129 hộ dân ở Ninh Bình được hỗ trợ sinh kế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
Sáng 12/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viettel Pay và Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Sơn, xã Văn Hải, xã Xuân Chính (Kim Sơn) và các nhà hảo tâm tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, trợ giúp cộng đồng trong phòng dịch và trao sinh kế cho 129 hộ dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 bằng chương trình hỗ trợ tiền mặt.
Trao hỗ trợ cho 129 hộ dân ở Ninh Bình.
Theo đó, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình phối hợp với địa phương, Viettel Pay trao tặng 129 hộ dân bị giảm sinh kế, mất thu nhập, mất việc làm vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và chưa nhận được hỗ trợ từ nguồn của Chính phủ (theo Nghị quyết 42) và các nguồn khác, với trị giá hỗ trợ từ 1 triệu đồng trở lên (tại xã Văn Hải có 73 hộ và xã Xuân Chính có 56 hộ), với kinh phí hỗ trợ đối tượng hưởng lợi là 279 triệu đồng.
Trong đó, có 32 hộ nhận được 1 triệu đồng; 44 hộ nhận được 2 triệu đồng; 53 hộ nhận được 3 triệu đồng. Ngoài nhận được tiền hỗ trợ sinh kế, các hộ dân còn được Hội Chữ thập đỏ tuyên truyền về cách phòng, chống dịch Covid-19; trao tặng khẩu trang. Đây là hoạt động ý nghĩa của Hiệp hội Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế giúp nhân dân giảm bớt khó khăn, thiếu thốn khi không có nguồn thu nhập lúc mùa dịch, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Hiệp hội hướng tới cộng đồng.
Video đang HOT
Cùng ngày, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với các nhà hảo tâm trao tặng trên 300 suất quà cho nhân dân xã Định Hóa (Kim Sơn) gồm khẩu trang và xà phòng sát khuẩn Lifeboy, nhằm chung tay cùng nhân dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
670m đường đau khổ trong lòng Hà Nội
670m đường đau khổ trong gần 13 năm qua đã khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn.
670m đường quốc lộ 17 đoạn qua phố Keo (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa thì ngập lụt. Mặt đường lồi lõm có những hố sâu đến hơn nửa mét. Hằng ngày, từng đoàn xe tải, xe container nối đuôi tránh trạm thu phí Quốc lộ 5 rầm rập đi qua làm hư hỏng mặt đường nghiêm trọng. 670m đường đau khổ trong gần 13 năm qua đã khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn.
13 năm qua, người dân sinh sống trên đường tỉnh lộ 181 nay là Quốc lộ 17, đoạn qua Phố Keo, Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội, luôn thường trực nỗi bất an, lo sợ trước nguy cơ mất an toàn giao thông vì mặt đường xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi ngày đoạn đường dài 650m này phải "gồng mình" chịu cảnh quần thảo bởi hàng nghìn lượt xe quá tải qua lại, cày nát đoạn đường này. Mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, ổ voi chằng chịt như những hố "tử thần", tạo thành những hố sâu hơn nửa mét. Nắng thì bụi tung mù mịt, còn mưa thì lầy lội như mặt ruộng cày. Hoạt động kinh doanh, buôn bán ế ẩm khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đoạn đường xuống cấp trầm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.
Ông Nguyễn Văn Chuyển, ở phố Keo, bức xúc cho biết, mỗi lần có xe chạy qua là nhà cửa bị rung động và có tiếng ồn lớn phát ra khi xe tải nặng đi vào chỗ đường xấu, gồ ghề: "Nhà tôi buôn bán hàng tạp hóa, kinh doanh hàng hóa ngày càng ế ẩm. Vợ chồng tôi năm nay 70 tuổi, nhà các cháu nhỏ nên không thể nào được giấc ngủ ngon"....
Người dân sinh sống hai bên luôn phải sống trong trong tâm trạng sợ hãi thấp thỏm, lo âu. Riêng 3 năm gần đây qua, đã có hơn 10 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại đây, trong đó có 3 trường hợp là trẻ nhỏ. Điều đáng nói là tại khu vực phố Keo có các cơ sở giáo dục từ mầm non đến bậc phổ thông hàng ngày có hàng trăm học sinh đi học qua đoạn đường này. Trong khi đó, vỉa hè, lòng đường đã bị hư hỏng nặng, nhiều em phải đi men theo cửa nhà dân ven đường để tới trường.
