120 đôi uyên ương rạng rỡ trong đám cưới đông nhất Việt Nam
Sáng nay ngày 12/12, 120 đôi uyên ương là thanh niên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn của thành phố Hồ Chí Minh đã đánh dấu bước ngoặc cuộc đời trong một lễ cưới giản dị nhưng vô cùng đặc biệt.
Từ 8h sáng, xe hoa chở các cặp đôi diễu hành qua các tuyến đường ở trung tâm thành phố. Trong khí trời mát mẻ, các đôi uyên ương rạng rỡ dắt tay nhau dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ. Niềm hạnh phúc và xúc động hiển hiện trên gương mặt của 120 cặp đôi cô dâu chú rể.
Gương mặt rạng ngời trong ngày vui trọng đại
Quấn quýt bên nhau trong ngày trọng đại này, cặp đôi cô dâu Võ Thị Tuyết Thương và chú rể Trần Ngọc Ân vẫn cứ nghĩ đang mơ. Anh Ân tâm sự, anh tốt nghiệp Đại học Văn hóa gầm 2 năm nay mà vẫn chưa xin được công việc đúng nghề nên phải làm phụ hồ trong khi chờ việc còn chị Tuyết làm công nhân may với thu nhập chỉ 2 triệu đồng/tháng.
Chú rể Trần Ngọc Ân hạnh phúc bên cô dâu Tuyết Thương
“Những ngày trời nắng thì mình kiếm được 130.000 đồng, còn trời mưa thì không có việc. Với khoảng lương ít ỏi này không biết đến bao giờ mới dành dụm đủ tiền “đưa nàng về dinh”. Rất may được tham gia lễ cưới tập thể nên vợ chồng chúng tôi có một đám cưới thật ý nghĩa và đúng phong tục truyền thống”, anh Ân chia sẻ. Qua ngày hạnh phúc này, anh sẽ có thêm động lực cho tương lai và tiếp tục nộp hồ sơ xin việc, hy vọng may mắn sẽ mỉm cười để có thể chăm sóc cho gia đình nhỏ và không là gánh nặng của xã hội.
Anh Huỳnh Ngô Tịnh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên, công nhân Thành đoàn TPHCM – “ông mai” của các cặp đôi – chia sẻ niềm vui khi đám cưới đã diễn ra thành công hơn mong đợi. “Năm nay, số lượng tham gia lên đến 120 cặp nên lo nhất là phần hậu cần và tổ chức chương trình nhưng đến giờ thì có thể nhẹ gánh rồi”, anh Tịnh hồ hởi cho biết.
Video đang HOT
Lễ cưới phá vở kỷ lục năm 2011 về số lượng cặp đôi tham gia
Lễ cưới tập thể năm 2012 này được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là “Lễ cưới tập thể dành cho thanh niên công nhân có số lượng cặp đôi tham gia nhiều nhất” và “Sân khấu tiệc lớn nhất” (dài 52m) tại Grand Palace, phá kỷ lục đã xác lập năm 2011 (80 cặp).
Anh Huỳnh Ngô Tịnh cũng cho biết thêm đây là năm thứ 5 Trung tâm hỗ trợ thanh niên, công nhân Thành đoàn TPHCM tổ chức đám cưới tập thể và chương trình này sẽ tiếp tục duy trì hàng năm. Theo anh Tịnh, “kế hoạch năm tới sẽ vẫn tổ chức, có thể không chạy theo số lượng mà thay vào đó là tập trung vào chất lượng. Đó là vừa tổ chức đám cưới vừa hướng dẫn cho các đôi uyên ương những kỹ năng trang bị cho cuộc sống gia đình”.
