12 tỉnh vùng khó nhận gần 4.000 bộ máy tính miễn phí
Năm 2014, Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” tiếp tục triển khai tại 12 tỉnh với 3.985 bộ máy tính trang bị cho các Thư viện công cộng và Bưu điện Văn hóa xã.
Kế hoạch triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” (Dự án BMGF-VN) tại 12 tỉnh được thông báo tại Hội thảo Khởi động bước 3. Giai đoạn II dự án diễn ra tại Thừa Thiên Huế. 12 tỉnh bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Theo đó, 3.985 bộ máy tính có kết nối internet sẽ được trang bị cho 601 điểm Thư viện công cộng và Bưu điện Văn hóa xã. Khoảng 50 lớp đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ chuyên môn, cũng như gần 2.000 sự kiện truyền thông sẽ được tổ chức nhằm hướng dẫn, khuyến khích người dân địa phương, sử dụng máy tính và Internet tại các điểm truy nhập công cộng, góp phần cải thiện đời sống. Trước đó, bước 1 và bước 2 giai đoạn II của Dự án đã triển khai thành công tại 28 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.
Tại Hội thảo, ngoài việc đề cập vai trò của các điểm truy nhập máy tính công cộng trong việc hiện thực hóa tầm nhìn của Thư viện công cộng và Bưu điện Văn hóa xã, các đại biểu còn thảo luận những bài học kinh nghiệm thiết thực từ thực tế triển khai để đảm bảo triển khai Dự án thành công và hướng tới mục tiêu duy trì hiệu quả một cách bền vững.
Video đang HOT
Các đại biểu thống nhất quan điểm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, trong đó có cam kết trách nhiệm đối với việc hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng, hiệu quả với công nghệ thông tin.
Ghi nhận tại 28 tỉnh đang triển khai dự án đến thời điểm này, Dự án BMGF-VN đang góp phần tạo nên sức hút mới cho các Thư viện công cộng và Bưu điện Văn hóa xã, thể hiện qua số lượng người dân đến sử dụng dịch vụ ngày một tăng.
Theo số liệu từ hệ thống quan sát của dự án, đối tượng sử dụng dịch vụ internet tại các điểm truy nhập công cộng thuộc nhiều thành phần khác nhau: học sinh, sinh viên, cán bộ nhà nước, nông dân, những người kinh doanh, buôn bán nhỏ.
Người dân tìm hiểu thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau, như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm về chăm sóc gia đình đến các thông tin phục vụ học tập, giải trí…
Nhờ chính sách miễn phí truy cập tại các điểm Thư viện công cộng, giảm 50% cước truy cập tại các điểm Bưu điện văn hóa xã, người dân địa phương, nhất là tại các điểm vùng sâu vùng xa, đã có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin, và thực tế đã có không ít người dân cải thiện được cuộc sống của bản thân, đồng thời đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng và cho xã hội.
Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” triển khai tại Việt Nam trong thời gian 5 năm từ 2011 đến 2016 với tổng kinh phí là 50 triệu USD, cam kết cung cấp, lắp đặt hơn 12.000 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và thiết bị phụ trợ cho 1.900 điểm thư viện cộng và BĐVHX, đào tạo kỹ năng cho hàng ngàn cán bộ quản lý, nhân viên. Nhờ đó, dự kiến sẽ có thêm khoảng 760.000 người ở nông thôn được sử dụng máy tính và Internet.
Minh Tuấn
Theo_VietNamNet
Phải vạch ra "giới hạn đỏ" với Trung Quốc
Theo chuyên gia John Hemming thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương - CSIS, trong khi Trung Quốc xem những gì họ đang làm như biểu hiện sức mạnh của một siêu cường đang trỗi dậy, thế giới lại nhìn thấy ở đó sự hung hãn, nhập nhèm không đáng có ở một nước lớn.
