải bay nhảy tứ tung để tránh sự tấn công của môi trường, và tránh rất nhiều cú đánh của kẻ thù, sau đó phản công bằng cây xẻng thần thánh! Bạn có thể tấn công kẻ thù từ phía trước, từ phía sau, hay từ trên xuống... rất đa dạng. Tuy nhiên, sẽ có những phân đoạn buộc bạn phải đối đầu với những con trùm khổng lồ "quá cỡ" và bạn sẽ phải quan sát nhằm tìm ra điểm yếu của nó.
Đồ họa 2D đơn giản, nhạc nền remix hiện đại nhưng vẫn mang phong cách 8-bit cổ điển rõ rệt có thể khiến nhiều người chơi hồi tưởng về một thời "điện tử 4 nút" thuở nào.
Final Fantasy IX
Final Fantasy IX - tựa game được đánh giá là một trong những phần Final Fantasy hay nhất từng được ra mắt lần đầu trên PS1 cũng đã được chuyển thể lên nền tảng di động. Phiên bản nhỏ gọn này mang đến chất lượng đồ họa đẹp hơn, sắc nét hơn trên độ phân giải cao, bổ sung hệ thống thành tích Achievement, save game tự động và đáng chú ý nhất là đẩy nhanh tốc độ game.
Câu chuyện trong Final Fantasy IX xoay quanh hai nhân vật chính là công chúa Garnet - người kế nhiệm ngai vàng vương quốc Alexandria và Zidane - một tên trộm thiện nghệ nhưng lại rất lịch thiệp với phái nữ. Kế hoạch bắt cóc công chúa của Zidane cùng băng đảng ở đầu game vì một vài lý do bất khả kháng xảy ra mà cuối cùng lại chuyển thành hành trình giải cứu thế giới Gaia khỏi diệt vong - kịch bản rất quen thuộc trong Final Fantasy nói riêng và thể loại JRPG nói chung.
Borderlands: The Pre-Sequel!
Là phần thứ 3 của loạt game bắn súng Borderlands, nhưng The Pre-Sequel! không đi tiếp cốt truyện mà lại xoay quanh giữa sự kiện phần 1 và 2, đây cũng là phần đâu tiên mà Gearbox Software hợp tác sản xuất với2k Australia. Nội dung của The Pre-Sequel! vẫn tập trung vào đội Vaut Hunters, nhưng sẽ chú tâm khá nhiều nói về Handsome Jack - nhân vật phản diện từ Borderlands 2.
Không giống 2 phần trước, The Pre-Sequel sẽ đưa người chơi đến Elpis, mặt trăng của Pandora để tham vào một nhiệm vụ không giống trước đây, và tìm hiểu sự thật đằng sau âm mưu của Jack. Lối chơi của The Pre-Sequel! gần giống với Borderlands 2, nhưng được bổ sung thêm vài cơ chế mới. Trong đó, có 2 vật phẩm mới được thêm vào gồm súng laser, và một món đồ dùng để làm chậm và đóng băng kẻ thù lại. Lực hấp dẫn cũng sẽ ảnh hưởng đến chuyển động trên mặt trăng Elpis, làm cho người chơi nhảy cao hơn nhưng di chuyển chậm hơn.
Một tính năng mới rất hay là Grinder, cho phép người chơi kết hợp các loại vũ khí đang có để tạo nên những vũ khí cấp cap mạnh mẽ hơn. Số lượng vũ khí có sự đa dạng nhưng đáng chú ý là có một hệ thống nhiệm vụ phong phú, chúng buộc người chơi đi qua đi lại vài lần nếu muốn mở khóa chế độ chơi mới.
Her Story
Her Story không đơn giản chỉ là một trò chơi điều tra, trinh thám thường thấy mà thay vào đó là xoay quanh những đoạn phim tài liệu thật sự về tội phạm thu lại quá trình thẩm vấn một phụ nữ người Anh về sự mất tích bí ẩn của chồng bà. Game không có nhiều sự đầu tư về hiệu ứng đồ họa đẹp mắt mà tất cả đều là những thước phim thật sự qua diễn xuất của diễn viên kiêm ca sỹ Viva Seifert vào vai.
Với vai trò một thám tử viên tiếp nhận vụ án này, trước mắt game thủ là chiếc màn hình CRT bụi bặm và nghiễn ngẫm hàng trăm video bảo gồm bảy cuộc phỏng vấn từ năm 1994. Người chơi sẽ phải chăm chú lắng nghe những câu nói từ phía người phụ nữ một cách cẩn thận để chọn ra những từ khóa đặc trưng, cùng với đó là sử dụng cơ sỡ dữ liệu của cảnh sát để hy vọng tìm kiếm sự thật bí ẩn kia.
Bên cạnh đó, Her Story với màu sắc u ám, xưa cũ và tồi tàn pha chút đáng sợ đến kinh dị của những đoạn băng VHS lỗi thời hứa hẹn sẽ khiến cho game thủ phải quay cuồng trước một thế giới thực có phần ảo tưởng và bệnh hoạn kia.
Apollo Justice: Ace Attorney
Fan của Ace Attorney hẳn rất vui mừng bởi tựa game đã chính thức có mặt trên Android vào ngày 8 tháng 12. Vốn được Capcom đánh tiếng từ tháng trước, tựa game lấy chủ đề phòng xử án này hứa hẹn đem đến những trải nghiệm lạ lẫm và tuyệt vời mà fan của sản phẩm chưa từng được thử sức.
Apollo Justice: Ace Attorney sẽ cho phép bạn nhập vai Apollo Justice, một luật sư mới vào nghề đang cố gắng tạo nên tên tuổi chính mình thông qua việc giải quyết các vụ việc phạm tội, tra hỏi nhân chứng và bảo vệ thân chủ, đảm bảo tất cả thân chủ của mình đều được minh oan. Để thực hiện được điều này, bạn cần xem xét các cảnh phạm tội và thu thập chứng cứ quan trọng trước khi bước chân vào phòng xử án.
Lối chơi của Apollo Justice: Ace Attorney xoáy sâu vào cuộc chiến phòng xử án, nơi game thủ sẽ phải sử dụng khả năng phán đoán tinh tường của mình để lật tìm sự thật. Tại đây bạn sẽ phải thu thập thông tin và bằng chứng thông qua các trường đoạn hội thoại, từ đó bác bỏ những lập luận của đối phương hay tìm ra điểm mâu thuẫn trong lời khai của nhân chứng.
Tuy nhiên, công việc của bạn sẽ không mấy dễ dàng khi bạn phải cùng lúc đối mặt với công tố viên tài năng Klavier Gavin. Vị công tố viên này được xem như một thiên tài pháp luật và cũng là ca sỹ chính của Gavinners, một band nhạc rock cực kỳ thành công với chuỗi các hit dưới tên họ.
Theo GameK
Top 25 game mobile offline hay nhất trong năm 2016 (P.2) Cùng chúng tôi điểm qua Top 25 game mobile offline, không yêu cầu kết nối mạng hay nhất trong năm 2016. Fearless Fantasy Fearless Fantasy kể về hành trình chiến đấu để giải cứu một nàng công chúa đang bị bắt cóc của bộ ba chiến binh dũng cảm. Tuy đây không phải là cốt truyện mới lạ nhưng các tình tiết được...