12 quy tắc chống mất ngủ
Mất ngủ là chứng bệnh phổ biến. Mất ngủ khiến chúng ta mệt mỏi, làm việc uể oải và đưa ra những quyết định sai lầm.
Những số liệu thống kê cho biết, trung bình có 65% người lớn thuờng xuyên bị mất ngủ, gây hiệu quả nghiêm trọng cho đời sống hàng ngày và cho sức khỏe như gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường típ 2, thậm chí ung thư.
Nếu mất ngủ từ 17 đến 19 giờ/ngày, bộ não của chúng ta hoạt động giống như trong máu có nồng độ cồn 0,5g/l, trên mức cho phép. Hơn nữa, không thể tích lũy giấc ngủ, cho nên chuyện “ngủ bù” 12 tiếng/ngày trong hai ngày cuối tuần chẳng có ích lợi gì.
Ảnh minh họa:Internet
Nguyên nhân mất ngủ chủ yếu do lối sống: di chuyển quá nhiều, cuối ngày quá tất bật, ngồi lâu trước màn hình TV, máy tính, điện thoại di động.
Vậy làm thế nào để tránh mất ngủ? Chuyên gia Mỹ Deborah Jacobs đưa ra 12 quy tắc sau đây:
1. Sinh hoạt kiểu nhà binh
Tối nào cũng vậy, đi ngủ đúng giờ và sáng thức dậy cũng đúng giờ. Ngày nào cũng vậy, bất kể ngày nghỉ hay ngày làm việc. Tuyệt đối không phá lệ.
2. Ngủ một lèo
Trừ phi có bệnh liên quan đến giấc ngủ, ngủ một lèo 7-8 tiếng là tốt nhất. Theo các nghiên cứu mới nhất, ngủ gián đoạn có hại cho trí nhớ và óc sáng tạo. Nó cũng làm cho ta ngủ gà ngủ gật ban ngày. Ngủ một mạch 6 tiếng tốt hơn ngủ đủ 8 tiếng nhưng không liên tục.
Video đang HOT
3. Không được “thiếu nợ”
Nếu hôm nay ngủ chưa đủ 8 tiếng, hôm sau lập tức đi ngủ sớm hơn thường lệ. Bạn cũng có thể tranh thủ ngủ trưa nhưng chớ ngủ lâu, khoảng 20 phút là vừa. Đừng “khất nợ” đến cuối tuần ngủ bù.
4. Không uống cà phê sau 14 giờ
Không uống cà phê hay thức uống có cafein sau 14 giờ bởi vì nó có tác dụng đến 6 giờ sau khi uống. Ví dụ, uống cà phê lúc 16 giờ, nó sẽ “phê” đến 22 giờ. Suy nghĩ cho rằng cà phê chỉ có tác dụng nửa giờ là rất sai lầm.
Không nên uống rượu bia 3 giờ trước khi lên giường. Uống rượu có thể giúp bạn ngủ mau hơn bình thường nhưng giấc ngủ sẽ bị gián đoạn. Cứ 90 phút, bạn sẽ bị đánh thức dậy.
6. Chỉ tập thể dục buổi sáng
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng lại kỵ giấc ngủ. Vì vậy, chỉ nên tập thể dục buổi sáng hoặc trước giờ ngủ ít nhất ba tiếng. Tập thể dục dù cho nhẹ nhàng như yoga cũng làm tăng thân nhiệt 6 tiếng sau khi tập, không tốt cho giấc ngủ.
7. Phòng ngủ phải mát mẻ
Bộ não chúng ta có đầy đủ ôxy giấc ngủ mới tốt. Do đó, phòng ngủ cần phải thoáng mát, không nóng cũng không lạnh quá.
8. Ánh sáng êm dịu
Nên tránh để đèn sáng trong phòng ngủ. Ánh sáng chói chang sẽ làm cho bạn khó dỗ giấc ngủ.
9. Không nhìn màn hình điện tử
Không đụng đến máy vi tính, iPad, TV hay điện thoại đi động. Chúng kích thích não bộ chúng ta, gây mất ngủ.
10. Nên đọc sách
Trước khi ngủ, nên đọc sách giải trí, nhưng tránh đọc sách điện tử và không đọc tài liệu công việc. Chỉ nên đọc tối đa 30 phút trước khi đi ngủ.
11. Cần sự yên tĩnh
Không nên cho con trẻ hay thú cưng vào phòng ngủ của bạn.