Chuyên gia John Hemming cho rằng hàng loạt sự kiện gần đây (kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam; từ chối yêu cầu của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc cung cấp bằng chứng trong vụ kiện của Philippines; lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu công khai ý tưởng thành lập một cơ chế an ninh mới ở châu Á, loại bỏ vai trò của Mỹ; tàu lớn của Trung Quốc tàn nhẫn đâm chìm tàu cá bé nhỏ của Việt Nam...), đã trở thành biểu tượng hoàn hảo cho chiến lược ngoại giao mới của Trung Quốc.
John Hemming viết: Trong khi Trung Quốc xem những gì họ đang làm như biểu hiện sức mạnh của một siêu cường đang trỗi dậy, thế giới lại nhìn thấy ở đó sự hung hãn, thái độ tự phụ, kiêu ngạo, nhập nhèm không đáng có ở một nước lớn. Tham vọng siêu cường đã biến thành một gánh nặng và đẩy Trung Quốc vào tình thế "thập diện mai phục". Mỹ vừa gọi việc Trung Quốc trơ tráo chối bỏ, nói không hề đưa tàu chiến tới bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 là "lố bịch". Khó có từ nào xác đáng hơn thế để nói về việc Trung Quốc đổ thừa "tàu cá Việt Nam cố lao vào giàn khoan nên tự chìm". Chính học giả gốc Hoa Chen Dingding buộc phải thừa nhận dù Trung Quốc cáo buộc tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần, song nước này không thể đưa ra bất kỳ hình ảnh nào làm chứng. Hình ảnh quốc gia của Trung Quốc đã bị hoen ố trên toàn cầu bởi chính hành vi của họ.
Trung Quốc đã bất ngờ khi thử thách quyết tâm và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Đủ sức mạnh và bản lĩnh đáp trả, nhưng Việt Nam quyết không mắc mưu để trở thành con tốt thí trên bàn cờ nước lớn. Trung Quốc cũng nhận phản ứng ngược, tạo ra sự dịch chuyển chiến lược mạnh mẽ trong khu vực, khi dùng cơ bắp đe nẹt các đồng minh và đối tác của Mỹ. Một "liên minh kim cương" chiến lược gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Australia manh nha từ giữa những năm 2000 đang nhanh chóng hiện hình với sự năng nổ của Nhật Bản. Trước nguy cơ, ASEAN trở nên đồng thuận, đoàn kết hơn.
Một số học giả "nhắc" Trung Quốc rằng, nước này không mạnh như họ nghĩ. Không vô cớ mà Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây hài hước đố các sinh viên tìm thấy một phát minh nào đáng kể của Trung Quốc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô chỉ chiếm 4% tổng thương mại toàn cầu nên ít phụ thuộc vào bên ngoài, nhưng nay, ngược lại Trung Quốc dễ tổn thương hơn nhiều với một nền kinh tế chủ yếu dựa vào thương mại và xuất khẩu, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Binh pháp Tôn Tử mà Trung Quốc tôn thờ chỉ là thứ âm mưu, thủ đoạn thích hợp cho nội chiến đồng văn, đồng chủng thời Xuân Thu, chứ không đắc dụng với thế giới văn minh ngày nay.
Ông Hemming cho rằng, Mỹ đã thất bại với kế hoạch giúp Trung Quốc thịnh vượng hơn để nước này trở nên "có trách nhiệm". Với khoảng thời gian còn lại của nhiệm kỳ, Tổng thống Obama phải cùng các đồng minh và đối tác vạch ra một "giới hạn đỏ" với Trung Quốc. Và Mỹ cần phải hành động nếu Trung Quốc liều lĩnh vượt qua lằn ranh đó.