Được biết, tham gia lễ cưới, mỗi cặp cô dâu – chú rể chỉ phải đóng phí 1 triệu đồng. Tất cả các khoản còn lại như: nhẫn, xe hoa, trang điểm, trang phục, bàn tiệc, bánh cưới, bộ ảnh, thẻ ATM có tài khoản 2 triệu đồng/đôi… đều do ban tổ chức vận động từ xã hội. 10 cặp đôi có hoàn cảnh khó khăn nhất sẽ được tặng 10 cặp nhẫn cưới trị giá 8 triệu đồng/cặp. Trước đó, 120 cặp đôi cũng được tham gia khóa huấn luyện tiền hôn nhân “Xây dựng gia đình hạnh phúc” để tư vấn tâm lý, nâng cao hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng…
Dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ
120 đôi uyên ương chụp ảnh trước tượng đài Bác
Các cặp đôi tranh thủ làm duyên trước khi vào lễ cưới
Niềm vui nhận giấy chứng nhận kết hôn
Sân khấu đạt kỷ lục “Sân khấu tiệc cưới lớn nhất” dài 52m.
Theo Dantri
Khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây nguyên
Tối 9/12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết - trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, ấm áp và hoành tráng.
Dự sự kiện trọng đại này có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh bạn cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Lao Động
Đồng chí Hà Sơn Nhin - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai đã nêu bật ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, đây là một công trình lịch sử - văn hóa mang tầm thời đại của địa phương; một biểu tượng sinh động về tình cảm thiêng liêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Bác, là di sản văn hóa vô giá để lại cho hôm nay và mãi mãi mai sau. Trong thời kỳ chiến tranh, Bác Hồ luôn dành cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nguồn tình cảm vô cùng lớn lao. Tuy Bác chưa một lần đến được với Tây Nguyên nhưng mọi suy nghĩ và hành động của Bác luôn dõi theo đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây. Điều đó thể hiện rõ khi Bác viết thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku ngày 19/4/1946. Đáp lại tình cảm yêu thương ấy, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn dành tình cảm yêu quí đối với Bác, cùng một lòng hướng về Bác và mong được gặp Bác. Tuy Bác đã đi xa nhưng trong lòng đồng bào Tây nguyên vẫn luôn hướng về hình ảnh của Người.
Tượng Bác được làm bằng đồng nguyên chất - lớn nhất Việt Nam với công nghệ gò ép hiện đại, chiều cao tượng 10,8m đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh Thanh Hóa cao 4,5m; khung xương tượng được làm bằng thép không rỉ. Tượng Bác được thực hiện trong thời gian 2 năm (tháng 10/2010 - 10/2012) tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), do Công ty TNHH MTV Bảo tồn Di sản văn hóa Bác Hồ đảm nhận. Nay, Bác đứng đó giữa nắng vàng rực rỡ Tây Nguyên trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn kết với dáng vẻ uy nghi nhưng thật dung dị, tay phải giơ cao trong tư thế vẫy chào. Phía sau tượng Bác là dãy phù điêu bằng đá uốn cong như vòng Xoan Tây Nguyên bất tận với những hình ảnh được chạm khắc tinh tế về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu của đồng bào nơi đây, tạo sự gần gũi, thân thương của vị Cha già dân tộc với con cháu các dân tộc Tây Nguyên. Giữa khuôn viên mênh mang của Quảng trường Đại đoàn kết rộng lớn 12ha, lưng Bác tựa núi mô phỏng đỉnh cao nhất của cao nguyên Pleiku - núi Hàm Rồng, mặt hướng về Quảng trường, giữa rừng các loại cây xanh mọc lên một cụm 54 khối đá bazan hình trụ tạo thành Tháp đá 3 lớp cao dần lên, gắn liền với 54 thảm cỏ xanh, biểu thị sức mạnh đoàn kết của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt nam. Quảng trường Đại Đoàn Kết có vị trí hài hòa với vị trí tượng đài Bác Hồ, tạo nên một quần thể công trình nghệ thuật cả về kiến trúc và mỹ thuật bao gồm tượng, phù điêu và kết cấu hạ tầng phụ trợ.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới bà con các dân tộc tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa có điều kiện đến thăm Tây Nguyên, nhưng từ trong sâu thẳm trái tim Người lúc nào cũng đau đáu một niềm thương nhớ, yêu quý đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Bác Hồ luôn luôn là vị cha già muôn vàn kính yêu, là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối để Tây Nguyên cùng cả nước vượt qua mọi gian khổ, khó khăn giành độc lập tự do và có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay.
