12 sai lầm khi trồng rau tại nhà khiến bạn phải khóc ròng vì quá tốn kém, thà đi mua cho xong
Việc làm vườn có thể ngốn rất nhiều chi phí nếu bạn phạm phải những sai lầm này.
Tự làm vườn có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí mua rau xanh, trái cây. Chẳng những thế còn có được nguồn thực phẩm tươi ngon và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên trồng rau tại nhà có thể ngốn của bạn rất nhiều chi phí, khiến sản phẩm trồng ra có giá thành đắt hơn cả mua bên ngoài.
Nếu bạn muốn làm vườn với chi phí rẻ, vậy thì hãy tránh xa những sai lầm dưới đây:
1. Không tự làm phân trộn hữu cơ
Bạn có thể tận dụng các nguyên liệu như rác thải nhà bếp, cỏ, lá khô, gỗ vụn và giấy báo để ủ làm phân trộn hữu cơ cho khu vườn. Ngoài ra thì bã cà phê hoặc rơm rạ cũng là các nguyên liệu rất hữu ích. Bạn có thể xin hoặc mua lại giá rẻ các phế thải thực phẩm đó, mang về tự làm phân hữu cơ, vừa an toàn lại có hiệu quả tuyệt vời trong cải tạo đất.
2. Không trồng cây từ hạt giống
Thay vì mua cây giống, bạn hãy sử dụng hạt giống để xây dựng khu vườn của mình. Hạt giống luôn được bán với giá rẻ hơn hoặc chúng ta cũng dễ dàng xin lại từ những người làm vườn tốt bụng khác.
3. Trồng những thứ mình không thích ăn
Bạn rất dễ rơi vào tâm lý muốn trồng mọi thứ trong khu vườn của mình. Trong đó có nhiều loại rau và trái cây mà các thành viên trong gia đình không hề yêu thích. Hệ quả là bạn phải cho tặng chúng, chi phí làm vườn bỏ ra nhiều mà kết quả không sử dụng được bao nhiêu.
4. Chọn những loại cây khó chăm, năng suất thấp
Những loại cây dễ chăm sóc và cho năng suất cao như cà chua, ớt, dưa chuột, bí ngô khiến bạn nhàn nhã hơn trong công việc làm vườn mà sản phẩm thu được lại rất nhiều. Các loại rau xà lách và rau thơm dễ trồng cũng là gợi ý tuyệt vời vì có thể tỉa lá để sử dụng trong khi chúng vẫn tiếp tục phát triển.
Cách làm này giúp bạn bỏ ra chi phí thấp nhất nhưng lại đạt được hiệu quả tối đa.
5. Không chọn những loại cây có thể bảo quản lâu
Khi thu hoạch được nhiều rau xanh và trái cây, thay vì phải cho đi vì nhiều quá, nếu bảo quản được chúng dùng dần thì sẽ rất tiết kiệm tiền. Khoai tây, hành tây, khoai lang, bí ngô chỉ cần bảo quản trong hầm mát là có thể sử dụng được nhiều tháng. Cà chua, dưa chuột, đỗ, củ cải, ngô ngọt hoàn toàn có thể để bảo quản trong tủ đông.
Khi thực phẩm không bị lãng phí thì chi phí bạn bỏ ra để làm vườn cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Video đang HOT
6. Không linh hoạt khi thiết kế khu vườn
Bạn không cần thiết phải mua chậu cây hay các công cụ làm vườn đắt đỏ. Hãy tìm kiếm mọi món đồ không sử dụng nữa trong nhà cho khu vườn của mình để tiết kiệm chi phí. Tận dụng những chiếc lốp xe, ngăn kéo cũ hay các thanh gỗ thừa đóng thành chiếc thùng, vậy là bạn đã có một chậu trồng cây rất ổn.
7. Không chú ý tiết kiệm nước
Bạn sẽ cần một lượng nước không nhỏ để tưới cho khu vườn, nhất là vào mùa khô. Để cắt giảm chi phí nước, hãy sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc vòi phun tiết kiệm nước và tưới vào sáng sớm để tránh thất thoát nước. Bạn cũng có thể hứng nước mưa vào các thùng chứa, sử dụng thay cho nước máy.