Theo thông tin đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Bắc Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma (mà nước này đánh chiếm bất hợp pháp của Việt Nam vào năm 1988) thành một đảo nhân tạo khổng lồ. Trên đó sẽ có cả sân bay, cảng biển cho tàu quân sự và dân sự, khu vực dân cư và du lịch. Những công trình này đang dần được hình thành với sự trợ giúp của máy hút cát dưới lòng biển của Trung Quốc nhằm đưa Gạc Ma trở thành căn cứ nổi quy mô lớn ở Biển Đông với diện tích 30 ha và có thể đón các tàu tải trọng lên tới 5.000 tấn. Một khi được hoàn thành, đây sẽ là nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự nhằm uy hiếp cả Philippines và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh Gạc Ma, Bắc Kinh cũng đang có kế hoạch xây bãi đá ngầm Chữ Thập theo một kịch bản tương tự. Tức là cũng có sân bay, cảng biển và các công trình phục vụ công tác cung cấp tiếp tế, hỗ trợ quân sự cho hải quân Trung Quốc. Hiện tại, Đá Chữ Thập chỉ là một bãi đá chìm dài 14 hải lý, rộng 4 hải lý. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có thể biến bãi đá ngầm này thành một hòn đảo nổi thì nó sẽ là trạm dừng chân chiến lược cho hải quân và có diện tích gấp nhiều lần so với Gạc Ma, gấp 2 lần căn cứ quân sự Diego Garcia của Mỹ (44 km2) ở Ấn Độ Dương.
Một số nguồn tin thân cận ở Trung Quốc cho biết hiện đề án xây dựng bãi đá ngầm Chữ Thập đã được trình lên nhà cầm quyền Trung ương Trung Quốc chờ thông qua và sẽ được khởi công thực hiện ngay sau khi công cuộc xây dựng ở Gạc Ma hoàn thành.
Tuy nhiên, xây dựng các đảo nhân tạo giữa biển đòi hỏi rất nhiều điều kiện từ nguồn lực tài chính, sức người, công nghệ đến cơ sở pháp luật quốc tế... Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dân số hơn 1,3 tỷ người và từ lâu đã chú trọng phát triển công nghệ, Trung Quốc có thể phần nào tự đảm bảo được 3 điều kiện đầu. Nhưng còn cơ sở luật pháp quốc tế, Bắc Kinh sẽ không bao giờ có được điều này một khi còn ngang nhiên tiến hành các hoạt động gây hấn trong khu vực, làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin trong cộng đồng quốc tế và gây tâm lý bất an trong chính người dân nước mình. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới đây do tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng thực hiện, có tới 66% độc giả lựa chọn phương án nói "không" với xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa so với chỉ 34% số người nói "có".
Theo các nhà phân tích chiến lược, với những toan tính và hành động nói trên, Trung Quốc đã thể hiện rõ ý đồ xoay chuyển chiến lược an ninh từ phòng vệ sang tấn công. Bởi một khi phi trường Gạc Ma ở Trường Sa hoàn thành, phi trường ở đảo Đá Chữ Thập được khởi công và phi trường đã có sẵn ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa đi vào hoạt động đầy đủ, Bắc Kinh sẽ có chuỗi các sân bay ở hai đầu Đông Tây của Biển Đông, cơ sở thiết yếu cho việc thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm vùng biển này. Đây thực sự mới là mục tiêu mà Trung Quốc đang nhắm tới và cũng đã được nhiều nước bày tỏ quan ngại ngay khi Bắc Kinh thành lập ADIZ ở Hoa Đông tháng 12 năm ngoái.
Theo Nguyễn Chiến
Chính phủ
Bổ nhiệm lái xe làm Phó Giám đốc Bưu điện vì "làm được việc" Toàn bộ quy trình bổ nhiệm ông Tuấn làm Phó Giám đốc Bưu điện TP Cà Mau (Cà Mau) là tờ quyết định của Giám đốc Bưu điện tỉnh Cà Mau. Tiếp xúc với PV Dân trí vào chiều ngày 4/6, nhiều nhân viên đang làm việc tại Bưu điện tỉnh Cà Mau tỏ ra bất bình về việc giám đốc đơn vị...