127 nhà báo đã chết vì Covid-19
127 nhà báo đã chết vì Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến ngày 31/5 trên phạm vi toàn thế giới.
Theo số liệu của Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí (PEC) có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ, trong số 127 người chết Covid-19, khoảng hai phần ba đang làm nhiệm vụ.
Tổng thư ký Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí, Blaise Lempen, khẳng định các nhân viên báo chí có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Đây là lực lượng thông tin về sự lây lan của dịch bệnh.
Video đang HOT
Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí cho biết, số liệu này dựa trên việc thu thập từ nhiều nguồn từ các hiệp hội nhà báo quốc gia, truyền thông địa phương và phóng viên Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí trên toàn thế giới.
Theo số liệu, Peru là quốc gia có số phóng viên chết vì Covid-19 nhiều nhất với 15 người. Brazil và Mexico có 13 nạn nhân, Mỹ có 12 nhà báo, Nga và Anh có 5 người.
Được thành lập vào tháng 6/2004 bởi một nhóm các nhà báo quốc tế, Chiến dịch biểu tượng báo chí là một tổ chức phi chính phủ, với mục đích tăng cường bảo vệ pháp lý và an toàn cho các nhà báo trong các khu vực xung đột, khu vực bất ổn dân sự hoặc khi thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm.
Cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam lên talk show ăn khách ở Nga
Các cụm từ "ngạc nhiên," "kỳ diệu" được các MC và video nhắc đến nhiều lần khi nói về những thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Hai MC và khách mời trong chương trình talk show "Đối thoại mở" của kênh Zvezda. Ảnh: Chụp màn hình.
Một chương trình talk show ăn khách của kênh truyền hình Zvezda (Ngôi sao) thuộc Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga vừa có buổi phát sóng đêm 22/4 với đề tài dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, trong đó dành không ít thời lượng để phân tích về những thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống lây nhiễm virus SARS-COV-2.
Chương trình talk show có tên "Đối thoại mở" có sự tham gia của 10 khách mời là những nhà báo, nhà làm phim, chuyên gia quân sự nổi tiếng tại Nga.
Trong gần 15 phút cuối của chương trình talk show này, cặp đôi dẫn chương trình và những người có mặt được xem một số đoạn video ngắn nói về công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Không ít lần những cụm từ như "ngạc nhiên," "kỳ diệu" được các MC hoặc videoclip nhắc đến khi nói về những thành công của Việt Nam, kèm theo nội dung bài viết "Phép màu Việt Nam - cách một dân tộc dũng cảm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đánh bại đại dịch khủng khiếp" đăng trên báo chí Nga tuần qua.
Chương trình cũng phỏng vấn một công dân Nga đang có mặt ở Hà Nội. Anh cho biết bản thân mình nghiêm túc tuân thủ chế độ "giãn cách xã hội," hầu như chỉ ở nhà và khi có việc cấp thiết ra đường thì cũng sử dụng khẩu trang, giống như tất cả các hành khách đi trên xe buýt ở Hà Nội.
Các vị khách mời của chương trình talk show tỏ ra quan tâm về cách mà một đất nước chưa phải giàu có nhưng đã kiểm soát tốt dịch bệnh, trở thành một quốc gia "ít bị ảnh hưởng nhất thế giới từ virus corona," khiến người ta có cảm tưởng như "ở đây không có chuyện gì xảy ra cả."
Họ cũng khá ấn tượng với những con số "biết nói" như 96 triệu dân, chỉ hơn 260 trường hợp dương tính SARS-COV-2, gần 200 người khỏi bệnh và con số tử vong là 0.
Nhà báo Vũ Hán tái xuất sau hai tháng 'mất tích' Lý Trạch Hóa, nhà báo mất tích cách đây hai tháng sau khi đăng video về Vũ Hán, giải thích anh bị cảnh sát bắt và đưa đi cách ly. Lý Trạch Hóa, 25 tuổi, là một trong ba nhà báo Trung Quốc tường thuật các thông tin từ Vũ Hán trong những tuần Covid-19 diễn biến tồi tệ nhất tại thành phố...