12 vị Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Đại tướng là cấp quân hàm sĩ quan quân đội cao cấp nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng.
Theo quy định hiện hành, quân hàm Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ký quyết định phong cấp.
Đến nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có 12 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.
Trong đó có 2 quân nhân được đặc cách phong quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013)
Năm thụ phong: 1948.
Quê quán: Quảng Bình. Bí danh: Văn, Sáu.
Chức vụ cao nhất: Phó Thủ tướng thường trực; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị.
Danh hiệu khác: Người anh cả của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐNDVN, Huân chương Sao vàng.
2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967)
Năm thụ phong: 1959.
Quê quán: Thừa Thiên – Huế.
Bí danh: Sáu Vi, Trường Sơn.
Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1951 – 1967).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng).
3. Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 – 2002)
Năm thụ phong: 1974.
Quê quán: Hà Nội.
Bí danh: Lê Hoài.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 – 1987).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị khóa III, IV, V, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 – 1986).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
4. Đại tướng Hoàng Văn Thái (Hoàng Văn Xiêm) (1915 – 1986)
Video đang HOT
Năm thụ phong: 1980.
Quê quán: Thái Bình. Bí danh: An, Mười Khang, Quốc Bình, Thành…
Chức vụ cao nhất: Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên (1945 – 1953), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa III, IV và V.
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
5. Đại tướng Chu Huy Mân (Chu Văn Điều) (1913 – 2006)
Năm thụ phong: 1982.
Quê quán: Nghệ An.
Bí danh: Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh.
Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981 – 1986).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1976 – 1986).
Danh hiệu khác: Đại tướng có tuổi Đảng cao nhất (vào Đảng năm 1930), Huân chương Sao vàng.
6. Đại tướng Lê Trọng Tấn (Lê Trọng Tố) (1914 – 1986)
Năm thụ phong: 1984. Quê quán: Hà Nội. Bí danh: Đội Tố, Ba Long.
Chức vụ cao nhất: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng (1980 – 1986). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương các khóa IV và V.
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
7. Đại tướng Lê Đức Anh (năm sinh 1920)
Năm thụ phong: 1984. Quê quán: Thừa Thiên – Huế. Bí danh: Sáu Nam.
Chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước (1992 – 1997).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1982 – 1997).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
8. Đại tướng Nguyễn Quyết (Nguyễn Tiến Văn) (năm sinh 1922)
Năm thụ phong: 1990. Quê quán: Hưng Yên.
Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng khóa VI. Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
9. Đại tướng Đoàn Khuê (1923 – 1998)
Năm thụ phong: 1990. Quê quán: Quảng Trị.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991 – 1997). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1991 – 1997).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
10. Đại tướng Phạm Văn Trà (Sinh năm 1935)
Năm thụ phong: 2003. Quê quán: Bắc Ninh.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997 – 2006).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1997 – 2006).
Danh hiệu khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
11. Đại tướng Lê Văn Dũng (Sinh năm 1945)
Năm thụ phong: 2007. Quê quán: Bến Tre.
Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001 – 2011).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng (2001 – 2011).
12. Đại tướng Phùng Quang Thanh (Sinh năm 1949)
Năm thụ phong: 2007. Quê quán: Hà Nội.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (2006).
Chức danh khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
200 hình ảnh, tư liệu quý về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm đã khái quát toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, một vị tướng tài ba lỗi lạc, một cán bộ tài đức vẹn toàn.
Hôm nay 19/12, nhân kỉ niêm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2013), chào mừng kỉ niệm 69 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 69 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (22/12/1944 - 22/12/2013), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức trưng bày Triển lãm "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Cuộc đời và sự nghiệp".
Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm đã khái quát toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, một vị tướng tài ba lỗi lạc, một cán bộ tài đức vẹn toàn.
Triển lãm khai mạc lúc 9h30 sáng 19/12 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút nhiều cán bộ, chiến sĩ và người dân đến xem. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguễn Vịnh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Tổng Quân ủy sinh ngày 01/01/1914 tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Trong buổi khai mạc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (là con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) đại diện cho gia đình trao tặng triển lãm bức ảnh quí ghi lại hình ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh lội ruộng cấy lúa.
Gần 200 hiện vật được chia thành 4 đề mục triển lãm: Quê hương và tuổi thơ; Nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; Vị Đại tướng của nông dân; Trọn nghĩa, vẹn tình.
Một bức ảnh rất đẹp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thăm Sư đoàn 312 ngày 01/01/1964.
Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh trước ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự định trở lại chiến trường Miền Nam, tháng 7/1967.
Chiếc xe đạp đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc 1950 - 1954.
Đôi dép cao su Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương cục miền Nam, Chính ủy Quân giải phòng miền Nam đã sử dụng từ 1962 - 1967.
Một hiện vật đặc biệt mới sưu tầm tại Bình Dương là chiếc máy thông tin RT77-GRC9 ta thu được trong Chiến thắng Hoài Đức, Bình Thuận, Xuân hè 1965. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ đạo cấp cho đồng chí Nguyễn Trung Hiếu nhân viên Báo vụ Miền sử dụng và có sáng kiến "chèn sóng" của địch để truyền tin của cơ sở về TTXGP và TTXVN được bảo đảm an toàn, bí mật từ 1965 - 1975.
Một cựu chiến binh xem triển lãm bồi hồi nhớ lại những lần được gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Vợ chồng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ngày 22/12/1963 tại Lý Nam Đế.
Sưu tập Huân, Huy chương - phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước trao tặng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Một bức thư nằm trong Sưu tập thư Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Gửi cho gia đình từ 1950 - 1964.
Trong quá trình triển khai thực hiện triển lãm, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã cung cấp cho Bảo tàng LSQS Việt Nam nhiều hình ảnh và hiện vật quí về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để trưng bày giới thiệu với công chúng.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Quảng Bình: Con đường đẹp nhất, dài nhất mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tuyến đường đẹp nhất TP.Đồng Hới, nằm ven bờ biển được mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp Quyết định này đã được thông qua tại kỳ họp lần thứ 10, của HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVI với 100% số phiếu tán thành thông qua nghị quyết đặt tên đường Đại tướng Võ...