12 tuổi đã được đi xe đạp điện?
Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, trẻ 12, 13 tuổi đã đủ điều kiện để đi xe đạp điện?
Liên quan đến vấn đề này, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt ( Bộ Công an) cho biết, tại khoản 19, Điều 3 của Luật Giao thông đường bộ quy định xe đạp máy là Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Tuy nhiên, xe có vận tốc thiết kế đến 25 km/h, lớn hơn so với vận tốc của xe đạp bình thường. Người sử dụng xe đạp điện cũng cần phải có sức khỏe, hiểu biết và kỹ năng sử dụng. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt cho rằng, ở độ tuổi 12, 13 còn khá nhỏ nên để đảm bảo an toàn chưa nên sử dụng; trường hợp nếu sử dụng xe đạp điện khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng quy tắc giao thông và đội mũ bảo hiểm đúng quy cách.
Ảnh minh họa.
Cũng theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, trong trường hợp đi xe đạp điện mà người điều kiển không đội mũ bảo hiểm đúng cách sẽ bị lực lượng chức năng xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 31, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.
Video đang HOT
Theo điểm d, điểm đ, khoản 4, Điều 8 quy định Nghị định 171 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy vi phạm một trong các hành vi sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt cũng khuyến cáo, mặc dù khi điều khiển xe gắn máy và lưu thông trên đường có đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách nhưng mũ không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn không bị xử phạt. Nhưng, trước hết, hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn chưa được quy định trong Luật GTĐB năm 2008 và Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng không quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người dân được sử dụng đúng mũ bảo hiểm đạt chuẩn, tại Thông tư liên lịch số 06/20013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/2/2013 giữa Bộ khoa học công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ giao thông vận tải đã quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, trong đó có quy định về tính năng cấu tạo và chứng nhận hợp quy của mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
Đối với lực lượng CSGT, sẽ thường xuyên tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp người tham gia giao thông đường bộ bằng mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách; đối với các trường hợp đội mũ không phải “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” thì nhắc nhở, giải thích cho người tham gia giao thông nên sử dụng mũ đúng tiêu chuẩn.
Theo_VnMedia
Xử lý gần 400 xe biển xanh vi phạm giao thông
- Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an), trong đợt cao điểm kiểm tra vi phạm của xe được quyền ưu tiên, xe biển xanh, lực lượng chức năng đã xử lý 370 trường hợp xe biển xanh, 1.620 trường hợp xe biển trắng.
Ảnh minh hoạ.
Báo cáo cho thấy, thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm chuyên đề lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, xe biển xanh vi phạm TTATGT, từ ngày 20/7/2013 đến 31/5/2014, Cục CSGT đường bộ đường sắt đã tăng cường lực lượng, phương tiện phối hợp với Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ TTKS phát hiện lập biên bản, ra quyết định xử lý VPHC 1.990 trường hợp xe ô tô vi phạm (trong đó có 370 trường hợp xe biển xanh, 1.620 trường hợp xe biển trắng).
Trong đó, có 32 trường hợp (30 xe biển xanh, 02 xe biển trắng) vi phạm lắp đặt, sử dụng thiết bị còi, đèn ưu tiên không đúng quy định (tịch thu 26 bộ còi đèn ưu tiên); 49 trường hợp xe biển trắng vi phạm không nhường đường cho xe được quyền ưu tiên; 1.819 trường hợp xe ô tô vi phạm tốc độ (303 trường hợp xe biển xanh, 1.516 trường hợp xe biển trắng);
90 trường hợp (37 trường hợp xe biển xanh, 53 trường hợp xe biển trắng) vi phạm đi không đúng làn đường, phần đường; dừng đỗ không đúng quy định, không chấp hành hiệu lệnh biển báo hiệu;
70 trường hợp xe ô tô vi phạm không có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (60 trường hợp xe biển xanh, 10 trường hợp xe cứu thương biển trắng).
Nhật Lâm
Theo_VnMedia
Vụ 100 cảnh sát vây bắt trùm xã hội đen Minh 'sâm': Hé lộ vai trò của con gái! Việc bắt Nguyễn Thu Hằng-con gái Minh "sâm", được giao cho một cán bộ nữ. Khi bị bắt, con gái ông trùm không hề biết trước đó ít phút, bố và chồng của cô ta cũng đã tra tay vào còng tại Từ Sơn. Nguyễn Ngọc Minh (Minh "sâm") khi còn tác oai, tác quái. Theo các cán bộ Cục Cảnh sát phòng...