Xe Container nối đuôi nhau nhạy rầm rầm khiến con đường càng thêm "quằn quại".
Vào khung giờ 5h - 6h và 17h - 19h, xe hạng nặng nối đuôi nhau qua lại rầm rập, người dân ở đây không chỉ chịu cảnh ô nhiễm khói, bụi mà còn chịu ảnh hưởng ô nhiễm âm thanh mỗi ngày. Người dân cho biết hàng nghìn lượt xe tải, xe container đi vào đường đi qua đường này để tránh trạm thu phí Quốc lộ 5, để đi hướng Quảng Ninh và Hải Phòng. Mỗi lượt xe đi và về, các chủ xe có thể "né" được gần 900 nghìn tiền phí.
Ông Nguyễn Phú Công, Tổ trưởng Tổ dân phố cho biết: xe container chạy xuyên màn đêm, không nghỉ phút nào thưa xe: "Vụ tai nạn liên tục xảy ra, trong đó có cả cháu học sinh bị chết do tai nạn lao động. Xe container liên tục đi ngày đêm để trốn vé qua trạm thu phí QL 5 đi Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh. Có biển báo hạn chế đi theo giờ, không có công an thì họ đi suốt ngày".
Do kết cấu mặt đường bị hư hỏng nghiêm trọng, lại không có hệ thống thoát nước, dẫn đến tình trạng nước tồn đọng lại sau những cơn mưa, tạo thành những "ao nhỏ". Hệ lụy là khi trời mưa, những vị trí này ngập nước khiến người đi đường không thể biết đâu là hố, đâu là mặt đường. Trong 13 năm qua, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên UBND các cấp từ xã đến thành phố Hà Nội. Từ đầu năm 2020 đến nay, các đơn vị giao thông Hà Nội đã sửa chữa mặt đường khoảng 3 lần, nhưng chỉ được vài ngày đoạn đường lại hư hỏng, lầy lội, thậm chí là ổ trâu, ổ voi càng bị đào xới sâu thêm...Dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.
Ông Bùi Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết nhiều người dân trong khu vực tỏ ra chán nản trước cung cách "sửa cho có" của các đơn vị chức năng
"Con đường này có dự án mở rộng hơn 10 năm qua nhưng chưa triển khai xong vì vướng cơ chế. Việc sửa chữa vượt quá thầm quyền của xã, và có kiến nghị các đơn vị về duy tu nhưng cũng chỉ được mấy ngày...Trước mắt, chúng tôi kiến nghị tiếp tục kiểm tra hạn chế xe container vào khung giờ nhất định, phân luồng tuyến hợp lý"...
Theo tìm hiểu phóng viên, đoạn đường này thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 đến khu công nghiệp Hapro theo quyết định số 1312 năm 2007. Quyết định số 3148 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 155.183 mét vuông đất tại các xã Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Theo đó, trong ranh giới dự án này có thu hồi diện tích đất của nhiều hộ dân tại xã Kim Sơn. Hiện nay, bên cạnh có nhiều hộ dân đã chuyển về khu tái định cư nhưng vẫn còn 12 hộ dân vẫn chưa được cấp đất tái định cư. Đây là nguyên nhân khiến dự án này chưa thể hoàn thành theo đúng kế hoạch.
Ông Nguyễn Văn Sơn, nêu ý kiến: "Theo quy định thì 59 hộ được bố trí đất tái định cư thì đến nay mới có 27 suất đã xong. Vậy, chính quyền địa phương cần sớm bố trí cho 12 hộ dân còn lại, để sớm hoàn thành dự án nâng cấp cải tạo đường này, cuộc sống của người dân đang rất bức bách lắm bụi bặm, bùn lầy mặt đường không thể chịu nổi".
Mỗi lúc đi qua đây, người dân lại ngán ngẩm gọi đó là "670m đường đau khổ". Các phương tiện từ xe tải, xe ôtô con làm náo loạn cả một tuyến đường. Người dân hàng ngày thấp thỏm mong chờ các cơ quan chức năng sẽ sớm giải quyết triệt để tình trạng này để cuộc sống bớt vất vả hơn.
Châu Đốc trao giấy chứng nhận cho 108 công dân hoàn thành cách ly y tế tập trung Sáng 5-4, tại khu cách ly y tế tập trung Trường Mẫu giáo Anh Đào và Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT An Giang, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP. Châu Đốc (An Giang) tổ chức trao giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung cho 108 công dân. Phó Chủ tịch UBND...