8. Không có lớp phủ đất
Lớp phủ giúp giữ ẩm cho đất, từ đó mà tiết kiệm chi phí nước, đồng thời cũng hạn chế cỏ dại. Lá khô, rơm rạ, vỏ cây, mùn cưa đều có thể trở thành lớp phủ rất lý tưởng, chỉ cần chúng không chứa chất gây ô nhiễm và không chứa các hạt cỏ dại.
9. Không tự làm thuốc diệt sâu bệnh
Sử dụng các biện pháp tự nhiên để diệt sâu bệnh cho cây là một cách tiết kiệm tiền và đảm bảo an toàn cho các sản phẩm bạn làm ra. Hỗn hợp xịt tự chế thông dụng nhất có thể xử lý được nhiều loại sâu bệnh là tỏi và ớt.
10. Không biết cách trồng các cây đồng hành
Một số loài cây khi được trồng cạnh nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp nhau cùng phát triển. Cúc vạn thọ, hoa oải hương và hoa hướng dương sẽ thu hút ong và các loài côn trùng có lợi. Trồng các cây đồng hành sẽ ngăn chặn sâu bệnh và giúp tăng hương vị, khả năng phát triển cho nhiều loại cây.
Chi tiết về các cặp đôi đồng hành hoàn hảo này, bạn có thể xem thêm tại đây.
11. Trồng trái vụ
Trồng cây đúng thời điểm giúp bạn tiết kiệm tiền và khiến cho khu vườn đạt được năng suất cao. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, các giống cây sẽ phát triển nhanh, ít sâu bệnh, thu hoạch tốt, giảm thiểu tối đa chi phí làm vườn.
12. Không bảo quản tốt công cụ làm vườn
Giữ gìn, bảo quản tốt các công cụ làm vườn khiến bạn không phải tốn tiền mua mới. Hãy rửa sạch các dụng cụ của mình sau mỗi lần làm vườn và để khô chúng trước khi cất đi. Lau các bộ phận kim loại bằng dầu bảo dưỡng làm tăng tuổi thọ, tránh được gỉ sét. Kéo cắt tỉa cần được mài sắc thường xuyên và bạn nhớ thêm dầu bôi trơn vào các thiết bị cần thiết.
Đừng vứt 16 loại rác thải nhà bếp này, hồi sinh chúng theo các cách dưới đây, bạn sẽ có vườn rau củ tốt um lại cực tiết kiệm!
Nếu có những phế liệu nhà bếp dưới đây, vứt chúng đi sẽ rất lãng phí đấy.
Bạn hoàn toàn có thể mua cây giống từ các vườn ươm để trồng trong khu vườn của mình. Song có một cách khác để tiết kiệm hơn nhiều, đó là tận dụng các rác thải thực phẩm trong nhà bếp.
Nếu có những phế liệu nhà bếp dưới đây, bạn đừng vứt đi mà hãy tận dụng chúng để tạo thành một khu vườn tốt um vô cùng tiết kiệm!
1. Húng quế và các loại thảo mộc khác như ngò, bạc hà, bạn hãy lấy một đoạn thân cây cắm vào cốc nước. Khoảng một tuần, chúng sẽ mọc rễ trắng, lúc này có thể cấy vào các chậu nhỏ.
2. Thay vì vứt bỏ những củ khoai tây đã mọc mầm, bạn chỉ cần cắt nó thành nhiều miếng và trồng xuống đất. Kết quả được vài gốc khoai tây mới, cho ra số lượng củ gấp nhiều lần.
3. Cắm phần đầu củ cà rốt trong một khay nước nông, sau khi nó hình thành rễ thì bạn hãy chuyển vào đất. Vậy là bạn đã tiết kiệm được tiền mua cà rốt giống rồi.
4. Khi có những củ khoai lang nhỏ hoặc bị héo, bạn hãy ngâm chúng vào một cốc nước. Cắm vài chiếc tăm ở thân củ để giữ cho khoai không bị chìm nghỉm. Đợi khi chúng mọc rễ thì chuyển vào đất, bạn vừa có rau ăn, đến cuối mùa sẽ thu hoạch được loạt củ khoai lang mới.