Khắc ghi lời dạy của Bác, suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đồng bào Tây Nguyên luôn sát cánh cùng đồng bào cả nước một lòng một dạ theo Đảng, theo cách mạng. Khắp núi rừng Tây Nguyên đã dấy lên các phong trào thi đua giết giặc cứu nước như phong trào xây dựng làng chiến đấu, góp lương nuôi bộ đội, tình nguyện nhập ngũ, đánh địch bằng hầm chông, bẫy đá... Cả đại ngàn Tây Nguyên đã làm cho quân thù khiếp sợ. Trong những ngày tháng đói cơm, lạt muối, buôn làng luôn phải di dời để tránh càn, bố phòng đánh địch, người Tây Nguyên vẫn luôn mang trong tim hình ảnh Bác Hồ như điểm tựa sức mạnh tinh thần, vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, phòng đánh địch bảo vệ buôn làng.
Tổng Bí thư tin tưởng rằng, với truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên nói chung sẽ tiếp tục vững bước tiến lên, đạt nhiều thành tựu và đóng góp to lớn hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng và toàn dân tộc. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Gia Lai sẽ làm tốt việc quản lý, giữ gìn và khai thác công trình tượng đài Bác một cách hiệu quả, thiết thực, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, tấm gương vĩ đại của Bác Hồ, nhất là đối với các thế hệ trẻ, qua đó hun đúc lòng yêu nước và phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đại đoàn kết của Tây Nguyên bất khuất, của Việt Nam văn hiến và anh hùng.
Tổng Bí thư mong rằng, đồng bào Tây Nguyên sẽ cùng đồng bào cả nước, mãi mãi noi theo gương Bác; làm theo lời Bác, đi theo con đường Bác đã vạch ra, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các nước bạn bè trên thế giới. (Xin xem toàn văn bài phát biểu đăng trên trang thông tin dịch vụ của TTXVN, tại Bản tin Thời sự Trong nước).
Đêm hội cồng chiêng Tây nguyên cũng đã diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết với quy mô hoành tráng và sinh động, tạo nên không khí vui tươi, lành mạnh của ngày hội đoàn kết. Hơn 2.000 diễn viên chuyên và không chuyên đã tham gia phần hội, trong đó có 700 nghệ nhân là những chàng trai, cô gái người Bahnar, J'rai...với những bộ trang phục đẹp lộng lẫy, gắn với những bước nhảy và điệu gõ cồng chiêng, nhịp Xoan rộn ràng ca ngợi Bác Hồ và Đảng quang vinh, thể hiện qua 4 nội dung: Mặt trời trên đỉnh H'Jông, Công ơn trời biển, Cây Kơ Nia chỉ riêng một suối nguồn và Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn. Một điểm nhấn trong đêm hội là 15 phút bắn pháo hoa sáng rực trời Tây Nguyên - Gia Lai như khẳng định, lòng dân Tây Nguyên luôn hướng về Bác và ra sức thi đua lao động sản xuất, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và sự yên bình ở từng buôn làng.
Theo Dantri
120 cặp công nhân sẽ nên duyên vào ngày 12/12/2012 Sáng 4/12, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân TP HCM đã giới thiệu lễ cưới tập thể dành cho công nhân. Dự kiến, lễ cưới tập thể này sẽ diễn ra vào ngày 12/12/2012 với sự tham gia của 120 cặp. Theo kế hoạch, các đôi uyên ương sẽ tham gia diễu hành xe hoa trên các tuyến đường chính, dâng...