12. Cần “mồi” giấc ngủ
Cơ thể chúng ta cần được báo trước việc sắp đi ngủ. Vì vậy, tốt nhất nên tắm nước ấm, ăn nhẹ trước khi ngủ.
Theo PNO
Đứng ba giờ mỗi ngày, mỗi năm giảm 3,6kg mỡ
Một công trình nghiên cứu khoa học ở Anh cho biết, nhân viên văn phòng chỉ cần đứng 3 tiếng/ngày sẽ "đốt" được 3,6 kg mỡ/năm và đứng cũng là cách giúp khí huyết lưu thông.
Ảnh minh họa:Internet
Theo tiến sĩ John Buckley, trưởng nhóm nghiên cứu ở trường đại học Chester (Anh), nhân viên văn phòng ngồi lì nhiều tiếng đồng hồ trước bàn làm việc là một trong những nguyên nhân dẫn tới béo phì. Một tác hại khác của việc ngồi lì là cản trở sự lưu thông máu, dẫn tới cảm giác uể oải trong người và mắc nhiều bệnh khác như giãn tĩnh mạch chi dưới, đau lưng...
Trong khi đó, theo tiến sĩ Buckley, một chuyên gia về vận động thể chất, con người sinh ra có hai chân vốn để đứng thẳng và di chuyển mau lẹ. Làm việc trong tư thế ngồi nhiều tiếng đồng hồ là trái với tự nhiên. Do đó, không nên ngồi lâu và quá nhiều. Nếu thấy oải người nên đứng dậy đi tới đi lui hoặc làm một công việc gì đó trong tư thế đứng.
Vẫn theo nhà nhà khoa học thuộc Khoa Dinh dưỡng và khoa học lâm sàng kể trên, khi trả lời email và gõ văn bản, nhân viên văn phòng nên kê máy vi tính lên cao vừa tầm làm việc đứng. Đứng 3 tiếng trong ngày sẽ tiêu hao được 144 calo, giảm được 3,6 kg mỡ/năm.
Một trong những bậc thầy về làm việc đứng là đại văn hào Mỹ, Ernest Hemingway. Ông thường sáng tác với một máy đánh chữ đặt trên một kệ bàn cao ngang ngực.
Trong một lá thư viết năm 1950, ông Hemingway chia sẻ: "Đi và viết sẽ mở rộng tầm mắt. Tôi thích đứng viết hơn ngồi". Đứng viết, ngoài cái lợi giúp khí huyết lưu thông còn giúp bạn suy nghĩ linh hoạt khi đi lại tự do, không phải mất công đứng lên ngồi xuống để tìm cảm hứng.
Phát biểu trên đài BBC, ông Buckley nhận xét con người ngồi quá nhiều trong một ngày và điều này trái với tự nhiên: " Đi làm ngồi 8 tiếng. Ra đường ngồi trên xe hơi hoặc phương tiện công cộng. Ban đêm ở nhà lại ngồi trước TV. Lối sống này làm cho hoạt động trao đổi chất dễ bị rối loạn và sinh bệnh".
Nghiên cứu mới nói trên của tiến sĩ Buckley và nhóm nghiên cứu trường đại học Chester nằm trong chường trình chống bệnh béo phì của ngành y tế Anh.
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây cảnh báo rằng, lối sống tĩnh tại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh béo phì. Tháng 3/2012, một nghiên cứu ở Úc cũng cảnh báo rằng ngồi quá nhiều làm gia tăng nguy cơ chết yểu, cho dù cho bạn tập thể dục thường xuyên.
Cụ thể, theo nghiên cứu nói trên, một ngày ngồi quá 11 tiếng sẽ làm tăng 40% nguy cơ đột tử trong vòng ba năm tới so với những người ngồi ít hơn bốn tiếng.
Tóm lại, theo tiến sĩ Buckley, chỉ cần thay đổi một chút tư thế làm việc ở cơ quan hoặc công ty, sẽ có lợi lâu dài cho sức khỏe của bạn.
T.NGHĨA (Theo Daily Mail)
3 nguyên nhân làm dân công sở... mệt Bận rộn với công việc cả ngày thường khiến dân văn phòng cảm thấy mệt mỏi. Nhưng có những lúc lượng công việc không nhiều, bạn vẫn cảm thấy uể oải? Mách bạn 3 nguyên nhân chính dưới đây có thể là thủ phạm của vấn đề này! Uống cà phê buổi sáng Nhiều người có thói quen uống trà hoặc cà phê...