12 tỷ đồng trùng tu Phu Văn Lâu
Sau thời gian đổ sụp và được gia cố tạm thời, Phu Văn Lâu, biểu tượng trên tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng, đã bước vào những ngày đầu trùng tu với kinh phí 12 tỷ đồng.
Sáng 13/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế) đã khởi công dự án trùng tu, phục hồi di tích Phu Văn Lâu thuộc quần thể di tích cố đô Huế.
Công trình có tổng mức đầu tư gần 12 tỷ đồng, do Trung tâm Triển khai công nghệ miền Trung – Viện Khoa học công nghệ xây dựng thi công, dự kiến hoàn thành trong 720 ngày.
Các hạng mục được phục hồi nguyên trạng gồm: hệ khung gỗ và giàn mái, vách đố bản sơn vàng, cùng các họa tiết chạm khắc trang trí thếp bạc phủ kim hoàn, mái lợp ngói âm dương men vàng và trang trí mái cong…
Phu Văn Lâu nằm phía trước Kinh thành Huế và đã được chọn làm biểu tượng ở mặt sau của tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng. Ảnh: Đắc Đức.
Video đang HOT
Phu Văn Lâu là công trình có kiến trúc bằng gỗ hai tầng, có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh dài 12,2 m, cao 11,8 m (gồm cả phần nền cao 1,2 m) lợp ngói ống vàng, xây dựng vào năm Gia Long thứ 17 (1818).
Đây vốn là nơi niêm yết những chiếu thư, chỉ dụ quan trọng của Hoàng đế và triều đình nhà Nguyễn, cũng là nơi công bố kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Ngoài ra, Phu Văn Lâu còn là địa điểm tổ chức các cuộc vui chơi, yến tiệc trong dịp khánh thọ của vua.
Cùng với quần thể di tích cố đô Huế, Phu Văn Lâu là công trình có kiến trúc độc đáo được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1993. Kết quả nghiên cứu cho thấy công trình ít nhất trải qua 8 giai đoạn xây dựng, sửa chữa do nhiều tác động của thời gian nên đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ngày 15/5/2014, Phu Văn Lâu đã bị sụp đổ một phần mái phía sau, sau đó được gia cố tạm thời để đề phòng nguy cơ tiếp tục sụp đổ.
Đắc Đức
Theo VNE
Vì sao Phu Văn Lâu bị đổ sập?
Chiều 15/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mình đã mời hội đồng gồm những chuyên gia và lãnh đạo các sở XD, KHĐT, UBND tỉnh, Sở Văn hóa để đánh giá nguyên nhân Phu Văn Lâu bị đổ sập.
Kết luận bước đầu của Hội đồng về nguyên nhân gây nên sự cố là do công trình đã có tuổi thọ lâu đời (xây dựng năm 1819, trùng tu lần cuối năm 1993-1995), trải qua một số lần sữa chữa, trùng tu trước đây nhưng không triệt để, đặc biệt là trước năm 1975 (khoảng 1957-1960) đã thay bộ khung chịu lực bằng bê-tông cốt sắt nhưng vẫn sử dụng một số cột gỗ (8 cột gỗ tại tầng 1, 8 cột bê tông); hệ thống kèo thì cũng sử dụng cả bê tông và kèo gỗ.
Một góc sau của Phu Văn Lâu bị sập
Chính sự thiếu đồng bộ này đã tạo nên sự khập khiễng và qua thời gian ngày càng bộc lộ nhược điểm. Ngày 15/5 vừa qua di tích bị đổ sập một phần góc phía sau là do đầu 1 thanh xà gỗ gắn vào cột bê tông ở góc đông bắc bị đứt rời phần đầu mộng gắn gá vào đầu cột bê tông, kéo theo sự sụp đổ của 1 phần góc mái và chiếc cột gỗ cũng đã hết tính năng chịu lực bên cạnh.
"Để xử lý sự cố này, trước hết chúng tôi đã cho rào bảo vệ khu vực để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách. Ngay trong sáng 16/5, Trung tâm đã cho chống đỡ toàn bộ hệ khung để tăng khả năng chịu lực, đảm bảo an toàn cho công trình.
Hệ khung của Phu Văn Lâu đã được chống đỡ sau khi sự cố xảy ra
Đồng thời với các việc trên, Trung tâm đã rà soát lại hồ sơ các lần tu sửa trước đây, có báo cáo nhanh gửi UBND Tỉnh, Bộ VH,TT&DL và các ngành liên quan. Sau khi có ý kiến chỉ đạo, Trung tâm sẽ khắc phục, tu sửa ngay phần bị hư hại bằng nguồn kinh phí dành cho tu sửa, bảo dưỡng hàng năm. Dự kiến việc tu sửa này sẽ diễn ra nhanh để đảm bảo an toàn và mỹ quan cho công trình. Về lâu dài, Trung tâm sẽ lập dự án để trùng tu toàn diện công trình" - TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay.
Cũng liên quan đến trận động đất xảy ra ở Huế tối ngày 15/5, TS Hải cũng trao đổi thêm là có thể cũng do một phần tác động làm thanh xà gỗ bị đứt. Tuy nhiên nếu có thì đây cũng là một trong các nguyên nhân bổ trợ dẫn đến di tích bị sập.
Như Dân trí đã thông tin, di tích Phu Văn Lâu tại Huế bị đổ sập một góc phía sau, hướng đông bắc vào rạng sáng ngày 15/5. Các cột, kèo, ngói ở phần đổ sập bị hư hỏng. Đây là di tích xưa kia vua chuyên để dành trưng các chỉ dụ của triều đình cho dân chúng xem. Nằm ngoài Kinh thành Huế, Phu Văn Lâu nằm trên trục thần đạo chính giữa của kiến trúc cố đô Huế, được xem như một biểu tượng của cố đô xưa.
Đại Dương
Theo Dantri
Khởi công nhiều công trình trọng điểm Sáng 28.4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự lễ khởi công 3 công trình trọng điểm tại Kiên Giang, gồm: Trường THPT Võ Văn Kiệt, Bệnh viện đa khoa tỉnh và dự án Khu đô thị lấn biển Tây Bắc TP.Rạch Giá. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang - Ảnh:...