123456 là mật khẩu được dùng nhiều nhất trong năm 2017
Nếu mật khẩu truy cập máy tính và tài khoản trực tuyến của bạn là 123456, bạn đã đoạt giải những mật khẩu tệ nhất năm 2017, dĩ nhiên là dễ bị tấn công nhất.
123456 vẫn là password sử dụng phổ biến nhất thế giới. ẢNH: AFP
Trong danh sách 100 mật khẩu tệ nhất trong năm từ SplashData, công ty không chỉ phát hiện một số mật khẩu đơn giản được dùng làm mật khẩu truy cập mà còn có cả những mật khẩu văn hóa nhạc pop, cũng như tên người và thậm chí cả một số lời tục tĩu.
CEO SplashData Morgan Slain cho biết: “Hacker biết điều này và tinh chỉnh mật khẩu dễ đoán, điều này làm cho tài khoản đó trở nên thiếu an toàn. Hy vọng danh sách mật khẩu tồi tệ nhất trong năm của chúng tôi sẽ khiến mọi người thực hiện các bước để tự bảo vệ mình trên mạng”.
Top 10 danh sách mật khẩu tệ nhất mà SplashData liệt kê bao gồm 123456, password, 12345678, qwerty, 12345, 123456789, letmein, 1234567, football và iloveyou.
Nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sự khởi đầu của mật khẩu “starwars”, lấy cảm hứng từ The Last Jedi, phiên bản mới nhất của thương hiệu Star Wars, vốn được coi là mật khẩu tệ nhất được sử dụng, xếp vị trí thứ 16. Theo Slain, đây là điều nguy hiểm bởi hacker đang sử dụng các thuật ngữ phổ biến từ nền văn hóa pop và thể thao để đột nhập vào tài khoản trực tuyến, vì họ biết nhiều người đang sử dụng những từ dễ nhớ.
Bên cạnh đó, tên người cũng được sử dụng phổ biến, bao gồm harley (28), robert (31), matthew (32) và Jordan (33)… Thể thao cũng chiếm ưu thế về mật khẩu với football dẫn đầu, tiếp theo là lakers (37) và hockey (78). Mật khẩu mới xuất hiện trong danh sách năm nay bao gồm letmein, monkey, hello, freedom, whatever và trustno1.
Video đang HOT
Theo ước tính của SplashData, gần 10% người dân sử dụng ít nhất 1 trong 25 mật khẩu tệ nhất trong danh sách năm nay, và gần 3% sử dụng mật khẩu tệ nhất là 123456.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Những công nghệ sắp thay thế cho password truyền thống
Những cách nhận diện độc đáo như nhịp tim, tĩnh mạch, selfie, mống mắt... được dự đoán sẽ thay thế mật khẩu phổ thông trong tương lai.
Nhận diện nhịp tim: Giống như dấu vân tay, không có nhịp tim nào là giống nhau hoàn toàn. Dựa vào đó, các nhà khoa học đã sử dụng bộ cảm biến điện tâm đồ (ECG) nhằm chuyển nhịp tim của một người thành "chữ ký đặc biệt" để xác minh danh tính. Hiện tại, với Nymi Band, thiết bị đã hiện thực hóa ý tưởng trên, người dùng chỉ cần nghe một bản nhạc để mở mật khẩu trên máy tính.
Nhận diện tĩnh mạch: Cũng giống như nhịp tim, dấu vân tay, mẫu tĩnh mạch cũng là thứ nhằm xác định danh tính con người. Trong đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 2015, Samsung đã gợi ý sử dụng mẫu tĩnh mạch ở mặt sau của người dùng trong việc thay thế mật khẩu. Cụ thể, camera gắn trên đồng hồ thông minh vẽ ra tĩnh mạch của người đeo. Khi được xác nhận là đúng, họ có thể làm mọi thứ từ việc mua nhạc để đăng nhập vào tài khoản.
Selfie: Đây là ý tưởng khá phổ biến và đang được thử nghiệm bởi nhiều công ty. Thiết bị sẽ chụp lại khuôn mặt của người dùng để xử lý. Hiện nay, nhiều điện thoại thông minh Android có tính năng này. Tuy nhiên, mức độ nhận diện vẫn chưa tốt.
Đo kích thước bộ phận cơ thể: Một bằng sáng chế của Google đưa ý tưởng nhận dạng danh tính bằng cách đo kích thước của bộ phận cơ thể. Camera có cảm biến chiều sâu sẽ ghi lại ảnh của người dùng và phần mềm sẽ phân tích mức độ tương quan cơ thể để đưa ra kết quả.
Nhận diện mống mắt: Xác nhận danh tính bằng phương pháp nhận diện mống mắt giống các bộ phim viễn tưởng đã trở thành hiện thực. Một số điện thoại có tính năng này như Lumia 950, Samsung Galaxy Note 7, Vivo X5 Pro, Fujitsu Arrows NX...
Trang sức: Mật khẩu dài 20 ký tự sẽ rất dễ quên nhưng khó để mất thiết bị đeo quanh cổ tay hoặc ngón tay. Một số công ty về bảo mật đang khám phá cách sử dụng công nghệ đeo như một cách để mở khóa thiết bị. Chức năng này đã được tích hợp sẵn trong Apple Watch.
Nhận dạng đôi môi: Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Baptist (Hong Kong) đã tạo ra phần mềm nhận dạng môi để xác định danh tính dựa trên cách phát âm những từ nhất định. Người dùng chỉ cần nói (hay nhép môi) mật khẩu phía trước camera để mở khóa. Cho dù kẻ xấu biết được mật khẩu nhưng vẫn không có tác dụng nếu không có đôi môi của người dùng.
Nhận dạng tiếng nói: Ngày càng có nhiều công ty đang sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói như là một cách để chứng thực khách hàng. Hiện nay, ngân hàng HSBC hay TalkTalk ở Anh cho phép người dùng đăng nhập vào tài khoản chỉ bằng giọng nói.
Thuốc viên nhận dạng: Motorola đã đưa ra ý tưởng về một thiết bị dạng "viên thuốc" có thể nuốt được, truyền tín hiệu cho các thiết bị lân cận xung quanh. Nếu người dùng đang ở gần điện thoại hoặc máy tính, nó sẽ tự động mở khóa. Nhưng vẫn không cho kẻ lạ xâm nhập vào.
Gia Bảo
Theo Zing
Công cụ quản lý mật khẩu Windows 10 dính lỗ hổng bảo mật Một nhà nghiên cứu bảo mật của Google đã phát hiện ra lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong trình quản lý mật khẩu đi kèm Windows 10 do bên thứ ba Keeper cung cấp. Nếu đang dùng Keeper, người dùng cần cập nhật khẩn cấp để bịt lỗ hổng. ẢNH: REUTERS Theo Engadget, nhà nghiên cứu Google Tavis Ormandy đã ghi nhận...