5. Sau khi ăn trái bơ xong, bạn đừng vứt bỏ hạt bơ. Ngâm nó vào một cốc nước, nhớ cắm thêm ba que tăm để nâng đỡ không cho hạt chìm xuống đáy cốc. Quá trình nảy mầm có thể mất từ 2 đến 4 tuần, song sau đó bạn sẽ có một cây giống bơ hoàn hảo.
6. Bạn có thể dùng nhíp để nhổ hạt của quả dâu tây, sau đó cho chúng vào khay ươm, phủ đất lên trên. Hãy để ra nơi có nắng và tưới nước thường xuyên. Đến khi những mầm dâu tây nhú lên, hãy cấy nó ra chậu đất hoặc ngoài vườn vào tiết trời mùa xuân.
7. Khi mua dứa, bạn hãy xoắn phần ngọn có lá rời ra. Sau đó bóc và gọt những lớp lá cho đến khi nhìn thấy phần chồi rễ. Để khô phần ngọn dứa trong vài ngày đến một tuần trước khi trồng để giúp phần vết thương được chữa lành, ngăn ngừa các vấn đề về thối rữa. Bạn có thể ngâm phần ngọn dứa trong nước để nó ra rễ sau đó mang trồng hoặc vùi trong đất đều được.
8. Cây chanh hoàn toàn có thể được trồng từ hạt. Hãy rửa sạch và làm khô hạt trước khi trồng, đồng thời chọn loại đất giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất.
9. Hãy thu thập hạt ớt sau khi nấu ăn rồi trồng chúng trong bầu đất, để dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi hạt ớt nảy mầm, bạn có thể chuyển chúng vào khu vườn của mình rồi!
10. Cây hương thảo dễ dàng phát triển bằng cách giâm cành. Chỉ cần bạn cắt một cành nhỏ, cắm vào cốc nước và đợi nó ra rễ là có thể cấy vào đất. Vài tháng sau, bạn đã có một cây hương thảo phát triển hoàn chỉnh.
11. Ngâm phần thân sả có một chút phần đầu dễ vào nước ấm. Sau một thời gian ngắn, rễ sả sẽ dài ra và bạn hãy trồng chúng vào đất.
12. Cà chua hoàn toàn có thể được trồng bằng hạt để tiết kiệm tiền mua cây giống. Bạn hãy gom những hạt cà chua trong quá trình nấu nướng, rửa sạch rồi để khô. Sau đó trồng chúng trong bầu đất giàu dinh dưỡng cho đến khi hạt nảy mầm. Cây con đạt đến độ cao nhất định thì bạn đem trồng vào khu vườn của mình.
13. Phần gốc già của cần tây hoàn toàn có thể mọc lại một cây mới chỉ với vài thao tác. Bạn đặt phần gốc vào một đĩa nước ở khung cửa sổ có nắng. Sau khoảng một tuần, những chiếc rễ trắng sẽ xuất hiện và nó đã sẵn sàng để bạn chuyển vào đất.
14. Bạn thực sự có thể trồng một cây anh đào cho riêng mình từ hạt, mặc dù mất khá nhiều thời gian. Bạn hãy gieo hạt anh đào khô vào chậu đặt trong nhà, sau đó chuyển ra trồng ngoài trời vào mùa xuân.
15. Nếu chẳng may có một vài củ cải đỏ bị héo thì bạn cũng đừng vứt đi. Hãy cắt lấy phần trên của củ cải, ngâm chúng vào nước và chờ cho rễ mọc ra. Lúc này bạn cấy củ cải vào chậu đất, rồi đợi khoảng 3 tháng là cây sẽ trưởng thành hoàn toàn.
16. Phần gốc cắt bỏ của củ hành tây có thể vùi dưới đất, đợi khi nó mọc rễ trắng và nhú mầm, bạn hãy chuyển ra chậu lớn và chăm sóc để có một gốc hành tây trưởng thành.
12 loại rau cho người tập làm vườn Đậu bắp, khoai lang... đều là những loại cây sinh trưởng và cho trái/củ mà không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật chăm sóc. Đậu bắp là một trong những loại rau ưa nhiệt và dễ thích nghi với điều kiện khô hạn. Việc của bạn là xới đất và trồng hạt xuống, cây sẽ tự phát triển và cho trái sau 45...